Hệ Số Car Của Các Nhtm Nhà Nước Việt Nam Năm 2010 – 2014



ệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR)


Hệ số an toàn vốn của NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, từ năm 2009 trở đi thì qui mô vốn của các NHTM nhà nước có tăng lên nên CAR của các ngân hàng cũng tăng theo.

Nhờ có sự tăng trưởng vốn tự có trong những năm qua mà hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM nhà nước tăng nhanh và đáp ứng được qui định của NHNN. Theo Thông tư số 13/2010/TT– NHNN ngày 12/09/2010, thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM phải đạt trên 9%.

Bảng 2.3: Hệ số CAR của các NHTM nhà nước Việt Nam năm 2010 – 2014

Đơn vị tính: %


Năm/Ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

Vietcombank

9,00

11,14

14,63

13,13

11,61

Vietinbank

8,02

10,05

11,28

13,17

10,4

Agribank

8,03

10,5

11,45

13,25

10.44

BIDV

9,20

9,53

10,01

13,19

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 8

Nguồn: Báo cáo thường niên của các N TMNN VN [17, 18, 19, 20, 21]


Mức độ an toàn vốn qua hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM nhà nước được cải thiện qua các năm qua. Thông tư số 13/2010/TT–NHNN đã quy định việc các NHTM phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của mình từ 8% lên 9%. Phần lớn các ngân hàng đã đảm bảo được điều kiện này. Hệ số an toàn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống NHTM Việt Nam là một vấn đề lớn được nhiều chuyên gia tài chính đề cập đến.

Để đánh giá được thực trạng của hệ số CAR của các NHTM nhà nước giai đoạn 2010 – 2014, trước hết cần phân tích biến động của hai nhân tố vốn tự có và tài sản có rủi ro. Bằng việc nỗ lực gia tăng vốn tự có, các NHTM nhà nước đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc nâng cao dần hệ số CAR qua các năm. Đến năm 2012 hệ số CAR của hệ thống NHTM nhà nước đã vượt mức tối thiểu



9% theo quy định hiện nay của NHNN tại Thông tư số 13/2010/TT– NHNN ngày 20/05/2010.

Theo Thông tư 02/2013/TT–NHNN ngày 21/01/2013, các NHTMNN chủ động các giải pháp phù hợp nhằm đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi nợ theo nhóm, nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng…

Về khả năng sinh lời của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

Agribank

2.489

2.188

3.404

1.679

2.590

Vietcombank

4.235

4.217

4.427

4.371

4.612

BIDV

3.761

3.200

3.281

4.053

4.986

Vietinbank

3.405

6.234

6.151

5.807

5.727

ACB

2.334

3.207

784

826

952

Cộng

16.224

19.046

17.264

15.911

17.915

Nguồn: Báo cáo thường niên các N TM năm 2010 – 2014 [17, 18, 19, 20, 21]


Bất kỳ một NHTM nào cũng luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Sự phát triển bền vững, ổn định và hiệu quả hoạt động sẽ quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng đó. Để đo lường đánh giá khả năng sinh lời của một ngân hàng thường bằng nhiều tiêu chí khác nhau như: lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có bình quân (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Qua bảng số liệu nêu trên (bảng 2.4) cho thấy bức tranh về hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý điều hành, năng lực về tài chính của một số NHTM Việt Nam trong thời gian qua.



Đối với Agribank trong các năm 2010, 2012, 2014 có sự tăng trưởng về lợi nhuận, riêng hai năm 2011 và 2013 lợi nhuận sau thuế của Agribank có sự sụt giảm, điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do tác động của khủng kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua và một nguyên nhân cũng không kém phần quan trong có thể kể đến như năng lực quản trị điều hành yếu kém quả Agribank, điều được minh chứng bằng một vụ án kinh tế tại một số chi nhánh trong hệ thống của Agribank (sai phạm của Agribank đã được thị trường biết đến với những sai phạm về cho vay đã được đưa ra ánh sáng pháp luật, như cơ quan công an đã bắt giam Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Tổng Giám đốc Agribank, với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền lên tới 3.900 tỷ đồng hồi tháng 1/2014; Hay như hồi đầu tháng 1/2013, ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng Giám đốc Agribank, đã bị bắt với tội danh Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại 3.900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội; Hay vụ đại án liên quan đến Agribank vừa được x t xử là sai phạm tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II). Mới đây, TAND TP H.C.M đã tuyên án đối với 11 bị cáo trong vụ án này. Trong đó, có 2 án tử hình đối với 2 bị cáo: Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Quang Vinh)... Các bị cáo còn lại bị tuyên án từ 3 - 14 năm tù giam..).

Mặt khác, với việc sử dụng nguồn lực lớn của xã hội theo thông kê đến cuối năm 2014 như: tổng tài sản là 762.869 tỷ đồng, mạng lưới gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia; nhân sư gần

40.000 cán bộ, nhân viên. Agribank luôn được xếp số 1 trong việc sử dụng nguồn lực xã hội của toàn hệ thống NHTM. Nhưng lợi nhuận mang lại là chưa thật sự tương xứng với tiềm sẵn có của ngân hàng.

Cũng theo thống kê trong vòng 5 năm thì năm 2013 lợi nhuận trong toàn ngành có giảm, nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm là do tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 khá thấp, lãi suất cho vay hạ và một nguyên nhân không kém phần quan trọng là khủng hoảng kinh tế Việt Nam và cùng với việc trong năm 2013 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát nên dư nợ



tín dụng tăng trưởng thấp dẫn đến thu nhập từ lãi vay giảm. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng giảm. Bước sang năm 2014, trong nhóm 5 ngân hàng nghiên cứu đều có sự tăng trưởng về lợi nhuận nhưng là không đáng kể.

Bảng 2.5: Hệ số ROE của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014

Đơn vị tính: %



Ngân hàng

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Agribank

5,19

15,49

19,8

12,06

10,5

BIDV

17,95

13,16

12,90

13,80

15,27

Vietcombank

22,55

17,08

12,61

10,33

10,76

Vietinbank

22,1

26,74

19,9

13,7

10,5

ACB

28,9

36

8,5

8,2

9,8

Nguồn: Báo cáo thường niên các N TM năm 2010 – 2014 [17, 18, 19, 20, 21]


Chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời trên đồng vốn của ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả càng cao. ROE được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH và dùng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các ngân hàng với nhau.

Thông qua phân tích ROE các NHTM Việt Nam có thể thấy rằng hệ số ROE của các ngân hàng có diễn biến theo chiều hướng giảm đặc biệt trong năm năm 2012 và 2013 và năm 2014 giảm xuống chỉ còn bình quân là 11,1% và 11,7% và 11,3%. Có thể kể đến một vài nguyên nhân cụ thể để minh chứng cho việc giảm sút này là do hiệu quả hoạt động yếu kém, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Việt Nam thời gian qua...Bên cạnh đó các NHTM Việt Nam mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh với hy vọng tốc độ tăng tài sản sẽ nhanh như những năm trước nhưng điều đó đã không diễn ra như kỳ vọng.



Bảng 2.6: Hệ số ROA của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014

Đơn vị tính: %


Ngân hàng

2010

2011

2012

2013

2014

Agribank

0,24

0,87

1,6

0,23

0,85

BIDV

1,13

0,983

0,74

0,78

0,83

Vietcombank

1,50

1,25

1,13

0,99

0,88

Vietinbank

1,5

2,03

1,7

1,4

1,2

ACB

1,7

1,7

0,5

0,6

0,7

Nguồn: Báo cáo thường niên các N TM Việt Nam [17, 18, 19, 20, 21]


Chỉ tiêu ROA cho biết một đồng tài sản có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng và phản ánh chất lượng của công tác quản lý tài sản có trong NHTM. Tài sản có trong ngân hàng có khả năng tạo ra thu nhập, đó là khoản cho vay và các khoản đầu tư. Tài sản có sinh lời càng cao, càng tạo điều kiện để gia tăng thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng. Ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ đầu tư kinh doanh hiệu quả. ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và dùng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng.

Theo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới thì có thể đánh giá các ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROA bằng 4 cấp độ sau:

+ ROA nhỏ hơn 0,5%: thì ngân hàng có hiệu quả kinh doanh yếu kém;


+ ROA từ 0,5% đến 1%: ngân hàng có hiệu quả kinh doanh trung bình;


+ ROA từ 1% đến 2%: ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt;


+ ROA trên 2,0%: ngân hàng có hiệu quả kinh doanh là rất tốt.


Thông qua 4 cấp độ nêu trên và qua bảng số liệu thống kê có thể nhận xét rằng các NHTM nêu trên đang có hiệu quả kinh doanh đến 2014 là yếu kém và chỉ có Vietinbank đạt 1,2% trong năm 2014 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt. Cá biệt



có Agribank trong vòng 5 năm thống kê thì có đến 4 năm là yếu kém. Chỉ có năm 2012 đạt 1,6% là năm duy nhất đạt hiệu quả kinh doanh tốt.

2.2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là “Đánh giá nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam”, quy trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn gồm các bước theo Hình 2.2

Hình 2.2: Các bước nghiên cứu


Bước 1

Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết

Bước 2

Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo

Bước 3

Hiệu chỉnh

thang đo

Cronbach Alpha

(loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ)

Bước 5

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bước 4

Thang đo đã hiệu chỉnh

EFA

(loại các biến có trọng số EFA nhỏ, kiểm tra phương sai trích được)

Bước 6

Bản câu hỏi khảo sát chính thức

Bước 7

Tiến hành thu thập dữ liệu

- Kiểm định dữ liệu

- Kiểm định thang đo

- Phân tích tương quan

- Phân tích hồi quy

Phân tích dữ liệu khảo sát sau khi đã xử lý sơ bộ

Bước 8

Nguồn: T ết quả nghiên cứu của tác giả


-Giai đoạn nghiên cứu định tính

Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu (bước thứ nhất), khung lý thuyết về nhân tố tác động CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam được thiết kế theo cách tiếp cận của Grandon và Pearson (2004) [258], giả thiết nghiên cứu (bước thứ hai). Tiến hành xây dựng thang đo, đây là bước nghiên cứu định tính quan trọng nhất vì yêu cầu khái niệm lý thuyết của các biến nghiên cứu phải chặt chẽ, đầy đủ phản ánh chính xác mục tiêu nghiên cứu để từ đó soạn thảo phỏng vấn chuyên gia (bước thứ ba). Nhiệm vụ trong (bước thứ ba) sẽ tiến hành thảo luận với nhiều đối tượng (n>10) mà thực tế đang lãnh đạo ở NHNo&PTNT Việt Nam và có nghiên cứu, hiểu biết nhiều về tín dụng, rủi ro tín dụng, CLTD, các nhân tố tác động CLTD. Việc phỏng vấn chuyên gia này nhằm hiệu chỉnh để đi đến nhất quán cách hiểu các câu hỏi trong thang đo. Kết thúc giai đoạn nghiên cứu định lượng tại (bước thứ ba), bản câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ được hiệu chỉnh hoàn thành.

-Giai đoạn nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế nhằm kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Đầu tiên tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ (bước thứ tư) nhằm thu thập các số liệu đánh giá của cỡ mẫu nhỏ (n>30). Sau đó dữ liệu thu được sẽ được tiến hành phân tích bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm sàng lọc các biến quan sát có nội dung trùng lặp, thừa hoặc không đạt độ tin cậy (bước thứ năm). Từ kết quả phân tích trong bước 5, tác giả tiến hành hiệu chỉnh để đưa ra thang đo chính thức (bước thứ sáu). Thang đo này được sử dụng để khảo sát chính thức với cỡ mẫu lớn (n>200)(bước thứ bảy). Dữ liệu thu thập từ khảo sát chính thức được xử lý sơ bộ và tiến hành phân tích nhằm đánh giá độ tin cậy dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để đưa ra các nhận định về mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu dựa trên những kết quả có được (bước thứ tám). Qui trình thực hiện nghiên cứu được mô phỏng như Hình 2.2.


2.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, định danh. Dạng thang đo quãng Likert năm điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn hoàn toàn đồng ý. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (ví dụ: giới tính, cấp bậc, tuổi tác, loại sở hữu…).

Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần. Phần đầu nhằm khảo sát thông tin của đối tượng khảo sát, phần hai nhằm khảo sát mức độ đánh giá của cán bộ tín dụng của ngân hàng về tác động của các nhân tố đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam.

Để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu trước khi đưa ra bảng hỏi, tác giả đã phỏng vấn 20 chuyên gia là các nhà quản lý NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia này nắm vững nghiệp vụ tín dụng. Nhằm để có cơ sở đưa ra các câu hỏi về nhân tố ảnh hưởng có tác động đến CLTD. Qua đó có những nhận x t, đánh giá về thực trạng CLTD, mà cụ thể là xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến CLTD. Từ những nhận x t, đóng góp của các chuyên gia, tác giả tiến hành công việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo sơ bộ.

Các thang đo mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu có sự kế thừa bộ thang đo của các công trình nghiên cứu khác nhau, cụ thể như sau:

– Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập [9]. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTD bao gồm: (1) Môi trường vĩ mô (Môi trường pháp lý – Chính sách kinh tế của Nhà Nước; Môi trường kinh tế – xã hội; Các yếu tố khách quan khác); (2) Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp (Nhân tố định lượng và nhân tố định tính); (3) Nhân tố chủ quan (Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; Quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM; Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn; Hệ thống thông tin tín dụng của NHTM; Công tác tổ chức bộ máy; Chất lượng nhân sự của ngân hàng; Hệ thống công nghệ ngân hàng; Nguồn vốn của ngân hàng).



– Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam [11]. Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM như: (1) Nhân tố bên trong ngân hàng (Nguồn vốn ngân hàng; Chính sách tiền gửi, cho vay của ngân hàng; Lãi suất ngân hàng; An toàn trong ngân hàng; Khoa học và công nghệ ngân hàng, Nhân sự trong ngân hàng; Dư nợ tín dụng; Mức dự phòng rủi ro tín dụng) và (2) Nhân tố bên ngoài ngân hàng (Môi trường kinh tế, pháp lý có liên quan; năng lực tài chính của người vay; Năng lực sản xuất kinh doanh; Năng lực và kinh nghiệm của nhà quản trị doanh nghiệp; Uy tín giao dịch của khách hàng với ngân hàng; Triển vọng ngành nghề).

2.2.2.3. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHNO&PTNT Việt Nam, mô hình nghiên cứu được đề xuất theo Hình 2.3

Chính sách tín dụng


Quy trình, quy chế tín dụng

CHẤT

Công tác tổ chức

LƯỢNG

Chất lượng nhân sự

TÍN

Năng lực quản trị

DỤNG

Trang thiết bị công nghệ

CỦA

Thông tin tín dụng

NHNo&PTNT

Kiểm tra và kiểm soát nội bộ

VIỆT NAM

Huy động vốn

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu


Nguồn: T ết quả nghiên cứu của tác giả


2.2.2.4. Phương ph p đ nh gi sơ bộ th ng đo

Ngoài giá trị nội dung của thang đo (trên cơ sở lý thuyết), thang đo còn phải đảm bảo được độ tin cậy, do đó cần phải đánh giá bằng những công cụ kỹ thuật định lượng phù hợp trước khi thang đo được đưa vào nghiên cứu chính thức. Để đánh giá điều này, tác giả đã tiến hành khảo sát sơ bộ với cỡ mẫu là 100, số phiếu hợp lệ thu về từ khảo sát này là 94 phiếu, trong đó đối tượng khảo sát là các cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu được sẽ được xử lý và đưa vào phần mềm phân tích thống kê SPSS16 để phân tích đánh giá dữ liệu. Việc đánh giá sơ bộ thang đo dựa trên dữ liệu thu thập theo phương pháp phi xác suất. Mục tiêu của bước này là sàng lọc chỉ giữ lại các biến quan sát đạt yêu cầu và khám phá mối quan hệ giữa các biến này với nhau.

Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp khi chúng có liên quan biến tổng (Item–total correlation) nhỏ hơn 0.3 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có hệ số tin cậy lớn hơn 0.6 (Nunnally,1998; Peterson, 1994; dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) sẽ chấp nhận được [4].

Công cụ EFA sử dụng phương pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser–Meyer – Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa.

Theo kết quả phân tích sơ bộ đối với cỡ mẫu là 94. Kết quả đánh giá cho các thang đo theo các tiêu chí như sau:

– Về độ tin cậy của thang đo:



Bảng 2.7: Tổng hợp độ tin cậy thang đo sơ bộ

Thang đo

Cronbach's Alpha

Kết luận

Chính sách tín dụng

0.889

Tốt

Quy trình, quy chế

0.899

Tốt

Về công tác tổ chức

0.909

Rất tốt

Chất lượng nhân sự

0.920

Rất tốt

Năng lực quản trị

0.883

Tốt

Trang thiết bị công nghệ

0.887

Tốt

Thông tin tín dụng

0.762

Chấp nhận được

Kiểm tra và kiểm soát nội bộ

0.918

Rất tốt

Huy động vốn

0.803

Tốt

Chất lượng tín dụng

0.824

Tốt

Nguồn: T ết quả ử lý số liệu điều tra của tác giả


Kết quả phân tích và tổng hợp đã cho thấy, các thang đo có độ tin cậy cao, giá trị hệ số Cronbach–alpha thấp nhất của thang đo Thông tin tín dụng là 0.762>0.6. Hệ số cao nhất là thang đo Chất lượng nhân sự, với hệ số 0.920. Không có biến quan sát nào cần bị loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, các thang đo trong khảo sát sơ bộ đã cho thấy được sự tin cậy cao.

Về kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố trong khảo sát sơ bộ


Hệ số

Nhóm biến độc lập

Biến phụ thuộc

KMO

0.749

0.786

Sig

0.000

0.000

Phương sai trích

71.326

65.704

Eigenvalues

1.323

2.628

Số nhân tố

9

1

Biến quan sát bị loại bỏ

Không

Không

Nguồn: T ết quả ử lý số liệu điều tra của tác giả



Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ cũng cho thấy, các nhân tố đưa ra trong khảo sát đã thể hiện tính hội tụ cao, không xảy ra sự xáo trộn giữa các biến quan sát trong các thang đo. Điều này cho thấy thang đo khảo sát phù hợp để tiến hành khảo sát chính thức.

Kết quả cụ thể của phần mềm SPSS được trích dẫn trong phụ lục số 03.


Từ kết quả phân tích dữ liệu khảo sát sơ bộ, có thể thấy các thang đo trong nghiên cứu đạt được độ tin cậy và hội tụ cao, do đó các thang đo đều được giữ lại để tiến hành khảo sát chính thức.

2.2.2.5. Nghiên cứu định lượng

Sau khi thang đo sơ bộ được kiểm định, tác giả tiến hành các bước khảo sát chính thức nhằm thu thập dữ liệu chính thức, phục vụ cho công việc nghiên cứu định lượng của luận án. Khảo sát chính thức được thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số phiếu khảo sát được phát ra là 500 và thu về hợp lệ được 458 phiếu, trong đó số cán bộ tín dụng của ngân hàng được khảo sát như sau: Hà Nội (số phiếu phát ra 190, số phiếu thu về hợp lệ 178), Đà Nẵng (số phiếu phát ra 60, số phiếu thu về hợp lệ 50), TP Hồ Chí Minh (số phiếu phát ra 250, số phiếu thu về hợp lệ 230).

Kiểm định dữ liệu khảo sát chính thức: Kiểm định hệ số Cronbach–alpha, Hệ số tương quan biến tổng.

-Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong – Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (corrected item–total–correlation) nhỏ hơn 50 sẽ bị loại và theo Nunnally Peterson và Slate thì hệ số Cronbach’s Alpha được xem x t trong các trường hợp sau:

0.6 ≤ α < 0.7: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu); 0.7 ≤ α <0.8: Chấp nhận được; 0.8 ≤ α <0.9: Tốt; 0.9 ≤ α ≤ 1: Rất tốt

Công cụ xử lý là Analyze/Scale/Reliability Analysis trong phần mềm SPSS

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí