Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Trong Đấu Thầu Xây Lắp


lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng

hóa và dịch vụ trên thị

trường thế

giới.

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế

Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường - 4

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều


kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

1.3.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của nhà thầu xây dựng là khả năng mà nhà thầu có thể vượt lên trên các nhà thầu khác bằng việc khai thác các năng lực của bản thân mình để chứng tỏ cho chủ đầu tư biết và nhằm mục đích trúng thầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu là việc nhà thầu thực hiện, tiến hành các biện pháp cần thiết để tăng sức mạnh của mình trong đấu thầu. Sức mạnh của nhà thầu nói đến ở đây là toàn bộ năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý…mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.

1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây lắp


Hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Qua nghiên cứu hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư, chúng ta nhận thấy chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản sau đây để đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng:

1.4.1. Kinh nghiệm và năng lực thi công

Đây là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu

được tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này thể hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:

­ Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý

và hiện trường tương tự. Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm

trong lĩnh vực xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thủy điện,…hay kinh nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp.

­ Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật trực

tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu.

­ Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác tùy theo quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dự án.

Biểu 1.1: Năng lực và kinh nghiệm của các Nhà thầu


Trong đó:


­ K là tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu: Được đánh giá bằng số năm kinh nghiệm hoạt động hoặc số lượng các hợp đồng quy mô tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây với các điều kiện tương tự.

­ N là tiêu chuẩn nhân lực của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng, trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật.

­ M là tiêu chuẩn máy móc, thiết bị của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng, chất lượng của máy móc, thiết bị.

­ T là tiêu chuẩn năng lực tài chính của Nhà thầu được đánh giá bằng chỉ

tiêu doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn cố vòng 3 đến 5 năm gần đây.

­ i là nhà thầu thứ i

­ n là số nhà thầu tham dự thầu.

định, vốn lưu động trong


khi:

Nhà thầu được xác định là đủ năng lực kinh nghiệm để tham gia dự thẩu


Ki≥Ko Với (i=1­n) Ni≥No Với (i=1­n) Mi≥Mo Với (i=1­n) Ti≥To Với (i=1­n) Trong đó:

Ko: là mức kinh nghiệm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư quy

định cụ thể cho từng công trình.

No: là số lượng và trình độ nhân lực của nhà thầu mà chủ đầu tư yêu cầu trong hồ sơ mời thầu cụ thể cho từng công trình.

Mo: là số lượng và chất lượng máy móc thiết bị của nhà thầu mà chủ đầu tư yêu cầu trong hồ sơ mời thầu cụ thể cho từng công trình.

To: là khả năng tài chính của nhà thầu mà chủ đầu tư yêu cầu trong hồ sơ mời thầu cụ thể của từng công trình.

Ko, No, Mo, To được bên mời thầu quy định cụ thể đối với từng gói thầu tùy theo tính chất, quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công…của từng dự án (gói thầu).


1.4.2. Năng lực về mặt kỹ thuật

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công... Tóm lại, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và được thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau:

­ Về mặt kỹ thuật, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường,

bố trí nhân lực, các biện pháp về

bảo đảm an toàn lao động và vệ

sinh môi

trường.

­ Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự án, với yêu cầu là tiến độ thi công được bố trí sao cho phải hết sức khoa học nhằm sử dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục liên quan. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, khi lập tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vật liệu,... từ đó có thể sắp xếp thi công các hạng mục, các

công việc một cách hợp lý nhất để đưa ra được tổng thời gian thi công ngắn

nhất. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu này rất được coi trọng vì mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành hay một địa phương nào đó, do đó vấn đề này được chủ đầu tư đánh giá rất cao.

1.4.3. Giá bỏ thầu


Chi tiêu về

giá là một chỉ

tiêu kinh tế

có vai trò quan trọng trong việc

quyết định nhà thầu nào trúng thầu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với giá cả của các sản phẩm khác, giá của các công trình xây dựng được xác định trước khi nó ra đời và đưa công

trình vào sử dụng. Giá cả này được thông qua công tác đấu thầu và được ghi

trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Đó chính là giá dự thầu (hay giá bỏ thầu) của các nhà thầu.

Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên khối lượng công tác xây lắp được lấy ra từ kết quả tiên lượng thiết kế kỹ thuật và đơn giá.

Trong đó Gdt Giá dự thầu j ký hiệu công tác xây lắp thuộc hạng mục công 1

Trong đó:

Gdt: Giá dự thầu

j: ký hiệu công tác xây lắp thuộc hạng mục công trình

Qj: khối lượng công tác xây lắp thuộc hạng mục công trình j DGj: đơn giá tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp của hạng mục j

(DGj do nhà thầu tự lập theo hướng dẫn chung và trên cơ sở mặt bằng giá hiện tại)

n: tổng số công tác xây lắp

Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn giá trần và giá của các đối thủ cạnh tranh, đây chính là khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu.

Trong đó Kg là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu Gt là giá gói thầu 2

Trong đó:

Kg: là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu Gt: là giá gói thầu (giá dự toán được duyệt) Gi: là giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i=1­n)

Nhà thầu thứ j muốn thắng trong cuộc cạnh tranh về giá phải có: Kgj≤Kg và Kgj≤Kgi hay Gj≤Gt và Gj≤Gi với mọi i (i=1­ (n­1))


Trong thực tế việc xây dựng giá dự thầu có thể trúng thầu là cực kỳ quan trọng và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố:

­ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực thực hiện dự án như: nguồn vật tư, vật liệu, hệ thống giao thông, điện, nước, đời sống và dân trí của nhân dân trong khu vực có công trình xây dựng. Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc xem xét giá bỏ thầu.

­ Đặc điểm yêu cầu dự án: các tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ cụ thể về mã hiệu, chủng loại vật tư, loại hình dự án cũng là những yếu tố để các nhà thầu cân nhắc đưa ra tỷ lệ giảm giá hợp lý.

Chỉ tiêu về giá thực chất là tổng thể của hai tiêu chí trên. Bởi vì năng lực kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật là những vấn đề có tính quyết định đến mức đưa ra giá đưa ra giá dự thầu của nhà thầu.

1.4.4. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét “sức khỏe”, tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu như thế nào. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

­ Hệ

số khả

năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản

ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.

­ Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn.

­ Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng nợ ngắn hạn.

­ Kỳ

thu tiền bình quân (ngày) = Số

ngày trong năm x khoản phải

thu/Doanh số tín dụng.

­ Chu kỳ chuyển hóa tồn kho (ngày) = Số ngày trong năm x Tồn kho bình quân/Chi phí hàng bán.

­ Tỷ lệ nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

­ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản


­ Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

­ Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu.

1.4.5. Chất lượng hồ sơ dự thầu

Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định sự thành bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu vì vậy công việc lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi yêu cầu phải hết sức tỷ mỷ, chặt chẽ, chính xác và logic.

Khi mở thầu bên mời thầu sẽ đánh giá sơ bộ để loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu quan trọng nêu trong hồ sơ mời thầu, như:

­ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu:

+ Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và

có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh.

+ Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh. Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có).

+ Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, giấy ủy quyền…

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu.

+ Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu…

­ Loại bỏ

hồ sơ dự

thầu không đáp

ứng các điều kiện tiên quyết nêu

trong hồ sơ mời thầu, như:

+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022