Mô Hình Lý Thuyết Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch


Murphy P., Pritchard M. P., và Smith B. (2000), luận giải “một điểm đến là một hỗn hợp các sản phẩm và dịch vụ có sẵn tại một địa điểm, mà có thể thu hút du khách vượt ngoài giới hạn không gian của nó” [87, tr.43]. Tức là, phải cung cấp cho du khách những sản phẩm và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu sử dụng của du khách trong quá trình kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Theo Turtureanu A. (2005), các sản phẩm/ dịch vụ du lịch bao gồm: (1) Sản phẩm du lịch tự nhiên: các tour du lịch dựa vào thiên nhiên như sinh thái, sông nước, cuộc sống hoang sơ…; (2) Sản phẩm du lịch do con người tạo ra như: (a) du lịch văn hóa: các lễ hội, kỷ niệm về những gì quốc gia đó đã trải qua, các tổ chức chính trị – giáo dục, các tổ chức tôn giáo…, (b) sản phẩm truyền thống: các vũ điệu dân gian của các dân tộc, phong tục tập quán của người dân địa phương, đi du lịch hành hương, các hội chợ và lễ hội…, (c) các hoạt động giải trí: tham dự cuộc sống về đêm của người dân, các sự kiện thể thao, các lễ hội ẩm thực… [93, tr.145-152].

3) Hình ảnh của điểm đến


Theo Le T.A. (2010), trong đề tài nghiên cứu “Tiếp thị du lịch Việt Nam đến Nhật Bản, nhận diện và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam là điểm đến du lịch cho du khách Nhật Bản”, xác định: “Du lịch là một ngành công nghiệp dựa trên hình ảnh; mối quan tâm bao trùm của nó là việc xây dựng, thông qua nhiều cơ quan đại diện của thiên đường, một hình ảnh (của các điểm đến) mà lôi kéo người ngoài cuộc để đặt chính họ vào biểu tượng không gian được xác định (Buck, 1993, cited in Laws, 1995, p. 112)”; “hình ảnh điểm đển có thể bao gồm các giá trị cốt lõi của một số đặc điểm thường được đánh giá và so sánh, chẳng hạn như giá cả, chất lượng dịch vụ,…” [81, tr.6; 5]. Các thuộc tính để đo lường hình ảnh điểm đến, theo Le T.A. (2010), gồm: giá cả, dễ tiếp cận, cơ hội khám phá, cơ hội gia tăng sự hiểu biết, chất lượng phục vụ, sự nổi tiếng,… [81, tr.58].

Mottironi C. và Corigliano M.A. (2012), cho rằng, yếu tố giá cả “được xem như là một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong một số nghiên cứu (Mangion, Durbarray and Sinclair năm 2005; Papatheodorou 2002, Forsyth and


Dwyer 2009): nhu cầu du lịch nhạy cảm về giá, xác định tầm quan trọng của yếu tố giá cả trong cạnh tranh quốc tế” [86, tr.159]. Tuy nhiên, Mottironi C. và Corigliano M.A. (2012), cho rằng, “điều này không có nghĩa là các điểm đến có thể cạnh tranh chỉ bằng cách giảm giá, vì họ có thể dựa vào uy tín và các yếu tố chất lượng cho phép được tính giá cao (Keane, 1997; Mangion et al, 2005; Papatheodorou, 2002)” [86, tr.159].

Theo Meng F. (2006), để thu hút du khách, các điểm đến cần cung cấp cho du khách sự thỏa mãn, những trải nghiệm đáng nhớ và đó là cách tìm ra lợi nhuận, đồng thời tăng cường phúc lợi của cư dân điểm đến và bảo tồn nguồn vốn thiên nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai [84, tr.42].

Tương tự, theo Croes R. (2010), “du lịch đã trở thành một hoạt động cạnh tranh giữa các khu vực bị buộc phải nâng cao hiệu quả của mình để thu hút khách du lịch và tăng doanh thu nhiều hơn (Crouch & Ritchie, 1999, 2005; Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000). Điều đáng chú ý hơn nữa là nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nhằm gia tăng thị phần du lịch qua việc liên tục thực hiện một số sáng kiến mới (Hawkin & Mann, 2007)” [53, tr.7].

Dragićević V. và các tác giả (2012), “năng lực cạnh tranh du lịch như khả năng của một điểm đến để tạo ra, tích hợp và cung cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch. Những trải nghiệm này duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp giữ một vị thế thị trường tốt so với các điểm đến khác” [59, tr.313-314].

4) Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ


Crouch G.I. (2007), nhận định các nguồn lực hỗ trợ là các nhân tố không thể thiếu trong kinh doanh điểm đến du lịch, vì chúng tạo đà cho sự phát triển du lịch [54, tr.28]. Theo các tác giả Crouch (2007), Dwyer và Kim (2003), Kim và Dwyer (2003), các nguồn lực hỗ trợ gồm các dịch vụ: y tế, hệ thống viễn thông, hệ thống tài chính, an toàn/ an ninh, lòng hiếu khách, quan hệ thị trường… [54], [62], [75].


Các nguồn lực hỗ trợ, theo Dwyer L. và Kim C. (2003), là “nền tảng của năng lực cạnh tranh điểm đến. Hoạt động “hỗ trợ” du lịch của các tổ chức khu vực công và tư là sở hữu một bộ sưu tập các khả năng mà các đối thủ không dễ dàng bắt chước có thể là một nguồn lực quan trọng của lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991; Prahalad & Hamel, 1990)” [62, tr.383].

Crouch G.I. (2007) nhận xét, các nguồn lực hỗ trợ được thiết lập để tạo nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp du lịch. Một điểm đến phong phú các nguồn lực cốt lõi và tính hấp dẫn, nhưng lại thiếu các nguồn lực hỗ trợ sẽ rất khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp du lịch của mình. Theo Crouch (2007), những yếu tố hỗ trợ này gồm: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài chính, hệ thống y tế, giáo dục, xã hội, chính trị, sự thân thiện, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp… [54, tr.28].

Theo Goffi G. (2012), yếu tố hỗ trợ có thể làm tăng cường hoặc làm ảnh hưởng suy yếu đối với tất cả các yếu tố khác trong năng lực cạnh tranh điểm đến. Các nguồn lực hỗ trợ gồm: mối quan hệ với thị trường chính, giá trị bằng tiền của việc trải nghiệm điểm đến du lịch/ của nhà nghỉ du lịch, sự hiện diện của các doanh nghiệp địa phương, khả năng quản lý của các ngành du lịch, sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp du lịch, việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của địa phương cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch, mức độ kỹ năng chuyên nghiệp trong du lịch, sự hiếu khách của người dân đối với du khách, chất lượng của môi trường, sự an toàn [70, tr.49, 53].

5) Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch


Theo Dwyer & Kim (2003), Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch bao gồm các hoạt động của: Tổ chức quản lý điểm đến; Quản lý tiếp thị điểm đến; Chính sách điểm đến, hoạch định và phát triển; Phát triển nguồn nhân lực, và; Quản lý môi trường [62, tr.385].


Kim C. và Dwyer L. (2003), đánh giá, nhóm các yếu tố quản lý, chính sách điểm đến bao gồm khu vực công, sự phát triển của chiến lược du lịch quốc gia, chương trình nhân lực trong khu vực, bảo vệ môi trường pháp luật, sự tham gia của ngành du lịch và tài trợ các chương trình tiếp thị điểm đến, chương trình đào tạo lĩnh vực du lịch... [75, tr.59].

Tương tự, Omerzel (2006), quản lý điểm đến có tầm ảnh hưởng quan trọng trong kinh doanh du lịch ở điểm đến. Yếu tố này bao gồm các hoạt động như xây dựng thương hiệu, hoạch định và phát triển, tổ chức quản lý điểm đến, và phát triển nguồn nhân lực. Quản lý điểm đến cần chú trọng vào một hệ thống kiểm tra các lợi thế so sánh duy nhất mà các lợi thế so sánh này cung cấp một sức thu hút đặc biệt trong dài hạn ở điểm đến. Hoạch định du lịch diễn ra ở nhiều cấp độ: điểm đến, khu vực, quốc gia, quốc tế. Kế hoạch được thực hiện bởi các tổ chức và các cơ quan khác nhau [88, tr.178].

Theo Crouch G.I. và Ritchie J.R.B. (1999), quản lý điểm đến tập trung vào những hoạt động có thể tăng cường sự hấp dẫn của các nguồn lực cốt lõi và sự hấp dẫn, làm tăng chất lượng và hiệu quả của các nguồn lực và yếu tố hỗ trợ, và thích ứng tốt nhất với những ràng buộc bị áp đặt bởi các yếu tố quyết định [55, tr.149].

Crouch (2007), cho rằng, nhóm các yếu tố này tập trung vào những hoạt động thực hiện trong khung chính sách và hoạch định, được thành lập theo chính sách điểm đến, quy hoạch và phát triển, làm tăng cường sự hấp dẫn của các nguồn lực cốt lõi và tính hấp dẫn, tăng cường chất lượng và hiệu quả của các yếu tố hỗ trợ và các nguồn lực, và thích ứng tốt nhất với các ràng buộc hoặc cơ hội áp đặt hoặc trình bày bởi các yếu tố hạn định và khuyếch đại. Những hoạt động này đại diện tốt nhất của các cơ chế trong việc quản lý trực tiếp năng lực cạnh tranh của điểm đến và bền vững. Các yếu tố này gồm: Tiếp thị điểm đến; Phát triển nguồn nhân lực; Tổ chức sắp xếp/ quản lý… [54, tr.30].

Goffi (2012), nhận định, sự thành công của ngành kinh doanh du lịch dựa vào các phương pháp phối hợp với việc hoạch định, phát triển, quản lý và tiếp thị ở tại


điểm đến. Chính sách phát triển du lịch được thiết lập thành một khuôn khổ, mà trong đó cạnh tranh điểm đến có thể được phát triển trong dài hạn, các yếu tố tiếp thị điểm đến được phát triển trong ngắn hạn. Các yếu tố tác động đến Chính sách quản lý du lịch gồm: Cam kết của chính quyền; Sự tương tác trong hoạch định; Sự cam kết của chính quyền/ doanh nghiệp du lịch trong phát triển du lịch; Sự hợp tác của các khu vực công và tư; Tính hiệu quả của định vị điểm đến [70, tr.50; 59].

6) Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch


Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến, cần phải thực hiện chính sách phát triển du lịch. Theo Goffi (2012), chính sách phát triển du lịch gồm một bộ các quy tắc, quy định, luật lệ, hướng dẫn, định hướng mục tiêu phát triển… trong đó, các quyết định của các tập thể và cá nhân (chính quyền địa phương) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch trong dài hạn [70, tr.57]. Qua đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhà hoạch định chính sách phải ra những quyết định phù hợp, đồng bộ với sự phát triển của địa phương mình (ví dụ, quy hoạch những khu/ điểm du lịch sinh thái phải phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên của vùng đó).

Theo Dwyer và Kim (2003), điểm đến du lịch sẽ có sức cạnh tranh mạnh mẽ nếu hiểu biết tốt về các sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp cho du khách tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tức là điểm đến du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn so với đối thủ [62, tr.402].

Enright M.J. và Newton J. (2005), nhấn mạnh, năng lực cạnh tranh của điểm đến là sự thu hút và làm thoả mãn khách du lịch tiềm năng, và năng lực cạnh tranh này được xác định bằng các yếu tố đặc trưng của du lịch, gồm các yếu tố liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ du lịch của các nhà cung cấp [64, tr.340]. Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, các nhà cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ du lịch phải làm mọi cách để sản phẩm của mình được du khách hài lòng, và từ đó, du khách sẽ tìm đến mình.


2.3.2. Mô hình nghiên cứu


Mô hình nghiên cứu của đề tài dựa vào các khái niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch được xác định tại mục 2.3.1, và các mô hình của Crouch (2007), Dwyer và Kim (2003), Kim và Dwyer (2003), Goffi (2012), Blanke J. và Chiesa T., TTCI (2013). Qua việc mô tả các mô hình, cách sử dụng, ưu điểm, nhược điểm của các mô hình trên, các yếu tố của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tiền Giang nói riêng, bao gồm các nhóm yếu tố:

1) Nhóm các yếu tố Sự hấp dẫn của điểm đến bao gồm các yếu tố thành phần như: (1) Khí hậu (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Mazilu M. và Stăncioiu F., 2009; Blanke J. và Chiesa T. (TTCI), 2013; Omerzel, 2006; Enright M.J. và Newton J., 2005); (2) Vị trí địa lý (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Mazilu M. và Stăncioiu F., 2009; Blanke J. và Chiesa

T. (TTCI), 2013; Omerzel, 2006; Enright M.J. và Newton J., 2005); (3) Sinh thái (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Omerzel, 2006); (4) Cơ sở hạ tầng du lịch (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Crouch và Ritchie, 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Omerzel, 2006); (5) Di tích lịch sử (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi , 2012; TTCI, 2013; Omerzel, 2006); (6) Nghệ thuật truyền thống (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2006); (7) Cảnh quan (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003); (8) Văn hóa (Kozak M. và Rimmington M., 1999; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; TTCI, 2013);

2) Nhóm các yếu tố Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến, gồm: (1) Tour du lịch (Crouch, 2007; Murphy và các tác giả, 2000; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2006); (2) Ẩm


thực (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2006); (3) Hoạt động du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Omerzel, 2006); (4) Các hoạt động về đêm (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2006); (5) Hàng hóa lưu niệm (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2006); (6) Các sự kiện (Dwyer và Kim, 2003; Kim và

Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; Omerzel, 2006; Enright M.J. và Newton

J., 2005).


3) Nhóm các yếu tố Hình ảnh của điểm đến, gồm: (1) Trãi nghiệm du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012); (2) Giá cả sản phẩm (Dwyer, Forsyth và Rao, 2000; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; Omerzel, 2012; TTCI, 2013; Le, 2010); (3) Đội ngũ quản lý/ nhân viên (Dwyer và Kim, 2003; TTCI, 2013; Crouch, 2007; Le, 2010; Omerzel, 2012); (4) Xúc tiến quảng bá (Dwyer và Kim, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012); (5) Sự nhận biết về điểm đến (Buhalis, 2000; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Le, 2010); (6) Tiếp cận (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI ; Omerzel, 2012).

4) Nhóm các yếu tố Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ, gồm: (1) Y tế (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013); (2) Tài chính/ ngân hàng (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; TTCI, 2013); (3) Hệ thống viễn thông (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013); (4) Lòng hiếu khách (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013); (5) Yêu cầu về Visa (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; TTCI, 2013); (6) Quan hệ thị trường (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013); (7) Doanh nghiệp (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007); 8) Chính trị (Dwyer và Kim, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2012); (9) An toàn/ an ninh (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; TTCI, 2013; Goffi, 2012; Omerzel, 2012).


5) Nhóm các yếu tố Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, gồm: (1) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Omerzel, 2012); (2) Sức tải và sức chứa (Crouch, 2007; Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Goffi, 2012; Omerzel, 2012); (3) Nhận thức của chính quyền địa phương/ doanh nghiệp du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Omerzel, 2012); (4) Nhận thức của cư dân điểm đến (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; Omerzel, 2012); (5) Xây dựng thương hiệu (Dwyer và Kim, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; Omerzel, 2012); (6) Sự liên kết/ hợp tác (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; TTCI, 2013; Goffi, 2012; Omerzel, 2012); (7) Chính sách điểm đến (Dwyer và Kim, 2003; Kim và Dwyer, 2003; Crouch, 2007; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Omerzel, 2012).

6) Nhóm các yếu tố Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, gồm:

(1) Điểm đến có sức cạnh tranh mạnh mẽ (Dwyer và Kim, 2003; Goffi, 212; Kim và Dwyer, 2003); (2) Chính sách phát triển bền vững (Crouch, 2007; Dwyer và Kim, 2003; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Kim và Dwyer, 2003); (3) Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch (Crouch, 2007; Dwyer và Kim, 2003; Goffi, 2012; TTCI, 2013; Kim và Dwyer, 2003, Enright và Newton, 2005).

Bảng 2.1: Mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch


TT

Các yếu tố đánh giá NLCT trong kinh doanh du lịch ở điểm đến

Crouch (2007)

Dwyer & Kim (2003)

Goffi (2012)

TTCI (2013)

Kim & Dwyer (2003)

I

Sự hấp dẫn của điểm đến

1

Khí hậu

x

x



x

2

Vị trí địa lý

x

x




3

Sinh thái (nguồn tài nguyên thiên

nhiên)


x

x

x

x

4

Cơ sở hạ tầng du lịch

x

x

x

x

x

5

Di tích lịch sử

x

x

x


x

6

Nghệ thuật truyền thống


x

x


x

7

Cảnh quan


x



x

8

Văn hóa

x

x

x

x

x

II

Sự hấp dẫn của các SP/DV du lịch tại điểm đến

9

Tour du lịch

x

x

x


x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023