Báo Cáo Nguồn Vốn Ngân Sách Cấp Cho Hoạt Động Bảo Tồn Biển Giai Đoạn 2006 - 2010 (Đvt: Đồng)


- Chi lương cho cán bộ và hoạt động thường xuyên.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị.

- Chi phí hoạt động tuần tra kiểm soát và duy tu bảo dưỡng định kỳ.

- Chi phí phục vụ hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

- Chi phí h trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân trong vùng.

- Chi phí phục vụ quan trắc định kỳ.

- Chi các hoạt động khắc phục và phòng ngừa sự ô nhiễm môi trường.

Cách dự toán và sử dụng kinh phí: Hàng năm, vào giữa quý III căn cứ theo kế hoạch hoạt động của đơn vị, BQL sẽ lập dự toán đăng ký kinh phí gửi Sở NN& PTNT để tổng hợp vào kinh phí chung của ngành cho năm sau. Trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp BQL KBTB lập kế hoạch chi, phân kỳ sử dụng và thanh quyết toán theo luật ngân sách.


Bảng 2.1: Báo cáo nguồn vốn ngân sách cấp cho hoạt động bảo tồn biển giai đoạn 2006 - 2010 (ĐVT: đồng)



Stt


Thời gian

Ngân sách cấp chi lương và chi công

việc

Ngân sách cấp chi chương trình sự

nghiệp


Tổng số

1

Năm 2006

-

-

-

2

Năm 2007

430.685.000


430.685.000

3

Năm 2008

243.000.000


243.000.000

4

Năm 2009

266.670.000


266.670.000

5

Năm 2010

370.453.791


370.453.791

TỔNG CỘNG

1.310.808.791

-

1.310.808.791

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 9

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Khu bảo tồn biển, 2011


Bảng 2.2: Báo cáo nguồn vốn ngân sách cấp cho hoạt động bảo tồn biển giai đoạn 2011 - 2015 (ĐVT: đồng)


Stt


Thời gian

Ngân sách cấp chi lương và chi công

việc

Ngân sách cấp chi chương trình sự

nghiệp


Tổng số

1

Năm 2011

479.318.000

114.600.000

593.918.000

2

Năm 2012

618.426.493

285.000.000

903.426.493

3

Năm 2013

680.167.000

435.583.000

1.115.750.000

4

Năm 2014

725.032.622

732.000.000

1.457.032.622

5

Năm 2015

665.552.630

1.191.000.000

1.856.552.630

TỔNG CỘNG

3.168.496.745

2.758.183.000

5.926.679.745

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Khu bảo tồn biển, 2016

2. Nguồn thu từ việc thu phí tham quan Khu bảo tồn biển

Nguồn thu từ việc thu phí tham quan KBTB Phú Quốc là một trong những nguồn thu chính của Ban quản lý.

3. Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp khai thác du lịch sinh thái

Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp du lịch bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư dự án trong khu bảo tồn biển và các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực bảo tồn biển.

Đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp đầu tư dự án du lịch trong KBTB, BQL sẽ chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở ngành liên quan xây dựng các tiêu chí trình các cấp thẩm quyền và UBND tỉnh ban hành các điều kiện đầu tư vào khu bảo tồn biển.

- Các tiêu chí bao gồm: điều kiện đáp ứng về năng lực tài chính và chuyên môn; xây dựng cơ bản; môi trường (chất thải); đóng góp nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn; cùng tham gia phát triển sinh kế cộng đồng (đào tạo lao động, mở các lớp tập huấn nghề dịch vụ du lịch cho ngư dân trong khu bảo tồn).

- Hàng năm, BQL sẽ lập kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp này trong các hoạt động bảo tồn kết hợp với hoạt động du lịch bền vững trong KBTB.


Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong KBTB Phú Quốc phải thực hiện đúng theo qui chế quản lý KBTB, có trách nhiệm trong việc thực hiện việc nộp phí tham quan KBTB, tham gia h trợ, đóng góp tài chính trong việc thả phao neo, bảo dưỡng duy trì hệ thống phao và quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô, cỏ biển trong KBTB. Đồng thời phối hợp với BQL trong việc tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch (ví dụ: bơi lặn, bán hàng lưu niệm, nhà hàng …).

4. Nguồn kinh phí từ các tổ chức, đơn vị

Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp và từ các doanh nghiệp du lịch thì BQL cũng tranh thủ lập dự án, kế hoạch hoạt động để xin các nguồn tài trợ, h trợ của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như:

- Các tổ chức trong nước: Hiệp hội du lịch tỉnh Kiên Giang, Liên hiệp hội hữu nghị Kiên Giang, Hội bảo vệ tài nguyên và môi trường Kiên Giang

- Các sở ban ngành trong tỉnh: Sở Tài nguyên Môi trường (nguồn kinh phí sự nghiệp về môi trường; qu bảo vệ thiên nhiên và môi trường), Sở Du lịch, Sở Khoa học Công nghệ (Ngân sách sự nghiệp khoa học), Sở NN&PTNT (ngân sách khuyến nông, khuyến ngư), Ngân hàng chính sách, xã hội (cho vay vốn chuyển đổi nghề…).

5. Nguồn kinh phí từ lợi nhuận nuôi bảo tồn hệ sinh thái nhân tạo và lợi nhuận từ du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn biển của đối tác cùng quản lý.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Khu bảo tồn biển Phú Quốc

2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng Khu bảo tồn biển Phú Quốc

2.2.1.1. Lợi thế về nguồn tài nguyên biển và giá trị đa dạng sinh học

Tài nguyên biển của vùng biển Phú Quốc là một trong những ngư trường khai thác quan trọng nhất Việt Nam. Hàng năm vùng biển Phú Quốc cung cấp nguồn tài nguyên phong phú phục vụ đời sống người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH của huyện đảo Phú Quốc nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung.

Bên cạnh các giá trị đa dạng sinh học, vùng biển Phú Quốc còn chứa đựng trong


nó nhiều ý nghĩa quan trọng khác như giá trị cảnh quan, giá trị xuyên biên giới. Du lịch cũng đang phát triển rất mạnh tại Phú Quốc thông qua hệ thống hạ tầng k thuật trên đảo đang được quan tâm và đẩy mạnh đầu tư, số lượng khách du lịch đến tham quan đảo hàng năm đều tăng dần: trong năm du lịch quốc gia 2016 đảo Phú Quốc đón hơn 1,45 triệu lượt khách du lịch, vượt 20,8% kế hoạch, tăng gần 63% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế 201.132 lượt người, tăng 38,5%. Tổng doanh thu từ du lịch hơn 8.920 tỷ đồng, tăng 32,4% so năm 2015. Phát triển du lịch đã được Chính phủ xác định là một ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển đảo Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước và khu vực.

KBTB Phú Quốc có tính đa dạng sinh học cao. Nhiều loại sinh cảnh quan trọng đã được xác định tại đây như rạn san hô, thảm cỏ biển, các rạn đá ngầm nằm dưới biển, bãi cát, rừng phòng hộ. Ngoài ra trên đảo lớn Phú Quốc còn có Vườn Quốc gia, các khu suối, bãi biển đẹp, nhà tù Phú Quốc và danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác như Dinh Cậu, mũi Ông đội. KBTB Phú Quốc còn có là nơi sinh cư cho nhiều loài sinh vật quan trọng như bò biển, rùa biển, cá ngựa, ghẹ, ốc nhảy và các loài cá rạn.

2.2.1.2. Lợi thế bởi các thể chế, chính sách đã được ban hành

KBTB Phú Quốc được thành lập và đi vào hoạt động quản lý trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi bởi một số thể chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo tồn biển biển đã được Chính phủ và các cấp có thẩm quyền ban hành, áp dụng. Có thể nêu ra một số văn bản pháp luật chủ yếu đó là:

- Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2012) phê duyệt “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.

- Quyết định số 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2013) phê duyệt “Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2014) phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2010) phê duyệt “Quy


hoạch hệ thống KBT biển Việt Nam đến năm 2020”.


- Quyết định số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2010) phê duyệt điều chỉnh “Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030”.

- Quyết định số 1255/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2011) phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020”.

- Quyết định số 441/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang (2012) phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Điều 1 của Quyết định này nêu rỏ rằng ưu tiên phát triển bền vững kinh tế, xã hội của đảo Phú Quốc và đảm bảo duy trì cảnh quan cũng như môi trường.

- Quy chế quản lý các Ban bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (ban hành kèm theo Nghị định 57/2008/NĐ-CP ra ngày 02/05/2008)

- Quyết định số 1297/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy chế quản lý Ban bảo tồn biển Phú Quốc.

Đây là những văn quản pháp luật quan trọng và là những công cụ pháp lý cần thiết để đảm bảo cho việc thực thi công tác quản lý Ban bảo tồn biển Phú Quốc đạt hiệu quả và góp phần phát triển bền vững.

2.2.1. . Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước

Từ năm 2002 đến nay, trong lĩnh vục bảo tồn biển, bảo vệ tài nguyên môi trường liên quan đến vùng biển Phú Quốc - Kiên Giang đã được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và tài trợ triển khai nhiều dự án nhỏ cho Phú Quốc. Một số tổ chức quốc tế có liên quan có thể kể đến đó là: DANIDA, WWF - Chương trình biển Đông Dương, IUCN, UNEP … Bên cạnh đó, một số dự án cấp quốc gia liên quan đến lĩnh vực bảo tồn biển, bảo vệ môi trường đã và đang triển khai tại Phú Quốc như: Dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái Lan” của UNEP/GEF, Dự án “Điểm trình diễn san hô, cỏ biển tại Phú Quốc” của UNEP, Dự án “Xây dựng Khu bảo tồn nguồn giống thủy sản” được thực hiện bởi tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kam Pốt của Campuchia.

Ban bảo tồn biển Phú Quốc hiện nay là thành viên của mạng lưới các Ban bảo


tồn biển Việt Nam. Các hoạt động quản lý về bảo tồn biển hiện nay của Ban quản lý Ban bảo tồn biển Phú Quốc nhận được sự h trợ rất lớn về k thuật và tài chính của Qu h trợ phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) thông qua sự điều phối của Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các Ban bảo tồn biển (LMPA).

2.2.1.4. Sự ủng hộ của chính quyền và cộng đồng địa phương

Về phía địa phương, KBTB Phú Quốc luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Sở NN& PTNT, Chi cục Thủy Sản; sự phối hợp, hổ trợ tích cực của các bên liên quan cấp tỉnh, huyện trong hoạt động quản lý cũng như sự hợp tác tích cực của chính quyền địa phương 03 xã trong Ban bảo tồn biển là: UBND xã Hòn Thơm, UBND xã Bãi Thơm, UBND xã Hàm Ninh. Đặc biệt Ban bảo tồn biển Phú Quốc đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương thông qua UBND các xã. Đây là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển khu BTB Phú Quốc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình quản lý KBTB. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ban quản lý Khu BTB Phú Quốc đã thực hiện nhiều cuộc điều tra, khảo sát, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư ở các xã trong Khu BTB. Kết quả đều cho thấy phần lớn người dân ủng hộ việc thành lập Khu BTB, có một sự đồng thuận rất cao của người dân trong việc triển khai các hoạt động, cộng đồng cùng tham gia vào công tác quản lý bảo tồn biển, phát triển du lịch cộng đồng thông qua các Đội tình nguyện, các Tổ tự quản cộng đồng đã được thành lập.

Tóm lại, KBTB Phú Quốc có lợi thế rất lớn cho phát triển du lịch cộng đồng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo như: HST rạn san hô, thảm cỏ biền, các rạn đá ngầm nằm dưới biển, bãi cát, rừng phòng hộ và KBTB Phú Quốc còn có là nơi sinh cư cho nhiều loài sinh vật quan trọng như bò biển, rùa biển, cá ngựa, ghẹ, ốc nhảy và các loài cá rạn … cùng với điều kiện ưu đãi về khí hậu, những bờ cát trắng, vùng nước biển trong xanh tuyệt đẹp tạo nên những giá trị riêng biệt có sức hấp dẫn cao cho phát triển du lịch. Hiện nay, Phú Quốc đang đặt trọng tâm cho phát triển du lịch sinh thái biển song việc tổ chức khai thác tài nguyên còn mang tính tự


phát, manh mún và bất cập. Như vậy, một chính sách phát triển du lịch hợp lý với các loại hình du lịch mang tính bền vững cao như du lịch cộng đồng sẽ giúp Phú Quốc cải thiện môi trường, khai thác tốt nhất những giá trị tài nguyên hiện có, nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng các tiêu chí cho một sự phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

2.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc

2.2.2.1. Về c ng tác quản lý nhà nước

Ban quản lý KBTB Phú Quốc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi Cục Thủy sản, tham mưu giúp Chi cục trưởng Chi Cục Thủy sản thực hiện chức năng h trợ, phục vụ công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức khai thác các giá trị tài nguyên và môi trường biển trong khu bảo tồn biển theo đúng quy định pháp luật.

Cùng trên mặt nước ngành thuỷ sản lại sử dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, ngành giao thông sử dụng để phát triển giao thông thuỷ, ngành du lịch khai thác kinh doanh cho hoạt động du lịch, kể cả tắm, bơi thuyền, thể thao trên nước cho đến tham quan du lịch... Tình trạng này đã và đạng xảy ra, cho dù tình trạng chưa quá mâu thuẫn tại vùng nước quanh đảo Phú Quốc.

Tình trạng chồng chéo trong quản lý trên đã dẫn đến những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác sử dụng giữa các chủ thể quản lý.

Bảng 2.3: Hiện trạng quản lý một số loại tài nguyên du lịch chính Kiên Giang



Loại tài nguyên

Chủ thể quản lý

Du

lịch

NN PT

NT

Văn

hoá

Công

nghiệp

Địa

phương

Quân

đội

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vườn quốc gia


Ø




Suối, hồ, đầm phá




Ø


Bãi tắm

Ø




Ø

Hang động



Ø

Ø

Ø

Cảnh quan





Ø

Đảo, quần đảo





Ø

Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử




Ø

Ø



Di tích chiến tranh




Ø

Ø

Lễ hội



Ø



Làng nghề




Ø


Miệt vườn


Ø




Hệ thống bảo tàng




Ø

Ø

Chú thích: = cấp quản lý chính; Ø = cấp quản lý phụ

Nguồn: Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Viện Du lịch bền vững Việt Nam, 2014

2.2.2.2. Về hoạt động kinh doanh du lịch

Theo thống kê chưa đầy đủ của KBTB Phú Quốc thì trong số lượng khách du lịch đến tham quan du lịch ở KBTB chiếm khoảng 30% tổng số khách du lịch đến Phú Quốc hàng năm.

Thực hiện theo Quyết định 20 của UBND tỉnh Kiên Giang, vào ngày 10/01/2011, BQL đã chính thức thu phí tham quan KBTB rạn san hô ở Nam đảo với điểm thu phí đặt tại trạm kiểm soát biên phòng cảng An Thới và thị trấn Dương Đông với giá vé: 5.000 đồng/người. Số lượng khách hàng năm trung bình khoảng

80.000 người. Ngoài lực lượng h trợ trong công tác thu phí là các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng, BQL đã thành lập 01 Tổ quản lý thu phí của đơn vị để việc thực hiện thu, nộp và quản lý nguồn phí thu đảm bảo đúng quy định Nhà nước, ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cho khách tham quan thông qua vé tham quan.

Mặc dù, việc thu phí tham quan KBTB Phú Quốc đã được triển khai nên BQL đã có nguồn tài chính nhưng chưa ổn định để phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn biển vì việc thu phí còn chưa liên tục và còn nhiều trường hợp gian lận gây thất thu phí tham quan bảo tồn biển, cụ thể: Ban quản lý KBTB Phú Quốc phối hợp với lực lượng biên phòng thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế quản lý trong KBTB Phú Quốc ở vùng lõi san hô, cỏ biển, kiểm soát thu phí tham quan được 19 chuyến năm 2014 và 04 chuyến năm 2015.

Kết quả thu phí được rất thấp, do các nguyên nhân sau:

+ Phạm vi được thu phí hẹp (chỉ giới hạn trong vùng lõi và vùng đệm san hô, cỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022