Vài Nét Về Hệ Thống Nhtm Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai


Tuy nhiên để biết được hiệu quả QLRRTD có hiệu quả hay không ta phải tính các chi tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn trong một thời kỳ chứ không phải trong một thời điểm. Tức là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trước khi QLRRTD và sau khi tăng cường các biện pháp QLRRTD

1.3.5 Những bài học kinh nghiệm

Cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực Châu Á (1997-1998) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ những năm gần đây cho thấy có càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục. Vì vậy các nước trên thế giới có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác QLRRTD.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng của Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của nước này thường xuất phát từ

-Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

- Coi nhẹ tiêu chuẩn an toàn tín dụng: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay có giá trị cao, tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp cao, thế chấp bằng chính cổ phiếu của ngân hàng mình, cơ cấu khoản vay kém hiệu quả.


- Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, hồ sơ pháp lý không đầy đủ, không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.


Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.


Kinh nghiệm của Nhật Bản


Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.


Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.


Các ngân hàng không hiểu rò hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế.


Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.


Từ thực tế QLRRTD của một số nước trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc QLRRTD của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cùng với đa dạng hóa danh mục đầu tư theo hướng giảm dần đối với DNNN kinh doanh yếu kém, tăng cường cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cá thể làm ăn hiệu quả

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng không chạy theo doanh số mà tập trung vào chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy định về pháp luật cấp tín dụng, về kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm soát nội bộ là những điều kiện tiến quyết để nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba, nên tăng cường bổ sung nguồn vốn, đây là yếu tố vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Vốn lớn mới phát triển tín dụng, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa công nghệ.

Thứ tư, con người là nhân tố của mọi thành công. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng của các ngân hàng thương mại tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách tín dụng, hiệu quả của việc quản lý tín dụng.

Thứ năm, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại bám sát chủ trương, định hướng của ngành, của nhà nước trong từng giai đoạn.

Thứ sáu, pháp quy hóa các quy định, quy định nhiệm vụ tín dụng nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, việc tuân thủ của từng cán bộ làm công tác tín dụng. Môi trường pháp lý hoàn thiện và việc cháp hành tốt các quy định pháp luật là sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại


Kết luận chương I:


Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chính vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Đứng trên góc độ lý luận và thực tiễn, hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro, xuất phát từ các nguyên nhân bên trong, bên ngoài, khách quan và chủ quan. Dù rủi ro xuất hiện với nguyên nhân nào cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cả cho bản thân ngân hàng là người cho vay mà cả cho khách hàng vay vốn. Chính vì vậy nghiên cứu tín dụng, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết để có thể soi rọi và áp dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là có ý nghĩa to lớn. Chương I của bản luận văn đã giải quyết một số vấn đề cơ bản mang tính lý luận , làm cơ sở để nghiên cứu các nội dung tiếp theo của bản luận văn


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

RỦI RO TÍN DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai, đến nay hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hoạt động khá sôi động với sự có mặt của các chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tín dụng Nhân dân

Tính đến cuối năm 2011 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh gồm có:

+ Ngân hàng thương mại Nhà nước: 35 chi nhánh, 72 phòng giao dịch, trong đó

- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ( AgriBank) với 18 chi nhánh, 32 phòng giao dịch

- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( BIDV ) với 10 chi nhánh, 24 phòng giao dịch

- Ngân hàng Công thương Việt Nam ( VietinBank) với 14 chi nhánh, 27 phòng giao dịch

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với 4 chi nhánh, 9 phòng giao dịch

+ Ngân hàng thương mại Cổ phần: 22 chi nhánh, 36 phòng giao dịch. Trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á ( Great Asia Commercial Joint Stock Bank) là ngân hàng Cổ phần duy nhất có trụ sở đặt tại Biên hòa Đồng Nai

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài : Có một chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Trung tâm thương mại BigC Biên hòa Đồng Nai ( The Shanghai Commercial & Savings Bank, Ltd – Chi nhánh Đồng Nai )

+ Ngân hàng liên doanh: Có một chi nhánh ngân hàng liên doanh trên địa bàn tỉnh Đồng nai, đó là chi nhánh NH Liên doanh Việt Thái

+ 01 Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương đặt tại TP Biên hòa

+ 29 Quỹ tín dụng cơ sở


Tổng cộng có 1 hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần, 69 chi nhánh ngân hàng, 128 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1 chi nhánh quỹ Tín dụng Trung ương và 29 quỹ tín dụng cơ sở. Tất cả đều chịu sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đặt chi nhánh tại tỉnh Đồng Nai

Các con số nói trên, phần nào cho thấy sự phát triển và không khí cạnh tranh khá sôi động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, năm 2008, 2009, 2010, 2011 vừa qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đối mặt với rất nhiều thách thức do khủng hoảng chung của kinh tế tài chính trong nước lẫn trên thế giới.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.2.1 Tình hình huy động vốn

Năm 2007 tình hình huy động vốn nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng của ngành ngân hàng có nhiều thuận lợi, nhưng do tác động của kinh tế tài chính thế giới, làm cho hoạt động năm 2008 gặp nhiều trở ngại. Năm 2008 là năm khó khăn trong việc huy động vốn của các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Do tình hình lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ đã làm cho các ngân hàng phải tăng lãi suất vay. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian năm 2008 việc liên tục điều chỉnh mức lãi suất trần, sàn huy động tiền gửi tiết kiệm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn tại các ngân hàng thương mại. Chi phí sử dụng vốn cao, các ngân hàng thương mại phải chạy đua trong việc thu hút nguồn vốn bằng các hình thức khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tăng lãi suất để huy động vốn. Tuy điều kiện khó khăn nhưng việc huy động vốn trên địa bàn tỉnh tương đối khả quan


Bảng số 2.1: Huy động vốn giai đoạn 2007-2011 phân loại theo đồng tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Tổng số

Tốc độ

tăng

VND

Ngoại tệ

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

2007

20.054

42,6%

17.729

88,4%

2.325

11,6%

2008

27.954

39,4%

24.032

86,0%

3.922

14,0%

2009

36.679

31,2%

31.910

87,0%

4.769

13,0%

2010

64.169

74,9%

53.902

84,0%

10.267

16,0%

2011

84.705

32,05

71.322

84,2%

13.383

15,8 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 6


Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Qua bảng 2.1 Cho thấy, vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu vẫn là tiền đồng ( VND ). Tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn bằng VND có xu hương giảm, từ 88,4% năm 2007 còn 87,0% năm 2009 và đến 2011 tỷ trọng này còn lại 84,2%. Trong khi đó tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ tuy không lớn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại. Tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2007 chỉ 11,6% đã tăng lên 13,0% năm 2009 và đến cuối năm 2011 tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ đã lên 15,8%. Theo nhận định của tác giả thì tỷ trọng huy động vốn bằng đồng nội tệ như vậy khá khá cao, phần nào phản ánh tình trạng Dollar hóa trong nền kinh tế nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng đã có chuyển biến theo hướng tích cực

Bảng số 2.2: Huy động vốn giai đoạn 2007-2011 phân loại theo thời hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Tổng số

Tốc độ

tăng

Không kỳ hạn

Có kỳ hạn

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

2007

20.054

42,6%

5.539

27,6%

14.515

72,4%

2008

27.954

39,4%

4.152

14,9%

23.802

85,1%

2009

36.679

31,2%

5.801

15,8%

30.878

84,2%


2010

64.169

74,9%

15.579

24,3%

48.590

75,7%

2011

84.705

32,05

20.839

24,6%

63.866

75,4%


Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn. Theo bảng số 2.2 tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn năm 2007 là 72,4%, đã tăng lên 85,1% năm 2008, sau đó giảm dần và đạt ở mức 75,4% vào cuối năm 2011. Ngược lại với xu hướng này, thì nguồn vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2008, từ tỷ trọng 14,9% đã tăng lên 24,6% vào cuối năm 2011. Trong từng nguồn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn, có sự tăng trưởng không đồng bộ: Vốn huy động không kỳ hạn năm 2008 so với 2007 có tốc độ tăng trưởng âm ( 4.152/ 5.539 ) giảm 25 %, trong khi vốn huy động có kỳ hạn tăng với tốc độ cao ( 23.802/ 14.515) tăng 64 %. Đến năm 2010 so với 2009 tốc độ tăng trưởng vốn huy động không kỳ hạn rất cao (15.579 / 5.801) tăng 169 %, trong khi vốn huy động có kỳ hạn chỉ 57 % (48.590 / 30.878)

Tuy lãi suất huy động thay đổi không ổn định, nhưng sự nỗ lực huy động cũng như chính sách tiếp thị của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng được nhu cầu vốn vay của cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chính sự kết hợp hài hòa của nhiều biện pháp như hạ nhiệt thị trường vàng, ổn định lạm phát đồng thời với lỗ lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh trong công tác tiếp thị huy động vốn đã làm cho huy động vốn năm 2009 đạt kết quả tốt. Năm 2009 huy động vốn của tỉnh đạt 36.679 tỷ tăng 31,2% so với năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn tăng 31% so với năm 2008, tiền gửi không kỳ hạn tăng 15,8% so với năm 2008. Tiền gửi có kỳ hạn tăng cao là dấu hiệu khả quan cho việc phát triển ổn định.

Năm 2011 tình hình huy động vốn toàn hệ thống có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2010, tuy nhiên, so sánh năm 2011/2010 với 2010/ 2009 cho thấy tình hình huy động vốn, tuy có tăng trưởng nhưng không còn cao hơn trước. Đây cũng là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022