Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu Điều Chỉnh


Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu điều chỉnh


- H1: Gia tăng chất lượng nội dung yếu tố Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch – tức điểm đến có vị trí địa lý điểm đến thuận lợi, nguồn tài nguyên điểm đến hoang sơ, cơ sở hạ tầng điểm đến đạt tiêu chuẩn… sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

- H2: Gia tăng chất lượng nội dung yếu tố Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ – tức là lòng hiếu khách của cư dân địa phương, doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh, môi trường chính trị điểm đến ổn định... sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

- H3: Gia tăng chất lượng nội dung yếu tố Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến – cung cấp cho du khách những gói tour du lịch sinh thái, điểm đến có nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, tổ chức các hoạt động về đêm… sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

- H4: Gia tăng chất lượng nội dung yếu tố Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch – tăng cường hơn nữa việc xây dựng thương hiệu du lịch, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ, cư dân địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng các chính sách phát triển du lịch bền vững… sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

- H5: Gia tăng chất lượng nội dung yếu tố Hình ảnh của điểm đến – tức là chú trọng việc xây dựng giá cả các dịch vụ du lịch, đội ngũ quản lý/ nhân viên phục vụ du lịch có chuyên môn tốt, chính quyền địa phương/ các doanh nghiệp du lịch quan tâm nhiều hơn đến việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ du lịch… sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

3.4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu điều chỉnh


1) Phân tích tương quan (hệ số Pearson)


Phân tích tương quan (Phụ lục 11f) được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập: Sự hấp dẫn của điểm đến; Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; Sự hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, và; Hình ảnh của điểm đến với biến phụ thuộc Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

Phân tích hệ số tương quan, cho thấy biến phụ thuộc Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch (NANGLUC) tương quan với từng biến độc lập, và các biến độc lập cũng có tương quan với nhau. Hệ số tương quan trong mô hình thỏa điều kiện –1 ≤ r ≤ +1, giữa biến phụ thuộc Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với các biến độc lập trong ma trận như sau: Sự hấp dẫn của điểm đến (0.504), Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến (0.377), Hình ảnh của điểm đến (0.534), Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ (0.547), và Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch (0.350) (Phụ lục 7g).

2) Phân tích hồi quy


Thực hiện phân tích hồi quy bội nhằm xem xét cụ thể từng biến độc lập: Sự hấp dẫn của điểm đến; Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; Sự hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, và; Hình ảnh của điểm đến tác động như thế nào đến biến Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Mô hình hồi quy tuyến tính bội diễn tả năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch là:

NANGLUC = β0 + β1*DIEMDEN + β2*HOTRO + β3*SPDV + β4

CHINHSACH+ β5*HINHANH


Trong đó, DIEMDEN = Sự hấp dẫn của điểm đến; HOTRO = Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; SPDV = Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; CHINHSACH = Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, và; HINHANH = Hình ảnh của điểm đến, là các biến độc lập; Biến NANGLUC = Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, là biến phụ thuộc.


Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội


Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội


Bằng phương pháp phân tích ENTER, mô hình có R2 là 0.515 và R2 điều chỉnh (R2a) là 0.508, có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 50.8% (Phụ lục 8a – Tóm tắt mô hình). Nói cách khác, mô hình giải thích được 50.8% phương sai của biến Y – tức các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh được giải thích bởi 5 biến độc lập trên, còn lại 49.2% sự biến thiên của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh là do các yếu tố khác mà trong đề tài này chưa nghiên cứu đến. Giá trị Sig. = 0.00 <0.05 (Phụ lục 8b), cho thấy kết quả hồi quy có thể chấp nhận – có ý nghĩa thống kê (đối với tổng thể).

Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Trị số thống kê F đạt giá trị 56.984 (Phụ lục 8b – Phân tích ANOVA) được tính từ R2 của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05) cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho, cho rằng tất cả các số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số). Như vậy, mô hình hồi quy bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Phụ lục 11h – Kiểm định F ANOVA) .

Trị số thống kê F đạt giá trị 56.984 (Phụ lục 8a – Tóm tắt mô hình) được tính từ R2 của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05), cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu (Phụ lục 11i).

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Phụ lục 8c – Hệ số thống kê) của các biến trong mô hình đều rất thấp: từ 1.221 – 1.715 nhỏ hơn 2, tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến (Phụ lục 11j). Quy tắc là khi VIF > 10 đó là hiện tượng đa cộng tuyến [32, tr. 251-252, tập 1].

Giá trị Durbin-Watson = 1.966 (Phụ lục 8a – Tóm tắt mô hình). Hệ số này nằm trong miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau) (Phụ lục 11k).


Bảng 3.12: Kết quả hồi quy


Hệ số


Mô hình


Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa


T


Mức ý nghĩa


Hệ số thống kê đa cộng tuyến


B

Độ lệch chuẩn


Beta

Độ chấp nhận của biến

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

1

(Hằng số)

-.276

.235


-1.171

.242



DIEMDEN

.169

.059

.148

2.894

.004

.583

1.715

SPDV

.149

.046

.139

3.214

.001

.811

1.233

HINHANH

.303

.066

.232

4.580

.000

.596

1.678

HOTRO

.336

.065

.263

5.198

.000

.596

1.679

CHINHSACH

.144

.055

.113

2.628

.009

.819

1.221

a. Biến phụ thuộc: NANGLUC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 17

(Nguồn: Số liệu kết quả điều tra của tác giả, và Phụ lục 8c)

Phương trình hồi quy tuyến tính gồm 5 biến có dạng như sau: NANGLUC = (-0.276) + 0.263*HOTRO + 0.232*HINHANH +

0.148*DIEMDEN + 0.139*SPDV + 0.113*CHINHSACH.


Các biến DIEMDEN, SPDV, HINHANH, HOTRO và CHINHSACH đều có

mức ý nghĩa Sig. < 0.05 (Phụ lục 8c – Hệ số thống kê) Như vậy, mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập trong mô hình đó là: DIEMDEN, SPDV, HINHANH, HOTRO và CHINHSACH.

Dò tìm sự vi phạm các giả thuyết trong hồi quy tuyến tính


Đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và các giá trị dự đoán chuẩn hóa cho biết, nếu giả định tuyến tính được thỏa mãn (đúng) thì phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, chứ không tạo thành một hình dạng nào [32, tr. 225, tập 1]. Tức là, các trị phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 thì coi như phương sai không thay đổi, và do đó giả định tuyến tính không bị vi phạm.

Từ biểu đồ phân tán (Phụ lục 9a – Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa) giữa hai biến giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized predicted value) và phần dư chuẩn hóa (Standardized residual value) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên, không tạo


thành một hình dạng nào cụ thể. Như vậy, liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.

Kết quả biều đồ P-P Plot (Phụ lục 9b – Biểu đồ P-P Plot) so sánh giữa phân phối tích lũy của phần dư quan sát (Observed Cum Prob) trên trục hoành và phân phối tích lũy kỳ vọng (Expected Cum Prob) trên trục tung, cho thấy phân phối trên là phân phối chuẩn vì các điểm đều nằm gần đường chéo, không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm [32, tr. 231, tập 1].

Kiểm tra biểu đồ của phần dư (Phụ lục 9c – Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa) có trung bình (mean) = 0 và độ lệch chuẩn (Std. Dev) = 0.993 (gần = 1), có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, biểu đồ phân bố phần dư có dạng hình chuông đều 2 bên. Do đó, có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm [32, tr. 229, tập 1].

Như vậy, phương trình hồi quy trên là phù hợp. Trong phương trình hồi quy trên, yếu tố HOTRO (hệ số Bêta = 0.263) được đánh giá cao nhất, tức là các doanh nghiệp tại điểm đến có đạo đức; Môi trường chính trị điểm đến ổn định; Các điểm đến có sự liên kết tốt với nhau trong việc cung ứng và phục vụ khách du lịch; Thủ tục cấp Visa cho du khách nhanh chóng, thuận lợi, việc đi lại/ lưu trú của du khách được thoải mái, dễ dàng; Có nhiều máy rút tiền tự động, đáp ứng tốt nhu cầu tiền mặt của du khách; Sự thân thiện của cư dân địa phương đối với du khách…. Có thể diễn giải theo hệ số hồi quy yếu tố Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ như sau: càng nâng cao tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ lên sẽ càng làm gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Kế đến là yếu tố HINHANH (Bêta = 0.232), tác động mạnh thứ 2 trong mô hình năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ở điểm đến du lịch đồng với nghĩa: Điểm đến được du khách biết đến do sự nổi tiếng của điểm du lịch, của các doanh nghiệp du lịch; Năng lực phục vụ khách du lịch của đội ngũ quản lý/ nhân viên; Giá cả của các dịch vụ du lịch phải chăng (hợp lý); Chính quyền địa phương/ các doanh nghiệp


du lịch có chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch… thì sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ở điểm đến du lịch, và ngược lại. Qua đó cho thấy, nếu các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp du lịch… chú trọng xây dựng chất lượng hình ảnh của điểm đến nhiều hơn, sẽ làm gia tăng thêm năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Kế tiếp là yếu tố DIEMDEN, có hệ số Bêta = 0.148, tác động mạnh thứ 3 trong mô hình. Như vậy, điểm đến cần tạo nhiều cảnh quan hấp dẫn du khách; Cơ sở hạ tầng điểm đến phải đáp ứng tốt nhu cầu về ăn, ở, giải trí của du khách; Vị trí điểm đến thuận lợi để phát triển du lịch; Điểm đến có nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa, dân tộc; Nguồn tài nguyên điểm đến tự nhiên, hoang sơ; Điểm đến có nhiều địa điểm lịch sử; Có nghệ thuật truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Khí hậu của điểm đến thuận lợi để phát triển du lịch;… là những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Yếu tố thứ tư là yếu tố SPDV, có hệ số Bêta = 0.139, yếu tố này tác động khá mạnh đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến. Qua đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, điểm đến cần thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội dân gian; Tổ chức các hoạt động về đêm, phục vụ nhu cầu của du khách nghỉ qua đêm; Cung cấp cho du khách các sản phẩm du lịch dựa vào tự nhiên như: đò chèo, câu cá trên sông, đi du thuyền trên sông…; Điểm đến có sẵn các khu shopping, với nhiều mặt hàng lưu niệm chất lượng dành cho du khách; Điểm đến cung cấp cho du khách các món ăn địa phương đa dạng, phong phú; Điểm đến cung cấp cho du khách các tour du lịch sinh thái, đa dạng, độc đáo… đáp ứng nhu cầu trải nghiệm du lịch của du khách.

Cuối cùng là yếu tố CHINHSACH, có hệ số Bêta = 0.113, yếu tố này tác động thấp nhất đến năng lực cạnh tranh tại điểm đến, cụ thể: Cư dân ở điểm đến nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững; Chính quyền địa phương/ các doanh nghiệp du lịch có sự liên kết/ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch/ các điểm đến khác trong công việc phục vụ du khách; Chính quyền


địa phương/ doanh nghiệp du lịch nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chính quyền địa phương/ doanh nghiệp du lịch chú trọng việc xây dựng thương hiệu du lịch, là các yếu tố tác động tích cực đến sự gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

3) Phân tích phương sai (ANOVA)


Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một chiều (One – way ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần nghiên cứu: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và trãi nghiệm khu du lịch của du khách với biến phụ thuộc (các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến). Với các giả thuyết như sau:

H6: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa giới tính của du khách.

H7: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm tuổi của du khách.

H8: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm trình độ học vấn.

H9: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa nghề nghiệp của du khách.

H10: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm tình trạng hôn nhân.

H11: Không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các khu du lịch.


Đánh giá sự tác động của giới tính


Kết quả kiểm định phương sai một yếu tố – Giới tính (Phụ lục 10a) trong bảng kiểm định thống kê Levene cho thấy giá trị Sig. = 0.043 nhỏ hơn 0.05, cho thấy phương sai của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến với giới tính là khác nhau, như vậy bác bỏ giả thuyết H6, tức là có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa giới tính nam và nữ, ở mức độ tin cậy là 95%. Điều này cho thấy, du khách nam và nữ có sự đánh giá khác nhau về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Đánh giá sự tác động giữa các nhóm độ tuổi


Bảng kết quả phân tích phương sai – Độ tuổi (Phụ lục 10b: Bảng Kiểm định tính đồng nhất của phương sai – Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa Sig. (p-value) = 0.422 lớn hơn 0.05. Như vậy, phương sai của các nhóm độ tuổi là bằng nhau, do đó chấp nhận giả thuyết H7, đồng nghĩa với việc không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm độ tuổi của du khách.

Trường hợp phương sai giữa các đối tượng cần so sánh bằng nhau, ta thực hiện kiểm định Dunnett, với nhóm điều khiển (control category), phần mềm SPSS chọn nhóm cuối (Last – là nhóm độ tuổi trên 40) để điều khiển [32, 2008, tr. 152, tập 1]. Giá trị Sig. = 0.670 (Phụ lục 10b: Bảng phân tích phương sai ANOVA – Nhóm tuổi) và Bảng phân tích đa so sánh (Phụ lục 10b: Bảng Multiple Comparisons), cho thấy giá trị Sig. đều lớn hơn 0.05, như vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa từng cặp giữa độ tuổi từ trên 40 tuổi với các nhóm còn lại (dưới 30 tuổi và độ tuổi từ 31 – 40 tuổi) trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, ở mức độ tin cậy 95% (0.05).

Đánh giá sự tác động giữa các nhóm trình độ học vấn

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí