đồng. Năm 2010, vốn điều lệ của Agribank đã đạt trên 21,000 tỷ đồng và là NH có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống NH tại VN. Agribank hiện có 2,300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc với 35,135 cán bộ nhân viên và 8 công ty trực thuộc.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ NH phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ NH tiên tiến. Agribank là NH đầu tiên hoàn thành dự án “Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng” (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ. Hiện nay, Agribank cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH tiện ích và hiện đại, như hệ thống TTQT qua mạng Swift, dịch vụ chuyển tiền điện tử, máy ATM, dịch vụ NH điện tử; kết nối thanh toán với kho bạc và hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng KH trong và ngoài nước.
Là một trong số các NH có quan hệ NH đại lý lớn nhất VN. Tính đến tháng 04/2010, Agribank đã có quan hệ đại lý với hơn 1.046 NH và các tổ chức tài chính tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình
Dương (APRACA), thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO (1991), Hội nghị APRACA (1996, 2004), Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA (2001), Hội nghị APRACA về thuỷ sản (2002).
Là NH hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD, EIB…
Vào dịp kỷ niệm 21 ngày thành lập (26/03/1988 – 26/3/2009), Agribank đã vinh dự được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc; vinh dự nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng cao quý: Top 10 Sao Vàng đất Việt, Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Xuất sắc và Doanh nghiệp phát triển bền vững của Bộ Công thương trao tặng, Top 10 doanh nghiệp VN theo xếp hạng của VNR500, Doanh nghiệp văn hóa Unesco do UNESCO công nhận.
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội với
sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước: ủng hộ Quỹ vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì trẻ em, Quỹ tình nghĩa ngành NH. Đến cuối năm 2009, tổng số tiền Agribank đóng góp hoạt động xã hội từ thiện đạt trên 100 tỷ đồng.
Với vị thế là NHTM hàng đầu VN, Agribank đã và đang nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
2.2 Chi nhánh Agribank Đồng Nai
2.2.1 Tổng quan [10]
Chính thức thành lập ngày 01/07/1988 theo Nghị định 53/HĐBT trên cơ sở nhận bàn giao từ NHNN tỉnh ĐN với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ĐN. Hơn 20 năm qua, thương hiệu Agribank đã trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển:
- Từ tháng 07/1988 đến tháng 11/1990: chi nhánh NH Phát triển Nông nghiệp Đồng Nai.
- Từ tháng 12/1990 đến tháng 10/1996: chi nhánh NH Nông nghiệp ĐN.
- Từ tháng 10/1996 đến nay: chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐN.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture anh Rural Development (Dong Nai branch). Mã số Swift: VBAAVNVX610.
Sau hơn 20 năm gầy dựng, chi nhánh Agribank ĐN hiện đã có một mạng lưới hoạt động hoàn thiện, phủ khắp các địa bàn trên toàn tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại: 1 Hội sở tỉnh, 13 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch, 22 chi nhánh cấp III.
Trải qua một chặng đường dài đầy nỗ lực và sáng tạo, chi nhánh Agribank ĐN đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán… phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Hiện nay, chi nhánh Agribank ĐN đã phát triển và kiện toàn một mạng lưới giao dịch trải khắp toàn tỉnh, kể cả các xã huyện vùng sâu vùng xa, xây dựng khang trang trụ sở làm việc của chi
nhánh tỉnh đến huyện và cung cấp đầy đủ mọi nguồn lực về cả con người và vật chất cho quá trình hoạt động NH trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô thị phần và củng cố niềm tin của KH đối với NH. Từ mạng lưới này, chi nhánh Agribank ĐN đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong nhiều năm qua.
Không chỉ tạo dựng nên một thương hiệu đẹp trong lòng KH, Agribank ĐN còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội: đóng góp cho các hoạt động từ thiện, ủng hộ Quỹ vì người nghèo, Quỹ từ thiện, Quỹ trẻ em Việt Nam; làm công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc phần mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh…
Với những thành quả đạt được trong quá trình hoạt động, chi nhánh Agribank ĐN đã được Nhà nước và ngành NH ghi nhận, đánh giá cao công sức của chi nhánh trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và ĐN nói riêng. Từ năm 1993 đến nay, chi nhánh đã nhận được những Huân chương, bằng khen, giải thưởng như: Huân chương Lao động hạng I, II, III; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do Nhà nước trao tặng; cờ thi đua của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh ĐN.
2..2.2 Các sản phẩm dịch vụ tại Agribank Đồng Nai [11]
- Sản phẩm tiền gửi: khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; tiết kiệm học đường.
- Sản phẩm tín dụng: cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho vay mua sắm tiêu dùng phục vụ đời sống cho cá nhân và tổ chức; cho vay trung và dài hạn thực hiện các dự án đầu tư và kinh doanh bất động sản… Dịch vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và tái chiết khấu.
- Sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ nội địa (ATM), thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế (Visa card, Master card).
- Sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước: cung cấp thông tin tài khoản (vấn tin, kiểm tra, sao kê…), dịch vụ gửi 1 nơi rút tất cả các nơi, dịch vụ chuyển tiền đi và nhận chuyển tiền đến trong nước, dịch vụ séc (cung ứng, thanh toán, thu hộ và chi hộ séc trong nước), dịch vụ kết nối tài khoản thanh toán cho các công ty, dịch vụ thanh toán các hóa đơn.
- Kinh doanh ngoại tệ: mua bán và trao đổi các loại ngoại tệ với các cá nhân và tổ chức tài chính; tài trợ thương mại và TTQT qua NH đại lý.
- Dịch vụ TTQT: dịch vụ chuyển tiền quốc tế (kiều hối và WU); thanh toán nhờ thu XNK; thanh toán XNK bằng L/C; dịch vụ thanh toán nhờ thu séc nước ngoài.
- Sản phẩm NH điện tử: Mobile banking (SMS Banking, VnTopup, VnMart, Atransfer, Apaybill); Internet Banking.
- Các sản phẩm dịch vụ khác: thu phí và đại lý bảo hiểm; dịch vụ thu ngân sách Nhà nước; chi hộ lương cho các doanh nghiệp; thu và chi hộ tiền mặt cho các doanh nghiệp; dịch vụ giữ hộ tài sản quý và giấy tờ có giá; nhận ủy thác cho vay; dịch vụ tư vấn tài chính tín dụng cho KH.
Phòng Dịch vụ Marketing
Phòng Điện toán
Phòng giao dịch Tân Biên
Phòng giao dịch Tân Hiệp
Các chi nhánh cấp II và III
2.2.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồGitáổmcĐhứốcc Agribank Đồng Nai
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng Giao dịch Hội sở tỉnh
Phòng giao dịch Quyết Thắng
Phòng giao dịch Tân Hòa
(Nguồn: agribankdongnai.com.vn [8])
Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động trong toàn chi nhánh.
Phòng Hành chính Nhân sự: phụ trách các vấn đề về nhân sự: tuyển dụng, lương bổng, thưởng phạt, nghỉ ngơi… cho cán bộ nhân viên; trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo & PTNT; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thực hiện công tác quản trị hành chính, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản trong NH; tuyên truyền quảng cáo, tư vấn pháp lý, tổng hợp báo cáo sơ tổng kết hoạt động kinh doanh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng; xây dựng chiến lược huy động vốn và KH tín dụng; xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh; dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết; quản lý các thông tin về kinh tế và phòng ngừa rủi ro tín dụng, kế hoạch phát triển và tình hình thực hiện kế hoạch; quản lý rủi ro về nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ; phân loại dư nợ và phân tích nợ quá hạn; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng; tiếp nhận và thực hiện các dự án và làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn; phổ biến và hướng dẫn cho KH về các quy định quy trình tín dụng.
Phòng Kế toán Ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và NH Agribank VN; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính và quỹ tiền lương…; thực hiện các công tác và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán, ngân quỹ và điện toán; trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực tại chi nhánh cấp III và phòng giao dịch trên địa bàn
Phòng Dịch vụ & Marketing: thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữ các hình ảnh tư liệu về các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của NH; giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của NH
đến với KH; quảng bá thương hiệu cho NH; phân tích thị trường và tìm kiếm KH; chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của KH.
Phòng Kinh doanh Ngoại hối:
thực hiện các nghiệp vụ
mua bán, trao đổi
ngoại tệ và TTQT trực tiếp theo quy định; thực hiện công tác TTQT, dịch vụ
chuyển tiền và kiều hối thông qua mạng Swift và các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ.
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: tổng hợp và báo cáo các công tác kiểm tra kiểm toán cho ban kiểm tra kiểm toán nội bộ NH Agribank VN; thực hiện công tác kiểm tra kiểm toán các nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh; làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng và tham mưu cho Giám đốc chống tham những, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm; tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm toán theo đề cương của NH Agribank VN và theo kế hoạch của đơn vị.
Phòng Điện toán: thực hiện công tác quản lý hệ thống mạng và máy tính trong toàn chi nhánh. [10]
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
2.2.4.1 Tình hình hoạt động năm 2010:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2009 | Năm 2008 | 2009 so với 2008 | 2010 so với 2009 | ||
Tuyệt đối | Tương đối | Tuyệt đối | Tương đối | ||||
Huy động vốn | 10,231,000 | 8,657,000 | 8,959,000 | (302,000) | (3.37%) | 1,574,000 | 18.18% |
Nội tệ | 9,634,000 | 8,128,000 | 8,415,000 | (287,000) | (3.41%) | 1,506,000 | 18.53% |
Ngoại tệ | 597,000 | 529,000 | 544,000 | (15,000) | (2.76%) | 68,000 | 12.85% |
Tổng dư nợ | 7,126,000 | 6,685,000 | 5,919,000 | 766,000 | 12.94% | 441,000 | 6.60% |
Nội tệ | 6,544,000 | 6,130,000 | 5,218,000 | 912,000 | 17.48% | 414,000 | 6.75% |
Ngoại tệ | 582,000 | 555,000 | 701,000 | (146,000) | (20.83%) | 27,000 | 4.86% |
Doanh số cho vay | 11,189,000 | 10,306,000 | 9,041,000 | 1,265,000 | 13.99% | 883,000 | 8.57% |
Nội tệ | 10,893,000 | 9,973,000 | 8,668,000 | 1,305,000 | 15.06% | 920,000 | 9.22% |
Ngoại tệ | 296,000 | 333,000 | 373,000 | (40,000) | (10.72%) | (37,000) | (11.11%) |
Doanh số thu nợ | 10,748,000 | 9,541,000 | 8,849,000 | 692,000 | 7.82% | 1,207,000 | 12.65% |
Nội tệ | 9,987,000 | 9,019,000 | 8,322,000 | 697,000 | 8.38% | 968,000 | 10.73% |
Ngoại tệ | 761,000 | 522,000 | 527,000 | (5,000) | (0.95%) | 239,000 | 45.79% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - 1
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - 2
- Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán Chuyển Tiền Với Nước Ngoài
- Mức Độ Tiếp Cận Với Khách Hàng
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - 6
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - 7
Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu Agribank Đồng Nai - phòng Kế hoạch kinh doanh - Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Nai năm 2010 [12])
Huy động vốn:
Trong tình hình nền kinh tế bị suy giảm chưa kịp phục hồi, đồng thời có đến 40 chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn nên tình hình cạnh tranh giữa các NHTM
ngày càng quyết liệt hơn. Một số NHTM áp dụng các mức lãi suất và trả các
khoản chi phí huy động bất thường làm cho môi trường hoạt động ngày càng phức tạp. Vì vậy, công tác huy động vốn trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn. Tổng nguồn vốn huy động được là 8,657,000 triệu đồng, giảm 302,000 triệu đồng (- 3.37%) so với năm 2008. Trong đó nguồn vốn huy động từ nội tệ là 8,128,000 triệu đồng, giảm 287,000 triệu đồng (-3.41%); nguồn vốn huy động từ ngoại tệ là 529,000 triệu đồng, giảm 15,000 triệu đồng (-2.76%). Do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, việc huy động các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ngoại tệ trên thị trường trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nguồn vốn huy
động tại chỗ giảm, nhưng so với các chi nhánh NHTM trên địa bàn, chi nhánh
Agribank ĐN vẫn chiếm lĩnh thị phần huy động vốn cao do uy tín lâu đời cùng các chính sách lãi suất hấp dẫn, nhiều chương trình chăm sóc KH, phát động nhiều đợt huy động vốn từ dân cư (phát hành kỳ phiếu mừng xuân, mừng ngày quốc tế lao động, quốc khánh,…), giúp NH ổn định tình hình tài chính.
Tính đến cuối năm 2010, mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động nhưng tổng nguồn vốn huy động đạt 10,231,000 triệu đồng, tăng 1,574,000 triệu đồng (+18.18%) so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn huy động từ nội tệ là 9,634,000 triệu đồng, tăng 1,506,000 triệu đồng (+18.53%); nguồn vốn huy động từ ngoại tệ quy đổi đạt 597,000 triệu đồng, tăng 68,000 triệu đồng (+12.85%). Để đạt được kết quả như trên là nhờ năm 2010 NH đã áp dụng các biện pháp chủ yếu như: triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú về thời hạn và cách thức huy động, phương pháp trả lãi với nhiều mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút KH, đặc biệt là dân cư, nên đã duy trì và tăng trưởng tốt trong tình hình chỉ số giá biến động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Tất
cả các chi nhánh cấp III và phòng giao dịch trực thuộc đều thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ. Công tác thông tin tuyên truyền và chính sách
chăm sóc KH luôn được chú trọng, các ngày kỷ
niệm, ngày lễ
đều là dịp để
Agribank ĐN thực hiện cụ thể chương trình chăm sóc KH, đặc biệt là với KH truyền thống, nên nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn duy trì số tiền gửi qua đợt biến động lãi suất vào thời điểm cuối năm.
Tổng dư nợ:
Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2009 đạt 6,685,000 triệu đồng, tăng 766,000 triệu đồng (+12.94%) so với năm 2008. Trong đó dư nợ nội tệ đạt 6,130,000 triệu đồng,
tăng 912,000 triệu đồng (+17.48%); dư nợ
ngoại tệ
quy đổi đạt 555,000 triệu
đồng, giảm 146,000 triệu đồng (-20.83%). Dư nợ ngoại tệ giảm là do NH thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng, kiềm chế lạm phát, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế bị sụt giảm do ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế thế giới, hàng hóa XNK bị giảm giá, chi phí nguyên nhiên vật liệu trong nước cao. Khi chuyển sang giao dịch bằng phần mềm IPCAS, nhiều nhân viên nghiệp vụ chưa thành thạo nên xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật giao dịch, làm nợ quá hạn và nợ xấu tăng. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm, gây ảnh hưởng đến việc vay vốn tại NH của nông dân.
Năm 2010, tổng dư nợ cho vay đạt 7,126,000 triệu đồng, tăng 441,000 triệu
đồng (+6.6%) so với năm 2009. Trong đó dư nợ nội tệ đạt 6,544,000 triệu đồng, tăng 414,000 triệu đồng (+6.75%); dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 582,000 triệu đồng, tăng 27,000 triệu đồng (+4.86%). Để đạt được kết quả như trên, tuy công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng NH đã cân đối nguồn vốn để lôi kéo, duy trì quan hệ với KH. Đặc biệt đã ưu tiên đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hỗ trợ lãi suất theo 3 gói kích cầu của Chính phủ. Công tác kiểm tra kiểm soát luôn được coi trọng, đã phát hiện những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nên đã có những biện pháp xử lý kịp thời, đã sàng lọc được những KH trong đầu tư tín dụng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Công tác thẩm định, thu thập thông tin, phòng ngừa rủi ro được
thực hiện nghiêm túc, nhằm chọn lọc KH cho vay trong tình hình khó khăn của nền kinh tế.
Doanh số cho vay:
Hoạt động chủ yếu của NH nói chung và NH Agribank nói riêng là hoạt động
tín dụng. Tổng doanh số cho vay năm 2009 đạt 10,306,000 triệu đồng, tăng
1,265,000 triệu đồng (+13.99%) so với cuối năm 2008. Trong đó doanh số cho vay nội tệ đạt 9,973,000 triệu đồng, tăng 1,305,000 triệu đồng (+15.06%); doanh số cho vay ngoại tệ quy đổi là 333,000 triệu đồng, giảm 40,000 triệu đồng (-10.72%). Sang năm 2010, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo NH, cùng sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong NH, tổng doanh số cho vay đạt 11,189,000 triệu đồng, tăng 883,000 triệu đồng (+8.75%) so với năm 2009.
Trong đó doanh số
cho vay nội tệ
tăng 920,000 triệu đồng (+9.22%), đạt
10,893,000 triệu đồng, doanh số cho vay ngoại tệ quy đổi giảm 37,000 triệu đồng (-11.11%), chỉ đạt 296,000 triệu đồng, trong khi năm 2009 là 333,000 triệu đồng.
Doanh số thu nợ:
Tổng doanh số thu nợ năm 2009 đạt 9,541,000 triệu đồng, tăng 692,000 triệu
đồng (+7.82%) so với cuối năm 2008. Trong đó doanh số
thu nợ
nội tệ
đạt
9,019,000 triệu đồng, tăng 697,000 triệu đồng (+8.38%); doanh số thu nợ ngoại tệ quy đổi là 522,000 triệu đồng, giảm 5,000 triệu đồng (-0.95%).
Tổng doanh số thu nợ năm 2010 đạt 10,748,000 triệu đồng, tăng 1,207,000 triệu đồng (+12.65%) so với năm 2009. Trong đó doanh số thu nợ nội tệ đạt 9,987,000 triệu đồng, tăng 968,000 triệu đồng (+10.73%); doanh số thu nợ ngoại tệ quy đổi là 761,000 triệu đồng, tăng 239,000 triệu đồng (+45.79%).
2.2.4.2 Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và 2010
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2009 | 2010 so với 2009 | Tỷ trọng năm 2010 | |
Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Hoạt động tín dụng | |||||
Thu nhập | 1,557,021 | 1,047,189 | 509,832 | 48.69% | 93.53% |
Chi phí | 743,446 | 521,836 | 221,610 | 42.47% | 94.40% |
Lợi nhuận | 813,575 | 525,353 | 288,222 | 54.86% | 92.74% |
Hoạt động KDNH | |||||
Thu nhập | 4,073 | 2,213 | 1,860 | 84.05% | 0.24% |
Chi phí | 2,053 | 1,205 | 848 | 70.37% | 0.26% |
Lợi nhuận | 2,020 | 1,008 | 1,012 | 100.40% | 0.23% |
Hoạt động TTQT | |||||
Thu nhập | 24,290 | 16,743 | 7,547 | 45.08% | 1.46% |
Chi phí | 10,346 | 5,397 | 4,949 | 91.70% | 1.31% |
Lợi nhuận | 13,944 | 11,346 | 2,598 | 22.90% | 1.59% |
Hoạt động khác | |||||
Thu nhập | 79,425 | 127,801 | (48,376) | (37.85%) | 4.77% |
Chi phí | 31,726 | 52,341 | (20,615) | (39.39%) | 4.03% |
Lợi nhuận | 47,699 | 75,460 | (27,761) | (36.79%) | 5.44% |
Tổng thu nhập | 1,664,809 | 1,193,946 | 470,863 | 39.44% | |
Tổng chi phí | 787,571 | 580,779 | 206,792 | 35.61% | |
Tổng lợi nhuận | 877,238 | 613,167 | 264,071 | 43.07% |
(Nguồn: Số liệu Agribank Đồng Nai - phòng Kế toán ngân quỹ - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Nai năm 2010 [13])
Trong tình hình thị trường tiền tệ có nhiều biến động, các NHTM luôn phải đối diện với rủi ro lãi suất. Với sự nỗ lực thường xuyên của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, Agribank Đồng Nai đã giữ vững và ổn định tình hình tài chính, đạt được những thành tựu kinh doanh đáng kể. Nhìn chung trong năm 2010 tổng thu, tổng chi và tổng lợi nhuận từ các hoạt động tín dụng, hoạt động KDNH và hoạt động TTQT đều tăng so với năm 2009. Nguồn thu nhập
không ngừng tăng trưởng, năm 2010 đạt 1,664,809 triệu đồng, tăng 470,863 triệu đồng (+39.44%) so với năm 2009, chiếm tỷ trọng cao nhất là thu nhập từ hoạt động tín dụng và thấp nhất là từ hoạt động KDNH. Tổng chi phí chi cho các hoạt động là 787,571 triệu đồng, tăng 206,792 triệu đồng (+35.61%) so với năm 2009. Tổng lợi nhuận năm 2010 đạt 877,238 triệu đồng, tăng 264,071 triệu đồng (+43.07%) so với năm 2009. Cụ thể từng hoạt động như sau:
Hoạt động tín dụng:
Thu nhập chủ yếu của Agribank ĐN là từ hoạt động tín dụng. Trong năm, NH đã quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và Agribank VN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. Ngay từ đầu năm, NH đã ra quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của NH. NH rất coi trọng việc tận
thu các nguồn thu từ
tín dụng: thu lãi, thu nợ
xử lý rủi ro…, năm 2010 đạt
1,557,021 triệu đồng, tăng 509,832 triệu đồng (+48.69%) so với năm 2009. Chiếm 93.53% tổng thu nhập trong năm.
Chi phí cho hoạt động tín dụng là 743,446 triệu đồng, tăng 221,610 triệu đồng (+42.47%) so với 2009. Chiếm 94.40% tổng chi phí trong năm.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng vào cuối năm 2010 đạt 813,575 triệu đồng, tăng 288,222 triệu đồng (+54.86%) so với cuối năm 2009. Chiếm 92.74% tổng lợi nhuận trong năm.
Hoạt động KDNH:
Thu nhập từ hoạt động KDNH đạt 4,073 triệu đồng, tăng 1,860 triệu đồng
(+84.05%) so với năm 2009. Chiếm 0.24% tổng thu nhập trong năm.
Chi phí cho hoạt động KDNH là 2,053 triệu đồng, tăng 848 triệu đồng (+70.37%) so với năm 2009. Chiếm 0.26% tổng chi phí trong năm.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động KDNH đạt 2,020 triệu đồng, tăng 1,012 triệu đồng (+100.40%) so với năm 2009. Chiếm 0.23% tổng lợi nhuận trong năm.
Hoạt động TTQT:
Thu nhập từ hoạt động TTQT đạt 24,290 triệu đồng, tăng 7,547 triệu đồng
(+45.08%) so với năm 2009. Chiếm 1.46% tổng thu nhập trong năm.
Chi phí cho hoạt động TTQT là 10,346 triệu đồng, tăng 4,949 triệu đồng (+91.70%) so với năm 2009. Chiếm 1.31% tổng chi phí trong năm.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT đạt 13,944 triệu đồng, tăng 2,598 triệu đồng (+22.90%) so với năm 2009. Chiếm 1.59% tổng lợi nhuận trong năm.
Hoạt động khác:
Năm 2010, thu nhập từ các hoạt động khác đạt 79,425 triệu đồng, chiếm 4.77% tổng thu nhập trong năm. So với năm 2009 giảm 48,376 triệu đồng (-37.85%). Từ đó lợi nhuận cũng giảm theo, chỉ đạt 47,699 triệu đồng, giảm 27,761 triệu đồng (- 36.79%), chiếm 5.44% tổng lợi nhuận (trong khi thu nhập từ các hoạt động khác trong năm 2009 đạt 127,801 triệu đồng). Chi phí cho các hoạt động này cũng giảm theo, năm 2010 là 31,726 triệu đồng, giảm 20,615 triệu đồng (-38.39%), chiếm 4.03% tổng chi phí. Kết quả này cho thấy các hoạt động khác của NH vẫn còn hạn chế và cần được quan tâm chú ý hơn trong những năm tới.
2.3 Thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank Đồng Nai
2.3.1 Bộ phận TTQT tại Agribank Đồng Nai [14]
Bộ phận TTQT của NH Agribank Đồng Nai trực thuộc phòng Kinh doanh ngoại hối. Phòng KDNH chính thức thành lập vào năm 2004, được đánh giá là một trong những phòng ban có thành tích hoạt động xuất sắc nhất và đã có những đóng góp
đáng kể
vào sự
lớn mạnh của Agribank Đồng Nai hiện nay. Phòng gồm có 1
trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 TTV. Trưởng phòng và phó phòng có trách nhiệm kiểm soát các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ TTQT và kinh doanh ngoại tệ do các TTV thực hiện.
Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của phòng KDNH:
- Phòng KDNH tại Agribank Đồng Nai được phép hoạt động TTQT theo quyết định số 338/HĐQT-QHQT ngày 05/09/2005 của Hội đồng Quản trị Agribank ban hành.
- Quản lý, điều hành hoạt động KDNH trong hệ thống Agribank theo văn bản chấp thuận của Tổng giám đốc Agribank.
- Trực tiếp giao dịch với KH; lập và xử lý chứng từ nghiệp vụ TTQT theo đúng quy định.
- Có trách nhiệm về quyết định của mình trong các nghiệp vụ TTQT.
- Thực hiện các nghiệp vụ TTQT trực tiếp theo quy định và TTQT thông qua mạng Swift tại chi nhánh.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi).
- Thực hiện tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến TTQT.
- Thực hiện dịch vụ kiều hối và chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền từ nước ngoài về, mở tài khoản KH nước ngoài.
- Quản lý hồ sơ TTQT (lưu trữ, bảo mật, phân tích, cung cấp thông tin liên quan đến các công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định).
- Cân đối ngoại tệ phục vụ các nhu cầu thanh toán nhập khẩu.
- Kiểm soát nội dung các giao dịch TTQT và báo cáo giao dịch có nghi vấn theo quy định.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của chi nhánh cấp II trực thuộc và báo cáo Tổng giám đốc đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép thực hiện TTQT của chi nhánh cấp II nếu phát hiện có sai phạm.
2.3.2 Quy trình nghiệp vụ TTQT tại Agribank Đồng Nai
2.3.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C)
- L/C nhập khẩu:
Mở L/C nhập khẩu trả ngay:
Sơ đồ 2.2: Quy trình mở L/C nhập khẩu
Tiếp nhận bộ chứng từ mở L/C
Phòng KDNH thẩm định chứng từ L/C
Phòng KHKD thẩm định khả năng thanh toán của KH và đề nghị mức ký quỹ
Giám đốc ký duyệt bộ chứng từ
Chuyển điện
cho NH thông
báo
Kiểm soát, lãnh đạo NH ký duyệt bộ chứng từ và điện L/C
Hạch toán nội bảng tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ, nhập ngoại bảng trị giá L/C phát hành, thu phí liên quan
TTV chọn NH thông báo và soạn điện mở L/C
Gửi 1 bộ L/C gốc cho KH
Lưu điện (bản copy) và hồ sơ, ghi số tham chiếu L/C vào sổ theo dõi
(Nguồn: Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT)
Tu chỉnh L/C nhập khẩu: Quy trình này áp dụng cho trường hợp tăng giá trị L/C, có gia hạn ngày giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C.
Tiếp nhận bộ chứng từ tu chỉnh L/C
Phòng KDNH thẩm định chứng từ tu chỉnh L/C
Phòng KHKD thẩm định lại mức ký quỹ và nguồn vốn thanh toán theo yêu cầu tu chỉnh L/C (nếu tu chỉnh tăng giá trị L/C)
Giám đốc ký duyệt bộ chứng từ
Lưu hồ sơ vào sổ theo dõi
Chuyển điện cho NH thông báo và giao 1 bản điện gốc cho KH
Kiểm soát và lãnh đạo NH ký duyệt
Hạch toán điều chỉnh tiền ký quỹ
Soạn thảo điện tu chỉnh L/C
Sơ đồ 2.3: Quy trình tu chỉnh L/C nhập khẩu
(Nguồn:)
Hủy L/C nhập khẩu: Trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu nhận được văn bản chấp nhận hủy L/C của người mua, NH xử lý như sau:
TTV lập
điện hủy L/C
Kiểm soát và lãnh đạo NH ký duyệt
Gửi điện hủy L/C cho NH thông báo
Nếu NH thông báo không xác nhận thì không chấp nhận hủy
Làm thủ tục hủy L/C nếu các bên tham gia thống nhất hủy
Lưu hồ sơ vào sổ theo dõi
Giải tỏa tiền ký quỹ cho KH
Thu phí từ KH và tiến hành hủy L/C
Sơ đồ 2.4: Quy trình hủy L/C nhập khẩu
Nhận được yêu cầu hủy từ người xin mở L/C
(Nguồn:)
Bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn: Khi có giấy báo hàng đến
TTV tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo lãnh hoặc ký hậu vận đơn
Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của
hồ sơ
TTV lập thủ tục bảo lãnh nhận hàng (ký hậu vận đơn)
TTV lập thư bảo lãnh nhận hàng
Kiểm soát và lãnh đạo NH ký duyệt
Giao bộ chứng từ cho KH
Khi nhận được bộ chứng từ, NH thực hiện thanh toán
Giao chứng thư vận đơn hoặc vận đơn đã ký hậu cho KH
Sơ đồ 2.5: Quy trình ký thư bảo lãnh nhận hàng (hoặc ký hậu vận đơn)
(Nguồn:)
Điều kiện để NH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng (hoặc ký hậu vận đơn) gốc cho KH nhận hàng theo L/C trước khi nhận chứng từ qua NH:
- KH có Giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng (ký hậu vận đơn) và Giấy cam kết trả tiền khi nhận được chứng từ tại NH (kể cả khi chứng từ không phù hợp).
- KH xuất trình 1 bản sao vận đơn đường biển (đường hàng không), 1 bản sao hóa đơn do NXK gửi trực tiếp và thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu. Hay KH có thể xuất trình 1 bản gốc vận đơn do NXK gửi trực tiếp để NH ký hậu vận đơn, hoặc phát hành thư ủy quyền nhận hàng nếu vận đơn hàng không ghi nhận người nhận hàng là NH.
- KH phải ký quỹ 100% trị giá thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh, hoặc ủy quyền cho NH phong tỏa số tiền lương ứng trên tài khoản tiền gửi để chờ thanh toán, hoặc lập thủ tục nhận nợ vay nếu có hợp đồng tín dụng với NH. [14]
- L/C xuất khẩu: