diễn biến chung của cả nước. Trong năm này diễn biến lãi suất đầu vào cũng rất phức tạp. Tuy Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động là 14 % năm, nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã có cuộc chạy đua lãi suất khá gay gắt, lên đến 18 – 20 % năm, dẫn đến tình hình huy động vốn có sự chuyển dịch theo hướng chảy mạnh sang các ngân hàng thương mại cổ phần, do những chi nhánh ngân hàng cổ phần trên địa bàn đã lách luật để gia tăng lãi suất đầu vào để thu hút khách hàng, nhất là nhóm khách hàng cá nhân. Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của những chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, vì những đơn vị này tuân thủ khá nghiêm chỉnh quy định mức trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
2.2.2 Doanh số cho vay
Doanh số có tốc độ tăng trong 5 năm chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2007 tương đối cao 47.4% nhưng đến năm 2008 doanh số cho vay không tăng mà lại giảm (Âm 3,4%) so với năm 2007. Từ năm 2009 tới năm 2011 doanh số cho vay đã tăng trở lại nhưng có xu hướng giảm. Năm 2009 doanh số cho vay tăng 39,2%, năm 2010 là 28,2%, đến năm 2011 tốc độ này chỉ còn 22.3%. Tuy tốc độ có xu hướng giảm nhưng điều này là tương đối phù hợp với tình hình kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Trong năm 2007 là năm nền kinh tế đất nước thịnh vượng nhất, tốc độ kinh tế phát triển cao, tình hình tài chính ổn định, các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tăng 47,37% so với năm 2006 trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 80,27%, cho vay trung dài hạn chiếm 19,73% so với năm tổng doanh số năm 2007.
Việc tăng doanh số cho vay và điều chỉnh cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đã được thể hiện rò. Tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn tăng do định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như ưu tiên cho phát triển các công trình dự án của tỉnh, bên cạnh đó ưu tiên cho vay về đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp và cá nhân đã làm cho doanh số cho vay trung dài hạn có sự tăng trưởng rò rệt.
Bảng số 2.3: Tổng hợp doanh số cho vay giai đoạn 2007 -2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Doanh số cho vay | Tốc độ tăng/giảm | ||||||
Ngắn hạn | Trung dài hạn | Tổng cộng | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | ||
2007 | 42.831 | 80,3% | 10.527 | 19,8% | 53.358 | 100% | 47,4% |
2008 | 41.375 | 82,5% | 8.782 | 17,6% | 50.157 | 100% | (3,40% ) |
2009 | 59.372 | 85,0% | 10.437 | 15,0% | 69.850 | 100% | 39,2% |
2010 | 77.029 | 86,0% | 12.540 | 14,0% | 89.569 | 100% | 28,2% |
2011 | 94.264 | 86,1% | 15.243 | 13,9% | 109.507 | 100 % | 22,3% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Sự Cần Thiết Của Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng
- Các Phương Pháp Tiếp Cận Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel
- Vài Nét Về Hệ Thống Nhtm Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
- Cơ Cấu Dư Nợ Cho Vay Phân Theo Thành Phần Kinh Tế
- Đánh Giá Việc Vận Dụng Basel Trong Việc Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Nhtm Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
- Thiếu Thông Tin Về Quy Hoạch Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai
Đến năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều dấu hiệu xấu, giá cả tiêu dùng leo thang, thị trường chứng khoán đi xuống, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất huy động tiền gửi thay đổi và phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định lạm phát. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thay đổi thất thường theo lãi suất huy động của ngân hàng trong từng thời kỳ (có giai đoạn lãi suất cho vay tăng đến 21%) kiến cho việc doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc sử dụng cơ cấu nợ vay. Doanh số cho vay đã giảm đáng kể đặc biệt là doanh số cho trung dài hạn. Các doanh nghiệp trong thời gian này chỉ vay vốn ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời, ít vay cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định. Doanh số cho vay năm 2008 đạt 50.157 tỷ đồng, giảm 3,4% so với năm 2007 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 41.375 tỷ chiếm 82,5% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung dài hạn đạt 8.782 tỷ chiếm 17,5% trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số cho vay của tỉnh năm 2009 tăng đáng kể đó là kết quả Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng, ngăn giảm suy thoái với gói kích thích kinh tế có tổng giá trị gần 10% GDP. Cụ thể, gói kích thích kinh tế bao gồm 4 khoản: Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư
phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó gói hỗ trợ lãi suất được quan tâm nhiều nhất. NHNN đã tổ chức chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt các Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước 31/12/2009; Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và công nghiệp (443/QĐ-TTg); Cơ chế thứ 3 theo QĐ 447 là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng; vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, áp dụng đối với những khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/5/2009 đến 31/12/2009.
Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh tận dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước vay vốn khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả của các chính sách trên doanh số cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng nhanh vào năm 2009, tăng 39,2% so với năm 2008, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh chiếm tỷ trọng 85% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung dài hạn tăng về số tuyệt đối chiếm tỷ lệ 15% so với tổng doanh số cho vay trong năm 2009, giảm tỷ trọng so với năm 2008 do các doanh nghiệp còn rụt rè đầu tư vốn trung dài hạn do chưa dự báo được tình hình kinh tế trong những năm tới.
Doanh số cho vay năm 2010 tăng 28,2% so với năm 2009 do năm 2010 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng các gói hỗ trợ lãi suất cho vay và các gói kích thích kinh tế phát triển như sau:
Theo quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 các NHTM hỗ trợ cho vay trung dài hạn bằng VNĐ đối với tổ chức, cá nhân thời gian hỗ trợ là 24 tháng, lãi suất hỗ trợ là 2%/năm đối với các Hợp đồng tín dụng giải ngân trong năm 2010.
Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 1/31/12/2009 tiếp tục hỗ trợ các khoản vay mua máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biên nông nghiệp và máy tính với thời gian vay tối đa là 24 tháng; hỗ trợ vay mua vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng để làm nhà ở khu vực nông thôn với thời gian vay tối đa là 12 tháng đối với các hợp đồng tín dụng giải ngân trong năm 2010.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác vay vốn từ 50 – 500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản, ban hành cơ chế khuyến khích các Tổ chức Tín dụng mở rộng cho vay đối với ngành nông nghiệp và nông thôn với lãi suất thấp hơn các lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc, cho vay tái cấp vốn.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ trên thì trong mười tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã giữ ổn định lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản ở mức 8%năm; lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu ở mức 8%/năm. Từ tháng 5/ 2011 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất trên lên 1%/năm đồng thời quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD đối với tổ chức kinh tế tại Tổ chức Tín dụng là 1%.
Đến năm 2011 doanh số cho vay toàn hệ thống trên địa bàn chỉ còn 22,3 % so với năm 2010, so với năm 2010 tuy có giảm so với tốc độ tăng của năm 2010 so với 2009, nhưng cũng đạt tỷ lệ tương đối hợp lý, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước khống chế mức tăng trưởng tín dụng để thực thi chính sách kiềm chế lạm phát, vốn đang có xu hướng tăng cao trong năm 2011.
Nhìn chung doanh số cho vay trong 5 năm gần nhất của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy sự phát triển không đồng đều. Tuy nhiên điều này phản ánh tình hình kinh tế tài chính của nước ta, cũng như diễn biến trên thế giới
2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
2.3.1 Thực trạng tín dụng
2.3.1.1 Cơ cấu dư nợ cho vay phân loại theo thời hạn
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng 44,5% so với năm 2006. Dư nợ trung dài hạn tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng do đầu tư vốn cố định của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu vốn có sự thay đổi đáng kể từ năm 2000 cho đến năm 2008. Hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, các dự án lớn trọng điểm trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong thời gian qua, tín dụng trung dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển cơ bản. Tuy nhiên, năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn với ngành Ngân hàng. Từ đầu năm 2008, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng. Từ những khó khăn trên, làm cho dự nợ trên địa bàn có xu hướng giảm. Nguyên nhân cơ bản là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng trong năm 2008 thấp nhất trong vòng 5 năm qua, chỉ tăng 14,5% so với năm 2007, trong khi mục tiêu đề ra theo kế hoạch của tỉnh năm 2008 tăng từ 25% -27%.
Bảng số 2.4: Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và tỷ trọng tương ứng giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay | Tăng/giảm | ||||||
Ngắn hạn | Trung dài hạn | Tổng dư nợ | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | ||
2007 | 15.490 | 65,0% | 8.355 | 35,0% | 23.845 | 100% | 44,5% |
2008 | 17.735 | 64,9% | 9.585 | 35,1% | 27.320 | 100% | 14,5% |
2009 | 24.647 | 69,0% | 11.074 | 31,0% | 35.721 | 100% | 30,7% |
2010 | 32.016 | 66,6% | 16.025 | 33,4% | 48.041 | 100% | 34,5% |
2011 | 38.936 | 66,8% | 19.352 | 33,2% | 58.288 | 100% | 21,3% |
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai
Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay tăng 30,7% so với năm 2008 trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao (69%) so với tổng dư nợ, tăng 39% so với năm 2008. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 31% so với tổng dư nợ đạt số tuyệt đối là 11.074 tỷ đồng tăng 15,5% so với năm 2008. Dư nợ năm 2009, 2010 tăng do chính sách của nhà nước về lãi suất như tháng 2/2009 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đã áp dụng các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 và năm 2010 là những điều kiện cơ bản nhất quyết định dư nợ năm 2009, 2010 tăng nhanh.
Bước sang năm 2011, diễn biến thị trường tiền tệ theo hướng căng thẳng, lãi suất tăng lên rất cao, cả lãi suất đầu vào lẫn lãi suất đầu ra, tuy nhiên nhu cầu vay vốn của khách hàng vẫn tăng mạnh, do đó các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn có tăng trưởng tín dụng ở mức 21,3 % so với năm 2010. Mức tăng trưởng tín dụng này cũng phù hợp với chính sách hạn chế tín dụng để kiềm chế lạm phát trong năm 2011 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay phân loại theo đồng tiền
Bảng số 2.5: Dư nợ cho vay phân loại theo đồng tiền giai đoạn 2007-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay | Tăng/giảm | ||||||
Nội tệ | Ngoại tệ | Tổng dư nợ | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | ||
2007 | 17.749 | 74,4% | 6.096 | 25,6% | 23.845 | 100% | 44,5% |
2008 | 21.365 | 78,2% | 5.955 | 21,8% | 27.320 | 100% | 14,6% |
2009 | 28.820 | 79,0% | 7.501 | 21,0% | 35.721 | 100% | 30,7% |
2010 | 35.889 | 74,7% | 12.152 | 25,3% | 48.041 | 100% | 34,5% |
2011 | 45.348 | 77,8% | 12.940 | 22,2% | 58.288 | 100% | 21,3% |
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai
Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy: Dư nợ cho vay chủ yếu là VND chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu vốn bằng VND chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn lưu động và một số ít phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định có nguồn gốc từ trong nước. Liên tục trong 5 năm gần nhất tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng trên 74
%. Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 25,6 % trong năm 2007, đã giảm xuống còn khoảng 21 % các năm 2008,2009. Đến cuối năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 22,2%, trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND đã tăng lên và đạt 77,8%. Tuy tỷ trọng cho vay bằng VND trên 74 % nhưng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ vẫn còn cao. Điều này được lý giải bởi các lý do như:
+ Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng đối tượng vay bằng ngoại tệ cho cả các DN nhập khẩu hàng hóa để bán hàng trong nước.
+ Chính phủ có các gói hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.
Đến năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ giảm là xu hướng phát triển đúng hướng với chính sách hạn chế tình trạng Dollar hóa trong nền kinh tế
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay phân loại theo nghành kinh tế Bảng số 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo nghành kinh tế
Giai đoạn 2007 -2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |
Tổng dư nợ | 23.846 | 27.320 | 35.721 | 48.041 | 58.288 |
Nông lâm ngư nghiệp | 2.430 | 1.193 | 1.072 | 6.255 | 6.995 |
Tỷ trọng | 10% | 4% | 3% | 13% | 12% |
Công nghiệp và xây dựng | 10.085 | 11.573 | 16.075 | 19.216 | 23.898 |
Tỷ trọng | 42% | 42% | 45% | 40% | 41% |
Thương mại và dịch vụ | 6.672 | 7.210 | 11.073 | 15.375 | 19.235 |
Tỷ trọng | 28% | 26% | 31% | 32% | 33% |
Nghành khác | 4.659 | 7.434 | 7.501 | 7.205 | 8.160 |
Tỷ trọng | 20% | 27% | 21% | 15% | 14% |
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai
Trong tổng dư nợ, thì dư nợ cho vay thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu dư nợ cho vay trên cho thấy chiến lược phát triển của tỉnh là tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp đặc biệt là nghành công nghiệp được coi là chủ lực của tỉnh là công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, giày dép, công nghiệp hóa chất và cao su. Do đó dư nợ đối với lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.