Doanh Thu Từ Hoạt Động Du Lịch Giai Đoạn 2005 – 2014


3.2.1.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch gồm các khoản thu từ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, bán hàng lưu niệm, và các dịch vụ khác của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch... Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Tiền Giang năm 2010, khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 45 – 50USD/ngày, khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 10 – 12USD/ngày [25, tr.40].

Số liệu (Bảng 3.2) thể hiện, hàng năm đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế khá cao: năm 2005, doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch đạt 78,676 triệu đồng, đến năm 2006 là 84,662 triệu đồng (tăng 7.61% so với năm 2005). Kể từ năm 2007, doanh thu tăng mạnh là do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất du lịch, nâng cấp các điểm đến du lịch, tăng chi phí quảng bá, xúc tiến du lịch… nhằm tạo dựng hình ảnh du lịch Tiền Giang mới lạ, thu hút nhiều khách du lịch hơn. Mức tăng doanh thu năm 2007 đã khởi sự cho sự tăng trưởng doanh thu trong những năm tiếp theo, đặc biệt là trong năm 2014, doanh thu du lịch đã tăng 32.52% so với năm 2013.

Bảng 3.2: Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2005 – 2014

Đvt: 1,000,000 VNĐ


Năm

Doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch

Tổng doanh thu

% tăng/giảm so với năm trước

Khách sạn

Lữ hành

Ăn uống

Vận chuyển

Khác

2005

7,618

21,430

45,328

300

4,000

78,676

-

2006

9,473

21,700

48,666

418

4,405

84,662

7.61

2007

10,480

26,444

53,615

672

40,826

132,037

55.96

2008

15,798

26,868

55,926

860

44,743

144,195

9.21

2009

24,065

32,806

85,692

998

41,404

184,965

28.27

2010

26,472

36,087

94,261

1,098

45,544

211,092

14.13

2011

36,524

40,854

110,508

3,257

46,021

237,164

12.35

2012

40,543

105,626

85,213

1,450

45,769

278,601

17.47

2013

46,215

125,506

106,369

2,145

46,895

327,130

17.42

2014

63,708

134,115

169,054

10,511

56,121

433,509

32.52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 13

(Nguồn: Sở VHTT&DL Tiền Giang, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Doanh thu từ ngành du lịch Tiền Giang tăng mạnh trong những năm gần đây là do các cấp lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã quan tâm nhiều đến việc đầu tư và phát


triển cho du lịch tỉnh nhà thông qua các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch… Đây là thời điểm mà các hoạt động du lịch thường xuyên được tổ chức, quảng bá và xúc tiến cho du lịch Tiền Giang phát triển (như lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2010 diễn ra từ 19/04 đến 24/04, quy tụ 700 gian hàng trưng bày đã thu hút trên 1.5 triệu lượt khách tham quan). Trong năm 2012, Tiền Giang đã tổ chức nhiều sự kiện: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang phối hợp với cơ quan đại diện Bộ VHTT&DL tổ chức Tuần lễ “Môi trường văn hóa – Du lịch năm 2012” (diễn ra từ 14 – 19/05/2012); Tiếp đến, từ ngày 5 – 9/12/2012, Tiền Giang đã tổ chức Hội chợ Triển lãm rau quả và Thương mại ĐBSCL (một hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – MDEC Tiền Giang 2012)… đã thu hút khá đông khách du lịch.

3.2.1.3. Hoạt động lưu trú tại tỉnh Tiền Giang

1) Số khách lưu trú

Lượng khách lưu trú tại Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 (Bảng 3.3) tăng bình quân 28.62%, trong đó số lượng khách lưu trú quốc tế tăng bình quân 11.35%, lượng khách lưu trú nội địa tăng 29.77%. Nguyên nhân số lượng khách lưu trú tăng là do hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại Tiền Giang đã được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bảng 3.3: Tổng hợp số khách lưu trú giai đoạn 2005 – 2014



Năm

Tổng số khách lưu trú (lượt khách)

Khách nội địa (lượt

khách)

Thời gian lưu trú khách nội địa (lần)

Khách quốc tế (lượt

khách)

Thời gian lưu trú khách quốc tế (lần)

2005

67,451

61,245

1.3

6,206

1.7

2006

92,028

83,946

1.4

8,082

1.8

2007

98,816

88,063

1.3

10,753

1.8

2008

795,779

166,793

1.5

9,731

1.8

2009

308,077

284,342

1.5

23,735

1.9

2010

388,885

312,776

1.7

26,109

2.0

2011

343,918

313,020

1.7

30,898

2.1

2012

392,772

379,601

1.8

13,171

2.2

2013

416,161

401,460

1.9

14,701

2.3

2014

800,950

783,988

2.0

16,962

2.5

(Nguồn: Sở VHTT&DL Tiền Giang, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).


Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không ngừng thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm bằng các chương trình tour độc đáo, mới lạ, mua sắm về đêm (chợ đêm Mỹ Tho, và chợ đêm phường 8), tour bắt đom đóm… Điều này cho thấy ngành kinh doanh du lịch tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển, từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

2) Thời gian lưu trú bình quân


Thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch được tính bằng công thức TLL = NK/K [8, tr.272].

Trong đó TLL = Thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch NK = Tổng ngày khách

K = Tổng lượt khách


Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Tiền Giang tăng không đáng kể (Bảng 3.3): Năm 2005, thời gian lưu trú khách nội địa là 1.3 lần, đến năm 2010 là 1.7 lần (tăng 30.8% so với năm 2005), năm 2013 tăng lên 1.9 lần (tăng 11.8% so với năm 2010), năm 2014 là 2.0 lần (tăng 5.3% so với năm 2013). Tỷ lệ tăng thời gian lưu trú khách quốc tế tăng cũng không cao: Năm 2005, thời gian lưu trú khách quốc tế là 1.7 lần, đến năm 2010 là 2.0 lần (tăng 17.6% so với năm 2005), năm 2013 tăng lên 2.3 (tăng 15.0% so với năm 2010), năm 2014 là 2.5 lần (tăng 8.7% so với năm 2013). Đối với ngành du lịch, số ngày lưu trú có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch: tăng doanh thu và tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển như nhà hàng, shopping, các dịch vụ vui chơi giải trí.

3) Cơ sở lưu trú và ăn uống


(a) Cơ sở lưu trú


Khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng gia tăng, đã thúc đẩy sự tăng trưởng đáng kể các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2005, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chỉ có 25 khách sạn/ nhà nghỉ du lịch với số lượng buồng là 385


buồng, công suất cho thuê đạt 55%. Đến năm 2009, số lượng khách sạn/ nhà nghỉ du lịch tại Tiền Giang đã tăng lên đến 113 khách sạn/ nhà nghỉ du lịch với 1,912 buồng (2,302 giường), và đến năm 2014, Tiền Giang có 192 khách sạn/ nhà nghỉ du lịch, với 3,414 buồng (3,881 giường). Đa số các khách sạn đều tập trung tại thành phố Mỹ Tho, một số ít nằm rải rác tại các huyện, thị trong tỉnh.

Bảng 3.4: Tổng hợp cơ sở lưu trú giai đoạn 2005 – 2014


Hạng mục

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Số lượng cơ sở lưu trú

25

27

61

85

113

142

160

160

192

192

Số buồng

385

432

1,006

1,445

1,912

2,251

2,786

2,786

3,414

3,414

Số giường

462

520

1,212

1,739

2,302

2,721

3,179

3,179

3,881

3,881

Cơ sở lưu trú theo loại hình

Khách sạn, NNDL2

23

24

58

83

110

139

157

157

188

188

Nhà khách

2

3

3

3

3

3

3

3

4

4

Khu du lịch

2

3

3

3

3

3

3

3

4

4

Cơ sở lưu trú theo hạng

Chưa xếp hạng

10

10

25

32

48

48

98

98

110

110

Đủ tiêu chuẩn

13

15

34

49

61

89

22

22

22

22

1 sao

2

2

2

3

4

6

37

37

55

55

2 sao

-

-

-

2

2

3

3

3

5

5

Công suất buồng (%)

55.0

62.1

58.3

60.1

52.8

61.1

-

-

-

-

(Nguồn: Sở VHTT&DL Tiền Giang, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Số liệu Bảng 3.4 cho thấy, hiệu suất khai thác của các khách sạn trên địa bàn Tiền Giang còn thấp. Theo số liệu điều tra của Sở VHTT&DL Tiền Giang, năm 1995, công suất buồng cho thuê bình quân là 55% (cao nhất 70%, thấp nhất 6%); năm 2006, công suất buồng cho thuê là 62.10% (cao nhất 88%, thấp nhất 15.8%); năm 2009, công suất buồng cho thuê là 52.83% (cao nhất 98%, thấp nhất 25%) [25, tr.14-15]. Do công suất buồng cho thuê thấp, chi phí cao, nên các khách sạn không phục ăn uống tại chỗ nên hiệu quả kinh doanh khách sạn tại Tiền Giang rất thấp.

(b) Cơ sở ăn uống


Tại Tiền Giang, có rất nhiều nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế như: Nhà hàng Trung Lương, Nhà hàng Sông Tiền, Nhà hàng Thới Sơn



2 NNDL: Nhà nghỉ du lịch


(thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang), Nhà hàng Chương Dương (thuộc Công ty TNHH Du lịch Chương Dương), Nhà hàng Bách Tùng Viên, Nhà hàng Ngọc Gia Trang, Nhà hàng Làng Việt, Nhà hàng Phương Nam, Trạm dừng chân Mê kông Restop [2, tr.71-73] … với đội ngũ nhân viên phục vụ lành nghề, đã học qua các lớp nghiệp vụ phục vụ bàn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Bên cạnh đó, các nhà hàng trên không ngừng chế biến và cải tiến nhiều món ăn đặc trưng vùng sông nước Nam bộ, đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến tham quan, du lịch tại Tiền Giang.

3.2.2. Nhận xét đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014

Thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 cho thấy, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang còn kém, doanh thu du lịch của Tiền Giang chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch, số lượt du khách lưu trú đến Tiền Giang tuy có tăng theo từng năm, tuy nhiên, tỷ trọng này tăng không cao, đặc biệt là du khách quốc tế (tốc độ tăng bình quân khách lưu trú nội địa là 29.77%, khách quốc tế là 11.35%). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập du lịch của Tiền Giang kém. Từ thực trạng trên có thể đánh giá một cách khái quát năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến Tiền Giang như sau:

- Về số lượt khách du lịch: Số lượt khách du lịch đến Tiền Giang tuy có tăng theo từng giai đoạn (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 – 2014 là 12.52%), nhưng tỷ trọng này tăng không cao, cho thấy điểm đến du lịch Tiền Giang chưa thực sự thu hút du khách, ngành du lịch Tiền Giang chưa chú trọng đầu tư đầu tư vốn nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du lịch; Chưa ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch homestay đang được du khách quốc tế ưa chuộng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang chưa thực sự liên kết với nhau, vẫn còn tồn tại vấn đề hạ giá thành sản phẩm/ dịch vụ du lịch, dẫn đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng


cho du khách. Đây là nguyên nhân làm mất uy tín, làm xấu đi hình ảnh của điểm đến trong lòng du khách.

Theo kết quả khảo sát của Sở VHTT&DL Tiền Giang năm 2010, mục đích khách du lịch đến tham quan/ du lịch tại Tiền Giang là do cảnh quan của điểm đến hấp dẫn (57.94%), môi trường điểm đến (sinh thái) sạch sẽ (32.94%), kiến trúc của điểm đến (2.38%), các lý do khác (1.98%) [25, tr. 22]. Số liệu Hình 3.1 cho thấy, số du khách quay trở lại du lịch Tiền Giang không nhiều, đặc biệt là lần thứ ba: Tỷ lệ du khách quốc tế lần đầu đến Tiền Giang là 74.49%, khách nội địa là 70.71%. Tỷ trọng này giảm dần ở lần đến thứ hai và thứ ba, lần lượt là: 23.34% khách quốc tế, 22.22% khách nội địa ở lần đến thứ hai, và 2.04% (du khách quốc tế), 7.01% (du khách nội địa) ở lần đến thứ ba.


Tỷ trọng số lần khách du lịch đến Tiền Giang năm 2010

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

74.49%

70.71%

Khách quốc tế

23.34% 22.22%

Khách Việt Nam

7.01%

2.04%

Đến lần thứ nhất Đến lần thứ hai Đến lần thứ ba


Hình 3.1. Tỷ trọng số khách du lịch quay trở lại Tiền Giang năm 2010


(Nguồn: Đề án Phát triển Du lịch Tiền Giang, giai đoạn 2010 – 2020 , tr. 21-22)


Kết quả khảo sát của Sở VHTT&DL Tiền Giang về mục đích chuyến viếng thăm của du khách chỉ dừng lại ở 4 yếu tố, trong đó xác định, khách du lịch đến tham quan/ du lịch tại Tiền Giang chủ yếu là nhờ vào yếu tố cảnh quan và yếu tố môi trường sinh thái. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tạo nên sức thu hút du khách ở điểm đến mà ngành du lịch Tiền Giang chưa xét đến. Đó là, khí hậu, vị trí địa lý, di tích lịch sử, văn hóa... Do vậy, nguyên nhân cốt lõi làm cho tỷ trọng du khách quốc


tế và nội địa quay trở lại Tiền Giang giảm là do điểm đến du lịch Tiền Giang chưa chú trọng khai thác các nguồn lực cốt lõi (các nguồn lực kế thừa, các nguồn lực tạo ra), các nguồn lực hỗ trợ ở điểm đến du lịch của mình: sức hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch ở điểm đến, hình ảnh đặc trưng của điểm đến (sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ, sự nhận biết về điểm đến...), các nguồn lực hỗ trợ (lòng mến khách, đạo đức của các doanh nghiệp...)... Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến Tiền Giang, Tiền Giang cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng các nguồn lực nêu trên nhằm thu hút nhiều hơn số lượt du khách đến Tiền Giang trong những giai đoạn tiếp theo.

- Về doanh thu du lịch: Doanh thu của ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang tăng trưởng khá cao kể từ năm 2009: giai đoạn 2005 – 2014, doanh thu ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang tăng bình quân 21.66%, trong đó mức tăng trưởng mạnh nhất là năm 2007, tăng 55.96% so với năm 2006, kế tiếp là năm 2014, tăng 32.52% so với năm 2013. Mức tăng trưởng doanh thu tuy cao, nhưng kết quả điều tra năm 2010 của Sở VHTT&DL Tiền Giang cho thấy, mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Tiền Giang bình quân 45 – 50 USD/ngày, khách du lịch nội địa là 10 – 12 USD/ngày. Tuy nhiên, trong năm 2014, nếu lấy tổng doanh thu chia cho tổng số lượt khách du lịch của năm 2014, thì mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch tại Tiền Giang ước khoảng 276,000VNĐ, cho thấy đây là mức chi tiêu khá thấp của du khách tại Tiền Giang. Nguyên nhân, như đã nêu trên, một số doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch, dẫn đến các doanh nghiệp du lịch có uy tín bắt buộc phải hạ giá để giữ chân khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Tiền Giang tuy đã có chủ trương xây dựng 2 khu chợ đêm nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước, tuy nhiên, những khu chợ này chỉ trưng bày và bán những sản vật của địa phương khác như Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, TP.HCM... trong khi các sản vật của Tiền Giang rất ít được bày bán ở 2 chợ đêm này. Hơn nữa, chính quyền địa phương, Sở VHTT&DL tỉnh chưa có chính sách quy hoạch, quản lý các khu mua sắm tại các khu du lịch, đặc biệt là ở Khu Du lịch Thới Sơn, dẫn đến tình trạng người dân địa phương xây dựng


các gian hàng tự phát, bày bán những sản phẩm kém chất lượng, móc nối với một số hướng dẫn viên địa phương chèn ép du khách mua sản phẩm kém chất lượng với giá đắt gấp nhiều lần so với giá thị trường (ví dụ bán các sản phẩm sữa ong chúa, dây thắt lưng da các sấu kém chất lượng...). Ngoài ra, tại Tiền Giang có rất nhiều làng nghề truyền thống chưa được chính quyền địa phương, ngành du lịch chú trọng quan tâm, phát triển, dẫn đến các làng nghề này ngày càng mai một. Các doanh nghiệp du lịch tuy có tổ chức những đoàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán, cận cảnh tiếp xúc hoạt động sản xuất của cư dân của các làng nghề... nhưng do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời các doanh nghiệp này chỉ chú trọng đến mục đích kinh doanh của mình, dẫn đến tình trạng “thương mại hóa” tại các làng nghề, những sản phẩm được làm ra chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao hơn so với thị trường... Do đó, du khách đến tham quan các làng nghề chủ yếu chỉ để xem cách sinh hoạt, các hoạt động sản xuất... tại các làng nghề, rất ít du khách tham gia sản xuất cùng cư dân hoặc mua những sản phẩm mà người dân làm ra. Qua phân tích, có thể thấy đây là những nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu du lịch tại Tiền Giang kém hơn so với các địa phương khác.

- Về hoạt động lưu trú: Lượng du khách lưu trú tại Tiền Giang giai đoạn 2005

– 2014 (Bảng 3.3), cho thấy lượng khách quốc tế tăng bình quân 11.35%, thời gian lưu trú là 2.01 lần; Khách nội địa tăng bình quân 29.77%, thời gian lưu trú bình quân là 1.61 lần. Số du khách lưu trú tại Tiền Giang tuy có tăng về số lượt, thời gian lưu trú, nhưng nhìn chung số du khách quốc tế lưu trú tại Tiền Giang không nhiều, chưa thu hút được nhiều loại đối tượng khách du lịch. Số lượt khách lưu trú tại Tiền Giang không nhiều, tồn tại nhiều vấn đề như sau:

+ Tại Tiền Giang, nhiều điểm vui chơi về đêm: các nhà hàng, quán ăn, quán bar,... vì lý do an toàn/ an ninh nên bắt buộc phải đóng cửa sau 23h, trong khi đó, đây là thời điểm mà du khách quốc tế tổ chức các cuộc sinh hoạt, vui chơi (do chênh lệch múi giờ ở Việt Nam so với quốc gia họ). Ngoài ra, Tiền Giang chưa tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023