Một Số M H Nh Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam


Thành phần tham gia, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình, các chủ hộ, thành viên khác chủ động tham gia chương trình với vai trò của người lãnh đạo như là một doanh nghiệp thực thụ và đảm nhận nhiều công việc cụ thể trong nhóm. Bên cạnh đó cần khuyến khích những người địa phương khác cùng tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch, phát triển các dịch vụ …

Nguyên tắc tham gia: được Hiệp hội soạn thảo dựa trên sự thảo luận k của những người tham gia, của doanh nghiệp du lịch, của chính quyền các cấp trên tinh thần xuyên suốt hệ thống, thống nhất cao, phải xuất phát từ tâm tư trách nhiệm của những người liên quan để bảo đảm phát triển bền vững. (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, 2008)

Như vậy, đối với các vùng ven biển đảo Việt Nam nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng thì các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng như trên sẽ là những bài học có giá trị thực tiễn và đóng góp kinh nghiệm quý giá cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển du lịch tham khảo ứng dụng.

1.3.2. Một số m h nh trong phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững, nhiều mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng đã được khuyến khích phát triển ở các địa phương, đặc biệt tại các trọng điểm du lịch, nơi hoạt động du lịch diễn ra sôi động với nhiều cơ hội cho cộng đồng.

Hình thức tham gia hoạt động du lịch phổ biến và chủ yếu nhất hiện nay của cộng đồng là cung cấp các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, các đặc sản địa phương cho khách du lịch. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy tại hầu hết các khu, điểm tham quan du lịch từ Sa Pa, Hạ Long, Đồ Sơn, Hương Sơn, Cửa Lò ... đến Huế, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu, ... Sự tham gia của cộng đồng ngày càng được mở rộng, thu hút được ngày một đông sự tham gia của cộng đồng, góp phần tăng cường sinh kế và cải thiện cuộc sống của người dân nơi diễn ra hoạt động du lịch.

Vận chuyển khách du lịch, đặc biệt bằng thuyền, ở nhiều điểm tham quan như Hạ Long, Tam Cốc - Bích Động, Hương Sơn, Bến Tre, ... cũng là một trong những


hình thức phổ biến và ngày càng phát triển hiện nay về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Loại hình du lịch lưu trú tại nhà dân (home-stay) đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sa Pa, Ba Bể, Vĩnh Long, ...

Trong định hướng phát triển du lịch của mình, nhiều địa phương như Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, ... đã có quy hoạch phát triển loại hình du lịch cộng đồng đầy triển vọng này không chỉ với mục đích có thêm một sản phẩm du lịch mới mà còn tạo cơ hội để cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du lịch.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 6

Nhiều tổ chức phi chính phủ, điển hình là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào n lực xoá đói giảm nghèo. Ví dụ điển hình đối với những mô hình này có thể thấy ở Sa Pa (Lao Cai), Hòn Mun (Khánh Hòa), A Lưới (Thừa Thiên - Huế), …

Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam

* Du lịch cộng đồng tại Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể)

Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm trong địa phận huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội. Ba Bể là một trong huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Năm 1988, Ban Quản lý VQG Ba Bể đã thành lập Phòng Du lịch với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch như xây dựng các tuyến đi bộ leo núi, các homestay ở các bản làng người dân tộc ở các bản Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002, khoảng 28.500 du khách trong đó có 8.500 khách du lịch nước ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này. Bản người Tày ở Pác Ngòi và bản người Dao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, mười trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ m nghệ. Khoảng hai mươi lăm người dân tộc


thiểu số làm hướng dẫn viên cho Vườn. Trong m i làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ như: nhóm hướng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trưởng của m i nhóm này sẽ phải làm việc với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn để trao đổi ý kiến.

Sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực VQG Ba Bể h trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn thiên nhiên và các bản sắc văn hóa. Bản thân các thành viên trong cộng đồng được hưởng lợi ích kinh tế lớn từ hoạt động du lịch, họ đã có ý thức chịu trách nhiệm về các chương trình vệ sinh môi trường cảnh quan, gìn giữ bản làng rất sạch sẽ và du lịch cộng đồng đã thực sự trở thành loại hình du lịch giữ vai trò chủ chốt và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

* Du lịch cộng đồng tại Lào Cai

Những năm gần đây huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chú trọng phát triển "du lịch cộng đồng", gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày ... Cũng từ hoạt động này, đời sống người dân từng bước nâng cao, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở hướng đông bắc của tỉnh Lào Cai, có hơn 52 nghìn dân, thuộc 14 dân tộc, trong đó người Mông, Dao, Phù Lá, La Chí... chiếm hơn 80% số dân, cư trú ở 236 thôn, bản của 21 xã, thị trấn. M i dân tộc, bản, làng nơi đây đều có những nét văn hóa riêng. Chính bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế đã tạo điều kiện để vùng đất này phát triển du lịch. Thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ-du lịch giai đoạn 2006- 2010, huyện Bắc Hà hướng trọng tâm hoạt động vào "du lịch cộng đồng". Trong giai đoạn này, Bắc Hà huy động hơn 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ-du lịch khu vực trung tâm huyện và các điểm du lịch vệ tinh là các làng, bản; xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng và tổ chức các chương trình lễ hội văn hóa du lịch hằng năm. Huyện cũng đầu tư phát triển và xây dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống ở xã Bản Phố và Tả


Van Chư, như nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ, dệt thổ cẩm dân tộc Mông; đầu tư hơn 10 tỷ đồng để mở và nâng cấp, đưa vào sử dụng hai tuyến đường du lịch: Bắc Hà-Na Hối-Bản Phố và Bắc Hà-Tả Chải-Bản Phố tới xã Bản Phố, xây dựng tuyến đường du lịch Tả Van Chư-Hang Rồng Nhù - Cồ Ván trị giá hơn năm tỷ đồng; hơn 800 triệu đồng xây dựng Làng văn hóa-du lịch đồng bào Mông xã Tả Van Chư. Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, một thôn có 82 hộ dân tộc Tày, 427 nhân khẩu hiện đang lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, điển hình là lễ hội Lồng tồng, nơi đây còn có Đền thờ quốc công Vũ Văn Mật - di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, tới nay, thôn Trung Đô đã có 35 hộ gia đình người Tày làm du lịch cộng đồng rất hiệu quả.

Các hộ gia đình làm nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi tại nhà, làm dịch vụ ẩm thực tại chợ văn hóa, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch. Điển hình là nghệ nhân Vàng Seo Pao (thôn Na Kim) đã truyền dạy cho thanh niên nam nữ những điệu múa, điệu trống, kèn, hát giao duyên, thành lập đội xòe chuyên biểu diễn phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương và phục vụ khách du lịch vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, đem lại thu nhập ổn định.

Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van … Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%. Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch.

* Du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế

"Nâng cấp" xích lô (XL) thành sản phẩm du lịch. Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đang h trợ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lại xích lô du lịch trên địa bàn theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm nâng xích lô du lịch thành một sản phẩm du lịch đậm bản sắc văn hoá Huế. Việc hình thành các tổ XL ban đầu là do một nhóm người thông qua quen biết tập hợp, hoạt


động theo từng địa bàn riêng. Các nhóm này hoạt động tự phát và độc lập, tự bảo vệ quyền lợi trong cạnh tranh với các tổ XL khác theo nguyên tắc XL ở địa bàn này không được dừng đón khách ở địa bàn khác.

Những năm qua, ngành du lịch đã phối hợp với UBND Thành phố Huế và các ngành liên quan nhiều lần tổ chức lại đội ngũ XL du lịch như: Mở các khoá tập huấn cho người lao động; thiết kế các mẫu XL du lịch mang đậm dấu ấn văn hoá Huế; cung cấp trang phục và vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch h trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp chất lượng XL theo mẫu thiết kế; bố trí bến bãi đậu xe. Đặc biệt năm 2004, Sở Du lịch phối hợp với Liên đoàn lao động Thành phố Huế thành lập Nghiệp đoàn Xích lô du lịch.

Năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng đề án "Tổ chức XL du lịch theo mô hình du lịch cộng đồng" để chấn chỉnh hoạt động của các tổ XL tự quản, tiến tới hình thành những tổ XL chuyên phục vụ khách du lịch.

* Du lịch cộng đồng tại Vĩnh Long

Hiện tỉnh Vĩnh Long có 20 điểm du lịch vườn theo mô hình du lịch cộng đồng cùng với mạng lưới 16 doanh nghiệp lữ hành, 39 khách sạn, 15 nhà nghỉ phục vụ đón khách du lịch. Sự phát triển của những điểm tham quan kiểu này là tiềm năng lớn để Vĩnh Long có thể phát triển mạnh mẽ du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng được hiểu như là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của nó gắn liền với cộng đồng dân cư. Mục đích là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, trong cụm dân cư được tham gia hoạt động du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Khách du lịch cộng đồng được sống với thiên nhiên, cảm nhận sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên, nhận thức sâu sắc về những giá trị nhân văn của văn hóa truyền thống vùng, miền ... Phát triển du lịch cộng đồng là sự phát triển bền vững nếu đừng bao giờ phá vỡ những giá trị nguyên sơ đó và khi đó nó cũng chính là thế mạnh của du lịch vùng miệt vườn sông nước. (Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, 2007)


1.3. . Bài học kinh nghiệm rút ra từ các m h nh phát triển du lịch cộng đồng tại các nước Asian và Việt Nam

Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch nói chung và đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng nói riêng như một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm du lịch, một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình phát triển DLCĐ tại các nước Asian và Việt Nam bao gồm:

Tiếp tục xây dựng những mô hình du lịch cộng đồng và cơ chế cụ thể phù hợp với đặc thù KT-XH và tập quán sinh hoạt của cộng đồng trên các vùng địa lý khác nhau nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển du lịch cộng đồng; cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như h trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, h trợ đào tạo k năng nghề du lịch, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, ...

Chính quyền địa phương các cấp phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức để đại diện cộng đồng nơi đã và đang dự kiến phát triển du lịch cộng đồng được tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại những nơi có du lịch cộng đồng phát triển.

Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đến cộng đồng; tổ chức thường xuyên các hoạt động cụ thể trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được h trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí từ thu nhập du lịch của khu, điểm du lịch trên lãnh thổ đó.

Nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là các nhà quản lý, hoạch định chính sách nhằm có được những chính sách phù hợp khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng. Hệ thống chính sách này không chỉ xác định rõ vai trò của nhà nước trong việc h trợ quy hoạch du lịch, phát hạ tầng du lịch, hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng mà còn tạo động lực gắn kết cộng đồng với doanh nghiệp du lịch; nâng cao năng lực của cộng đồng không


chỉ đối với việc tham gia mà còn chủ động tổ chức quản lý cung cấp các dịch vụ du lịch.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của du lịch và trách nhiệm cộng đồng khi tham gia hoặc tự tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch; bảo vệ môi trường và các giá trị tự nhiên để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trường và tự nhiên do chính họ bảo vệ. Trước hết nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng.

Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tại những nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với những ý kiến tham gia của cộng đồng trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để có được cuộc sống tốt hơn và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên thay vì khai thác tự nhiên như trước đây cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.

Sản phẩm của du lịch cộng đồng, dù là vật thể hay phi vật thể cần luôn được chú trọng tính khác biệt, cần đề cao những câu chuyện đằng sau sản phẩm và cần tryền thông về các giá trị của sản phẩm đến với khách. Việc phát triển DLCĐ cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành từ Trung Ương đến địa phương nhằm hoàn thiện các chính sách, cơ chế và hạ tầng k thuật, cơ sở vật chất.

Về công tác quản lý cần vận dụng có hiệu quả thông qua sự phối hợp của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng tham gia chia sẽ lợi ích (Win - Win model). Trong đó cộng đồng địa phương là nhân tố cơ bản tham gia với


nhiều vai trò, từ việc xây dựng thể chế phù hợp với địa phương, giám sát thực hiện đến việc phân chia lợi nhuận hướng đến mục tiêu bảo tồn các giá trị cảnh quan, nhân văn và môi trường cho sự phát triển bền vững.

Vấn đề về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn cần phải được quan tâm hàng đầu với những chiến lược phù hợp nhằm tạo cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát huy văn hóa bản địa.

Kinh nghiệm của các quốc gia như Indonesia, Malaysia là hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế như: UNWTO, WTTC, UNDP, PATA, WWF, IUCN thông qua các dự án hợp tác tài trợ quốc tế để chuyển giao những kinh nghiệm về tổ chức quản lý cũng như việc áp dụng các mô hình cho phát triển du lịch tại địa phương.

Những vấn đề về quy hoạch phát triển luôn cần được chú trọng và lồng ghép với quy hoạch tổng thể chung của quốc gia với tầm nhìn dài hạn để tránh sự chồng chéo và thiếu nhất quán ở các cấp quản lý địa phương.

Cuối cùng là cần hạn chế ở mức thấp nhất những mâu thuẫn cục bộ giữa các thành phần tham gia trong hoạch định chính sách phát triển và chú trọng việc đẩy mạnh công tác quảng bá, mạnh dạn đầu tư xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm ở trong và ngoài nước.

Tóm lại, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng hiện là một phương thức phát triển du lịch mang tính thời đại khi mà các nguồn lợi từ tự nhiên và nền văn hoá bản địa đang dần bị biến đổi. Việc phát triển loại hình du lịch với sự đề cao lợi ích cho cộng đồng đã tranh thủ sự h trợ, tham gia của các bên nhất là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ sẽ giúp xoá đói giảm nghèo tại các cộng đồng khó khăn, là chất xúc tác cho phát triển bền vững. (Chu Đức Tùng, 2016)

1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước

Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang được nhiều du khách và các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch quan tâm. Các công trình nghiên cứu về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022