Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 111,112.
(2)Nếu công trình do doanh nghiệp tự thực hiện: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152
Có TK 334
Có TK 111, 112,331...
Kế toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt
(1) Các khoản chi phí được duyệt bỏ hoặc không được duyệt chi: Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB: Phần chi phí được duyệt bỏ
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388): Phần chi phí không duyệt phải thu hồi Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412).
(2) Giá trị TSCĐ, TSLĐ hình thành qua đầu tư được duyệt Nợ TK 211, 213 - Phần giá trị TSCĐ
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tài chính 2 - 26
- Kế toán tài chính 2 - 27
- Kế toán tài chính 2 - 28
- Kế toán tài chính 2 - 30
- Kế toán tài chính 2 - 31
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
Nợ TK 152, 153 - Phần giá trị TSLĐ
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412).
(3) Đồng thời căn cứ vào nguồn vốn đầu tư để kết chuyển nguồn vốn
+ Nếu TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
+ Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để đầu tư nhưng TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi (3532)
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
+ Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để đầu tư nhưng TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi
Có TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
+ Nếu sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động khoa học công nghệ
Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển KH&CN
Có TK 3562 - Quỹ phát triển KH&CN đã hình thành TSCĐ.
5.2. Kế toán doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ
5.2.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ
Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, vì sản phẩm của ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người du lịch. Ngoài các nhu cầu về đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, người đi lịch còn có nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong một số thời gian nhàn rỗi, nhu cầu mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm… Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình ngành du lịch phục vụ khách hàng thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ ăn, ở phục vụ bán hàng và các dịch vụ vui chơi giải trí khác theo nhu cầu của khách.
Nếu xét dưới góc độ người đi du lịch, có thể nói du lịch là việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ hàng hóa của cá nhân do việc tiêu dùng đó gắn liền với việc đi lại và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú không thường xuyên để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí và để thỏa mãn nhu cầu chính trị, văn hóa, kinh tế và các nhu cầu khác. Còn xét dưới giác độ của các tổ chức và các đơn vị phục vụ du lịch, thì du lịch là việc sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị kinh tế độc lập, là cơ sở vật chất chuyên môn để đảm bảo việc đi lại lưu trú, việc ăn uống và giải trí với mục đích thỏa mãn một cách đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của khách du lịch.
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta, có nhiều nước du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là chính sách thượng đỉnh để kinh doanh thu hút ngoại tệ cho đất nước dưới hình thức “xuất khẩu tại chỗ”. Việc phát triển du lịch chẳng những đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và văn hóa. Do vậy để nhận thức rò vai trò của du lịch cho nền kinh tế, cần nắm được các đặc điểm quan trọng của hoạt động du lịch. Đó là:
- Đặc điểm của kinh doanh du lịch, dịch vụ sản phẩm phần lớn là dịch vụ, không mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hóa thông dụng khác, quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng như hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển hành khách du lịch, kinh doanh buồng ngủ… Trong cơ cấu giá thành các lao vụ và dịch vụ mà du lịch cung cấp thì đại bộ phận là hao phí về lao động sống, về khấu hao TSCĐ, còn có các hao phí về đối tượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Hoạt động du lịch rất đa dạng phong phú không chỉ về nghiệp vụ kinh doanh, mà còn cả về chất lượng phục vụ kinh doanh (được thực hiện theo nhu cầu và khả năng thanh toán của khách du lịch).
- Tính đa dạng của ngành du lịch phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và tập quán của nước chủ nhà, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các nhu cầu thực tế của khách du lịch.
- Nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch là nhu cầu đặc biệt: Nhu cầu về hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm biển, sông hồ của con người thời đại.
- Tiêu dùng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, hàng mua sẵn, hàng lưu niệm…) và đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ như lưu trú, vận chuyển, y tế, điện thoại, điện báo, fax, internet… Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn) thường xảy ra cùng một thời gian và cùng một thời điểm với việc sản xuất ra chúng.
Từ các đặc điểm nêu trên ta thấy trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi một số lượng lớn vật tư hàng hóa đa dạng về dịch vụ. Do vậy việc phát triển du lịch chẳng những có ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, tang thu nhập quốc dân mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội là thay đổi mặt kinh tế xã hội ở các vùng du lịch, còn du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà.
5.2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch
5.2.2.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất kinh doanh trong du lịch là thể hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Chi phí kinh doanh dịch vụ trong du lịch được chia làm hai loại chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung. Phù hợp với đặc điểm hoạt động dịch vụ trong du lịch, giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã tiêu thụ chi bao gồm số chi phí trực tiếp tính cho khối lượng dịch vụ đó, còn các chi phí QLDN là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp chứ không tách riêng ra cho bất kỳ một loại hoạt động nào.
5.2.2.2. Chi phí phát sinh trong kinh doanh du lịch
a. Chi phí trực tiếp trong kinh doanh du lịch
Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ như đã nêu trên là không tạo ra sản phẩm hàng hóa, mà tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ người lao động sử dụng tư liệu lao động và kỹ thuật của mình cùng một số loại vật liệu, nhiên liệu phù hợp với từng loại hoạt động dịch vụ để tạo ra sản phẩm lao vụ phục vụ khách hàng nói chung cũng như người đi du lịch nói riêng. Vì vậy, chi phí trực tiếp cho từng loại kinh doanh dịch vụ được qui định cụ thể như sau:
Hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch
Đối với hoạt động này, chi phí trực tiếp được xác định là những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch, gồm có:
- Tiền trả cho các khoản ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò, phà, tiền vé vào cửa các di tích, danh lam thắng cảnh…
- Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ) của cán bộ hướng dẫn du lịch.
- Chi phí trực tiếp khác: công tác phí của cán bộ hướng dẫn du lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho các môi giới…
Kinh doanh buồng ngủ, hàng ăn, hàng uống và kinh doanh các dịch vụ khác Các chi phí trực tiếp tính cho các loại hoạt động này gồm
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ và của nhân viên phục vụ các dịch vụ khác.
- Chi phí vật liệu trực tiếp
- Khấu hao TSCĐ sản xuất kinh doanh
- Chi phí điện nước, vệ sinh
- Các chi phí trực tiếp khác: nhiên liệu, công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển…
Kinh doanh vận chuyển
Trong hoạt động kinh doanh du lịch việc vận chuyển khách du lịch đi tham quan theo tuyến du lịch có ý nghĩa rất lớn. ngoài ra các đơn vị du lịch còn có cả hoạt động vận chuyển hàng hóa nhưng không xét ở đây vì nó là bộ phận của hoạt động khách sạn hay nhà hàng. Các chi phí trực tiếp được tính cho hoạt động này gồm:
- Chi phí vật liệu trực tiếp: Nhiên liệu, dầu mỡ và các vật liệu khác.
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tiền lương trong lương của lái, phụ xe
- Khấu hao phương tiện vận tải
- Trích trước chi phí săm lốp
- Chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển
- Lệ phí cầu, đường, phà
- Tiền mua bảo hiểm xe
- Chi phí trực tiếp khác: thiệt hại đâm đổ và khoản bồi thường thiệt hại
b. Chi phí quản lý trong kinh doanh du lịch
Ở các đơn vị du lịch chi phí quản lý là các chi phí gián tiếp và có tính chất chung trong toàn doanh nghiệp. Các chi phí này được tập trung cho mọi hoạt động- kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa…
Chi phí QLDN gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí QLDN được kế toán chi tiết theo nội dung khoản mục chi phí như chi phí tiền lương,
các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên QLDN, chi phí vật liệu, dụng cụ đồ dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất, các khoản lệ phí, các khoản chi phí về sửa chữa TSCĐ, tiền điện thoại, điện tín, internet, chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí…
5.2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong du lịch
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm và thực hiện lao vụ, dịch vụ của ngành kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vận chuyển, buồng ngủ, kinh doanh dịch vụ…) thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
Để theo dòi các chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 – chi phí NVL trực tiếp.
Phương pháp kế toán
(1) Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
Nợ TK 621- chi tiết theo từng hoạt động dịch vụ Có TK 152- giá thành thực tế xuất dùng
(2) Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ lao vụ
Nợ TK 621- chi tiết cho từng hoạt động
Có TK 331,111,112 - Vật liệu mua ngoài
(3) Cuối kỳ, vật liệu xuất sử dụng không hết nhập lại kho Nợ TK 152
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
(4) Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi
phí
Nợ TK 154- chi phí SXKD dở dang
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, để kế toán chi
phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí NVL trực tiếp phản ánh trên tài khoản này không ghi theo từng chứng từ xuất dùng mà được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và xác định trị giá từng thứ nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Căn cứ kết quả kiểm
kê cuối kỳ trước, cuối kỳ này và nguyên vật liệu nhập trong kỳ để xác định số lượng và giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho.
Kế toán ghi:
Nợ TK 621- chi phí NVL trực tiếp Có TK 611- mua hàng
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVL tính vào giá thành sản xuất Nợ TK 631- giá thành sản xuất
Có TK 621- chi phí NVL trực tiếp
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản về chi phí lao động trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ (nhân viên hướng dẫn du lịch, lái phụ xe, nhân viên phục vụ buồng ngủ, nhân viên bếp, bar, phục vụ bàn…) gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí).
Để theo dòi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
Phương pháp kế toán
(1) Tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 622- chi tiết theo từng hoạt động Có TK 334- phải trả người lao động
(2) Tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí)
Nợ TK 622- chi tiết theo từng hoạt động Có TK 338- Phải trả khác
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng kế toán chi phí ghi:
Nợ TK 154 hoặc 631
Có TK 622
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Để theo dòi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung, TK này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ.
Phương pháp kế toán
(1) Tính ra tiền lương chính, lương phụ và phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý bộ phận trong kỳ
Nợ TK 627 (6271)- chi tiết từng bộ phận, loại hoạt động Có TK 334
(2) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí) Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338
(3) Chi phí vật liệu chi ra để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của bộ phận (trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho)
Nợ TK 627 (6272)
Có TK 152
(4) Khi xuất CCDC sản xuất có giá trị nhỏ cho hoạt động của các bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, căn cứ phiếu xuất kho
Nợ TK 627 (6273)
Có 153
(5) Còn loại có giá trị lớn hơn phải phân bổ dần thì được kế toán thông qua TK 242 - chi phí trả trước
(6) Trích khấu hao TSCĐ do các bộ phận du lịch sử dụng ghi: Nợ TK 627 (6274)
Có TK 214
(7) Phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài điện nước, điện thoại Nợ TK 627 (6277)
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331…
(8) Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí SXC, ghi Nợ TK 111,112,138
Có TK 627
(9) Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí SXC và kết chuyển vào các tài khoản có liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu thức thích hợp
Nợ TK 154 hoặc 631
Có TK 627
d. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Cũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động khác, trong du lịch chi phí QLDN là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí QLDN bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
Để hạch toán các chi phí này kế toán sử dụng TK 642 – chi phí QLDN. TK 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí QLDN vào bên Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
e. Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Các chi phí sản xuất trình bày ở trên cuối kỳ phải được tổng hợp lại để tính giá thành của khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ thực hiện trong kỳ. Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng ở doanh nghiệp, mà việc tập hợp chi phí và tính giá thành được thực hiện trên các tài khoản khác nhau do chế độ quy định
Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ được thực hiện trên TK 154 – chi phí SXKD dở dang. Trong hoạt động kinh doanh du lịch TK 154 được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, TK 154 phải được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động ăn uống, phục vụ buồng ngủ, phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (giặt là, cắt tóc, massage…)
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí SX chung) và tính giá thành sản xuất của khối lượng lao vụ và dịch vụ đã được thực hiện.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Bên Nợ:
+ Các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
+ Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
+ Giá trị NVL, hàng hóa gia công xong nhập lại kho
+ Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán
+ Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
+ Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ
- Phương pháp kế toán: