Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của KH và kết thúc khi tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay được Phòng Chính sách và quản lý tín dụng soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời được áp dụng chung cho toàn hệ thống Ngân Hàng Công Thương. Như đã trình bày ở mục 1.2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng của NHTM, quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cũng bao gồm 6 bước:

Bước 1 Nhận hồ sơ tín dụng Bước 2 Thẩm định tín dụng

Bước 3 Xét duyệt và quyết định cho vay

Bước 4 Hoàn tất thủ tục pháp lý và tiến hành giải ngân Bước 5 Kiểm tra trong quá trình cho vay

Bước 6 Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới

2.2.5 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động tiêu dùng, hoạt động CVTD tại CN ngày càng được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2005-2007 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

*Dư nợ cho vay tiêu dùng

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Ngắn hạn

17.2

65.2%

30.9

61.4%

35.6

50.6%

Trung hạn

7.7

29.2%

14.6

29%

23.5

33.4%

Dài hạn

1.5

5.6%

4.8

9.6%

11.3

16%

TỔNG CỘNG

26.4

100%

50.3

100%

70.4

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình - 6

(Nguồn: Số liệu CVTD 2005-2007 phòng Khách hàng cá nhân CN NHCT BĐ)

Thứ nhất, dư nợ CVTD của CN tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ cao và ổn định. Cụ thể, năm 2006 dư nợ tăng 90.5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 40% so với năm 2006. Ngoài ra, tốc độ tăng dư nợ của năm sau lớn hơn năm trước, cho thấy chất lượng CVTD của CN đang dần được nâng cao.

Thứ hai, trong tổng dư nợ CVTD tại chi nhánh, dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60%. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: Một là các khoản vay tiêu dùng mua động sản như xe cộ, đồ dùng, các khoản vay hỗ trợ du học, cho vay chứng minh tài chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản vay tiêu dùng, đa số các khoản vay này thường là ngắn hạn. Các khoản cho vay bất động sản như mua nhà ở, đất ở, xây dựng có độ rủi ro cao,kỳ hạn dài, biến động giá cả các loại hình này rất phức tạp nên chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Mặt khác, thủ tục vay tiêu dùng đối với các khoản vay ngắn hạn thường đơn giản và điều kiện cho vay dễ dàng hơn. Nhưng yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng tới cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay tiêu dùng là xu hướng tiêu dùng của người dân và chính sách cho vay của NH trong từng thời kỳ, vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đương nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn. Vay tiền mua bất động sản,xây dựng nhà ở đòi hỏi người vay chịu chi phí cao trong thời gian kéo dài, hơn nữa chính sách cho vay tiêu dùng của các ngân hàng đối với loại hình này khá chặt chẽ, bởi loại hình cho vay này hàm chứa những rủi ro khó lường.

Tuy nhiên, tình trạng này đang dần thay đổi. Dư nợ của các khoản cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn. Điều này được minh hoạ ở hình 2.4

Trước đây, CN thường ưu tiên tài trợ cho những nhu cầu vay vốn tiêu dùng ngắn hạn. Khách hàng rất khó tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn của NH. Nhưng hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường NH, cộng với tình hình thị trường bất động sản chuyển biến tích cực nhu cầu vay vốn mua bất động sản, xây dựng nhà ở ngày một tăng cao. NH phải điều chỉnh chính sách cho vay để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó. NH tăng cường cho vay trung dài hạn đối với các khoản vay tiêu dùng, làm cho các khoản tín dụng trung dài hạn tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các khoản tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn giai đoạn 2005-2006 đạt mức 79.7%, sang giai đoạn 2006-2007 chỉ tăng 15.2%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng của các khoản cho vay trung hạn là 89.6% giai đoạn 2005-2006, 61% giai đoạn 2006-2007, dài hạn: tăng trưởng 220% giai đoạn 2005-2006, 135% giai đoạn 2006. Kết quả là, tỷ trọng của các khoản cho vay trung dài hạn có bước đột phá vô cùng mạnh mẽ, đồng thời tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn chỉ giữ ở mức tăng ổn định. Điều đó cho thấy CN đang chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vay trung dài hạn của người tiêu dùng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng CVTD của CN.

*Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của chi nhánh

Qua bảng 2.2 Hot đng tín dng, Có thể nhận thấy cơ cấu cho vay của chi nhánh đang có sự chuyển biến, dư nợ CVTD không những tăng trưởng liên tục mà tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ của CN cũng tăng dần. Năm

2005, dư nợ CVTD chỉ chiếm 0.94%, năm 2006 chiếm 2.1% và đến năm 2007, tỷ lệ này đạt 2.7%. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên đồng nghĩa với sự giảm tỷ trọng dư nợ của các khoản vay kinh doanh. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, thị trường ngân hàng diễn ra cạnh tranh gay gắt, thị trường CVTD trước đây bị xem nhẹ, dần dần trở thành mục tiêu mở rộng kinh doanh đối với các NH, để đạt được điều đó các NH buộc phải nâng cao chất lượng CVTD để thu hút khách hàng. Hơn nữa khi cuộc đua lãi suất tiết kiệm bắt đầu, đồng nghĩa với việc gia tăng lãi suất, đặc biệt ở lĩnh vực cho vay kinh doanh, bởi cho vay kinh doanh trong NH luôn chiếm tỷ trọng lớn. Các DN phải chịu chi phí vốn cao hơn nên nhu cầu vay kinh doanh cũng giảm. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên chứng tỏ rằng CN đang từng bước nâng cao chất lượng cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó lượng KH vay tiêu dùng đến với chi nhánh ngày một đông đảo.

Tất nhiên các khoản vay kinh doanh luôn là hoạt động mang lại thu nhập lớn đối với NH. Tuy vậy, nếu đem so sánh với dư nợ của các khoản vay kinh doanh thì dư nợ CVTD vẫn còn quá nhỏ bé. Hình 2.5 sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Xét về dư nợ, các khoản cho vay kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo so với các khoản CVTD. Nguyên nhân chủ yếu do cho vay kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của CN. Cho vay kinh doanh là nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho CN, hơn nữa nghiệp vụ này còn có rất nhiều lợi thế như: là hoạt động thế mạnh truyền thống của CN, các lợi thế về quy mô, lãi suất so với CVTD. Trong khi đó, CVTD có chi phí lớn, công tác quản lý lại gặp nhiều khó khăn do số lượng các khoản vay tiêu dùng rất lớn, hơn nữa hoạt động CVTD chỉ mới ở bước đầu khai thác. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ CVTD dù có tăng nhưng vẫn chưa đáng kể. Mục tiêu để tỷ trọng này lớn hơn 5% vẫn chưa đạt được. Điều đó cho thấy, chính sách khách hàng của CN còn thiếu quan tâm đối với lĩnh vực CVTD, khiến cho việc nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng này chưa thực sự hiệu quả.

*Doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh

Bảng 2.5 Doanh số cho vay của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Giá trị

Giá trị

Tăng

Giá trị

Tăng

DS CVTD

63.2

143.8

127.5%

186

29.4%

(Nguồn: số liệu cho vay tiêu dùng Phòng KH cá nhân 2005-2007)

Doanh số CVTD tăng lên rõ rệt, cùng với sự sụt giảm doanh số cho vay kinh doanh cho thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng CVTD.

Cũng dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng doanh số CVTD đang có xu hướng lớn dần. Năm 2005, doanh số CVTD đạt 63.2 t ỷ, năm 2006 tăng 127.5% đạt 143.8 tỷ và năm 2007 tăng 29.4% đạt 186 tỷ. Doanh số CVTD tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối chứng tỏ rằng chất lượng CVTD đang được cải thiện đáng kể, để hoạt động của chi nhánh phù hợp hơn với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.

Qua những phân tích trên đây, có thể nhận định rằng, chất lượng CVTD của chi nhánh đang được nâng cao, biểu hiện ở sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chuyển biến cơ cấu cho vay, gia tăng doanh số cho vay… Mặc dầu

vậy, xét về tỷ trọng dư nợ thì giữa CVTD và cho vay kinh doanh vẫn còn chênh lệch quá lớn. Thực tế này đang dần thay đổi nhưng sự thay đổi đó diễn ra quá chậm. Tóm lại, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh đã đạt được một số kết quả ban đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau. Tất cả những vấn đề này sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau đây.

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình

2.3.1 Những thành tựu của chi nhánh trong cho vay tiêu dùng

Từ năm 2002, chi nhánh đã bắt đầu định hướng nâng cao chất lượng CVTD. Nội dung các nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đã được thống nhất trong toàn bộ hệ thống NH Công Thương theo quyết định số 049/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 31/5/2002. Từ đó cho đến nay, với vị thế là lá cờ đầu trong hệ thống

Ngân hàng Công Thương, chi nhánh đã đạt được những thành tựu nổi bật.

- Về dư nợ cho vay và doanh số CVTD: trong ba năm qua, cả hai chỉ tiêu này đều gia tăng với tốc độ cao. Cụ thể, dư nợ CVTD tăng trưởng với tốc độ trung bình 65%/năm, đạt 70,4 tỷ đồng vào năm 2007. Doanh số cho vay còn tăng trưởng nhanh hơn, trung bình 78%/năm, năm 2007 đạt 186 tỷ đồng. Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng kéo theo nhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế này tăng cao, cả về số lượng và quy mô các khoản vay. Chính vì thế, Chi nhánh phải nâng cao chất lượng các khoản vay, tăng nhanh doanh số cho vay và dư nợ CVTD để đáp ứng xu thế thị trường.

- Về tỷ trọng của doanh số cho vay và dư nợ CVTD: qua ba năm, tỷ trọng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay có xu hướng lớn dần. Năm 2005, dư nợ CVTD chiếm 0.94%, năm 2006 chiếm 2.1% và đến năm 2007, tỷ lệ này đạt 2.7%. Sự thay đổi tích cực này cho thấy quyết tâm lớn của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng CVTD.

- Về cơ cấu dư nợ CVTD: các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều có sự tăng trưởng. Chi nhánh tập trung cho vay các khoản ngắn hạn bởi khả năng thu hồi vốn của khoản ngắn hạn lớn hơn so với khoản trung dài hạn, độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung dài hạn đang có tốc độ gia tăng lớn hơn và tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ cũng tăng dần. Năm 2005, cho vay trung và dài hạn chiếm 34.8% tổng dư nợ CVTD, năm 2006 chiếm 38.6% và năm 2007, con số này là 49.4%. Thực tế này chứng tỏ chi nhánh đang nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn người tiêu dùng.

Hoà mình vào xu thế chung của các NHTM hiện nay là nâng cao chất lượng CVTD, qua đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động này. Tuy nhiên, những kết quả ấy vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh. Hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cho vay tiêu dùng của chi nhánh

2.3.2.1 Hạn chế

Trước hết tỷ trọng dư nợ CVTD còn rất nhỏ so với tỷ trọng cho vay kinh doanh . Dư nợ CVTD chỉ chiếm khoảng hơn 2.5% tổng dư nợ của chi nhánh. Mục tiêu để tỷ trọng này lớn hơn hoặc bằng 5% vẫn chưa đạt được.

Hơn nữa, khi vay vốn tại chi nhánh, KH vay tiêu dùng vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử về lãi suất, kỳ hạn và quy mô các khoản vay so với các khoản vay kinh doanh.

Chi nhánh vẫn còn rất dè dặt khi cấp tín dụng trung dài hạn cho các khoản vay tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu mua bất động sản. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ CVTD mới chỉ đạt trung bình 37%. Vì vậy, nhu cầu vay vốn trung dài hạn của KH vay tiêu dùng chưa thể được chi nhánh đáp ứng đầy đủ.

Những hạn chế trong hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn đang tồn tại một cách rõ ràng. Để khắc phục tình trạng này, việc tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là rất cần thiết.

2.3.2.2 Nguyên nhân

* Về phía chi nhánh:

Nguyên nhân đầu tiên là chính sách tín dụng của chi nhánh chưa thật linh hoạt. Cho vay kinh doanh là hoạt động thế mạnh truyền thống của chi nhánh, lợi nhuận từ cho vay kinh doanh mang lại chiếm tỷ trọng rất lớn.

Chính sách tín dụng được xây dựng theo hướng ưu tiên đối tượng KH này.

Trong khi đó, KH vay tiêu dùng lại gặp nhiều khó khăn hơn khi vay vốn tại chi nhánh. So với các khoản vay kinh doanh, các yêu cầu vay vốn tiêu dùng khó được chấp thuận hơn. Nếu được vay thì lãi suất vay tiêu dùng cao hơn, thời hạn ngắn hơn, giới hạn cho vay lại thấp hơn… Các điều kiện về tài sản đảm bảo cũng chặt chẽ hơn. CVTD không có đảm bảo bằng tài sản hầu như chỉ có hình thức vay bằng sổ lương. Thủ tục định giá tài sản đảm bảo của chi nhánh khá rườm rà. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm chưa cao, chỉ từ 20-50%. Chính sách KH của chi nhánh còn thiếu cởi mở, chưa thu hút được lượng đông đảo KH vay tiêu dùng đến với chi nhánh.

Công tác marketing về CVTD của chi nhánh chưa được quan tâm.

Chính sách sản phẩm chưa tạo ra sự nổi bật cho sản phẩm của chi nhánh so với sản phẩm của các NHTM khác. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm KH mới, tìm hiểu thực tế để đưa ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao mới, thoả mãn nhu cầu của KH, xong hoạt động quan trọng này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chính sách marketing của CN mới chỉ được xây dựng chung chung, chưa hướng tới từng đối tượng KH cụ thể. Việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh mặc dù đã có nhưng chưa được đầu tư thích đáng nên hiệu quả đem lại không cao. Chính vì vậy mà những cố gắng trong việc nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh chưa đạt được những kết quả như mong đợi.

Quy trình cho vay mà chi nhánh đang áp dụng đối với các khoản CVTD chưa mang tính linh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động CVTD. Những điều kiện cho vay còn khắt khe, thủ tục phức tạp, mất thời gian khiến cho nhiều KH vay tiêu dùng, tuy có tình hình tài chính và thu nhập tốt, phương án vay khả thi khó tiếp cận được nguồn tín dụng từ chi nhánh. Vẫn biết lĩnh vực CVTD hàm chứa rất nhiều rủi ro, nhưng chi nhánh còn quá chặt chẽ trong việc xác định tài sản cầm cố thế chấp và các thủ tục nhằm tránh rủi ro, sự chặt chẽ đó đã khiến cho nhiều KH không thể vay được vốn.

Một nguyên nhân chủ quan khác, không thể không nhắc tới là quy mô và cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Hà Nội nói chung và Quận Ba Đình nói riêng là nơi tập trung rất nhiều NHTM. Vì vậy, sự cạnh tranh trong việc huy động vốn cũng rất gay gắt, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Lãi suất huy động mà chi nhánh đưa ra thấp hơn so với các NHTM cổ phần khác, các hình thức huy động chưa hấp dẫn nên quy mô vốn của chi nhánh chưa có sự gia tăng mạnh mẽ. Mặt khác, nguồn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh khoản và sự phù hợp về kỳ hạn, chi nhánh không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn trung dài hạn CVTD. Chính vì vậy, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh vẫn bị kìm hãm.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 04/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí