MỤC LỤC MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP 6
1.1.Đấu thầu và đấu thầu xây lắp 6
1.1.1. Khái niệm, bản chất của đấu thầu 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY LIÊN HỢP XÂY DỰNG VẠN CƯỜNG 46
2.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 46
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 46
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 47
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 51
2.2.1. Kết quả đấu thầu của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 51
2.2.2. Phân tích thực trạng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 57
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trong đấu thầu xây lắp 59
2.3.1. Những nhân tố bên trong 60
2.3.2. Những nhân tố bên ngoài 68
2.4. Đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 74
2.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trên thị trường xây dựng 75
2.5.1. Đánh giá về mặt mạnh và mặt yếu của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 75
2.5.2. Đánh giá những cơ hội và nguy cơ của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường 77
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY LIÊN HỢP XÂY DỰNG VẠN CƯỜNG 80
3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trong 5 năm tới (20122016) 80
3.1.1. Môi trường kinh doanh 80
3.1.1.1.Môi trường vĩ mô 80
3.1.1.2.Môi trường kinh tế ngành 81
3.1.2. Định hướng và mục tiêu của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường giai đoạn 20122016 82
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường trong đấu thầu xây lắp 83
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính 83
3.2.2. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị 86
3.2.3. Nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ lao động 91
3.2.4. Đổi mới và hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu 94
3.2.5. Chiến lược định giá để đảm bảo thắng thầu 100
3.2.6. Xây dựng kỹ năng giám sát và đánh giá về tiến độ, nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 104
Biểu đồ3.1: Biểu hiện vấn đề liên quan đến chi phí và hiệu quả của dự án 105
3.2.7. Giải pháp về thực hiện hợp đồng 108
3.2.8. Giải pháp liên danh với các nhà thầu khác 109
3.2.9. Giải pháp về hoạt động marketing 109
3.2.10. Xây dựng thương hiệu cho Công ty 112
3.3.Kiến nghị với Nhà nước 115
3.3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho nhà thầu.115 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng 116
3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu 117
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nội dung | |
Sơ đồ 1.1 | Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp |
Sơ đồ 2.1 | Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường |
Sơ đồ 2.2 | Ma trận SWOT của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường |
Biểu 1.1 | Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu |
Biểu 2.1 | Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường từ năm 20092011 |
Biểu 2.2 | Kết quả đấu thầu của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường từ năm 20092011 |
Biểu 2.3 | Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường từ năm 20092011 |
Biểu 2.4 | Số lượng thiết bị thi công chủ yếu hiện có của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường |
Biểu 2.5 | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật của Công ty liên hợp xây dựng Vạn |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường - 2
- Cạnh Tranh Bằng Máy Móc Thiết Bị, Công Nghệ Thi Công
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Trong Đấu Thầu Xây Lắp
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Cường năm 2011 | |
Biểu 2.6 | Công nhân kỹ thuật của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường đến năm 2011 |
Biểu đồ 2.1 | Biểu đồ so sánh xác suất trúng thầu của Công ty từ nàm 2009 2011 |
Biểu đồ 2.2 | Cơ cấu lao động của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường |
Biểu đồ 3.1 | Biểu đồ biểu hiện vấn đề liên quan đến chi phí và hiệu quả quản lý của dự án |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực xây dựng công trình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước. Mặt khác, do đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng được bắt đầu bằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua việc kí kết hợp đồng xây dựng. Chính vì vậy, sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng thắng thầu và hợp đồng xây dựng công trình. Thực tế hoạt động đấu thầu xây dựng công trình nhiều năm trở lại đây có sự cạnh tranh rất quyết liệt về giá bỏ thầu, về chất lượng công trình, về tiến độ thi công...Chính sự cạnh tranh này tạo cho các doanh nghiệp xây dựng nhiều cơ hội, đồng thời cũng có nhiều thách thức. Cơ hội đó là số lần dự thầu tăng lên, còn thách thức là việc có trúng thầu hay không. Mặt khác, sự đòi
hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công trình, về tiến độ thi công...dẫn tới các nhà thầu phải luôn nỗ lực để nâng cao năng lực của mình.
Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường. Hiện nay, ngành xây dựng giao thông gặp rất nhiều khó khăn và Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường cũng không phải là một ngoại lệ. Việc thắng thầu có ý nghĩa to lớn đối với Công ty bởi nó không chỉ giúp duy trì sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh thoát khỏi khó khăn. Trong thời gian vừa qua Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đấu thầu, thắng thầu được những gói thầu lớn, giá thầu hợp lý và khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, xác suất trượt thầu vẫn còn rất cao. Đứng trước thực tế đó Công ty vẫn chưa có được những giải pháp mang tính toàn diện đến vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu.
Việc tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là vấn đề thực sự bức xúc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường nói riêng, nó đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực trong đấu thầu xây lắp.
Là một cán bộ của Công ty, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thắng thầu đối với Công ty, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Đây là vấn đề có ý nghĩa bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp: điều tra, khảo sát số liệu, phân tích tổng hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia….
6. Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Lý luận chung về đấu thầu và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của
Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
1.1. Đấu thầu và đấu thầu xây lắp
1.1.1. Khái niệm, bản chất của đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, một số khái niệm liên quan trong đấu thầu được hiểu như sau:
Dự án: là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
Gói thầu: là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau
thuộc nhiều dự thường xuyên.
án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm
Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay
mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu.
Nhà thầu: tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu.
Hồ
sơ mời thầu:
là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi
hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
Đấu thầu nói chung là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Đó thực chất là một hình thức để chọn mua một số hàng hoá nào đó với mức
giá có thể chấp nhận được trong điều kiện có một người mua nhưng lại có
nhiều người bán.
Đầu thầu cũng có bên mua và bên bán. Bên mua (bên A) là các chủ đầu tư: họ mong muốn giống như những người tiêu dùng trong các hoạt động thương
mại thuần tuý khác là khoản đầu tư
mình bỏ
ra là có lợi nhất, hàng hoá mua
được phải là hàng hoá có chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Bên bán (bên B) chính là các nhà thầu họ mong muốn bán được càng nhiều hàng hoá càng tốt với giá có lợi nhất cho doanh nghiệp (T'>T) và mục tiêu của các nhà thầu tạo ra
nhiều giá trị T' khác nữa, và bước đầu tiên của công việc này là thắng thầu trong nhiều hồ sơ dự thầu.
Như vậy, có thể hiểu đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (những người bán) cạnh trạnh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa hoặc dịch
vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi
nhuận cao nhất có thể.
1.1.2. Khái niệm, bản chất của đấu thầu xây lắp
Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, khái niệm đấu thầu được hiểu như sau:
Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Đứng trên các góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn nhận khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản:
Đứng ở góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu xây lắp là công cụ giúp các chủ đầu tư chọn lựa được các công trình xây dựng chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
Đứng ở
góc độ
các nhà thầu: Đấu thầu xây lắp là phương thức tìm
kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Thực chất của đấu thầu đối với nhà thầu là một quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng tiến hành công tác xây dựng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí để giành được hợp đồng thực hiện dự án mà bên mời thầu đưa ra. Đấu thầu là quá trình hết sức khó khăn, nhạy cảm và nhiều rủi ro có thể xảy ra.