thời ngân hàng vừa kiểm soát được mục đích vay tiêu dùng của khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu cần thiết của họ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến chất lượng CVTD tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại hiện nay là gì?
Câu hỏi 2: Tình hình CVTD và chất lượng CVTD tại ngân Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ thời gian qua diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng CVTD của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ ở địa bàn nghiên cứu?
Câu hỏi 4: Để nâng cao chất lượng CVTD đáp ứng nhu cầu của người dân thì Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ và các bên liên quan cần phải làm gì?
2.2. Phương phá p nghiên cứ u
2.2.1. Khung phân tích
Đối với trường hợp nghiên cứu của đề tài này, luận văn đã xác định và xây dựng 1 khung phân tích phù hợp để làm cơ sở cho việc tiếp cận, giải quyết các nội dung mà đề tài dặt ra một cách hệ thống, logic và khoa học, khung phân tích được trình bày tại Hình 2.1.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu đã công bố:
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ), các ngân hàng thương mại (MHB Phú Thọ, BIDV Phú Thọ...), các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn taị Vietinbank Phú Thọ ... và các cơ quan có liên quan khác.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Lý thuyết về NHTM, lý thuyết về CVTD: Khái niệm, đặc điểm, đối tượng, hình thức, vai trò, nhân tố ảnh hưởng, nội dung đánh giá, kết quả, hiệu quả CVTD…
Tổng hợp cơ sở thực tiễn
Kinh nghiệm CVTD trên thế giới và tại Việt nam; bài học kinh nghiệm đối với ngân hang TMCP Công thương Việt nam Chi nhánh Phú Thọ
Xác định các nội dung cụ thể, các phương pháp áp dụng và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan, tiến hành thu thập các thông tin dữ liệu đầu vào để phân tích đánh giá về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam
Sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng thông qua các phương pháp cụ thể, xác định các đầu ra của kết quả phân tích đánh giá, tổng hợp các vấn đề đặt ra cần giải quyết có liên quan đến cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ
Đề xuất các giải pháp cho từng nội dung để giải quyết các vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ
Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu chất lượng cho vay tiêu dùng
Tài liệu thu thập được gồm: tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, thu nhập, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Tho; ̣Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
vay vốn tai Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ; Báo cáo tổng kết hàng năm của
Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ 2011-2013; các bài báo tại các tạp chí khoa học
chuyên ngành kinh tế, quản lý, tài chính; Các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu,
dự án thực hiện trên đia
bàn có liên quan và một số tài liệu liên quan kh.ác
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài . Dựa vào những thông tin thu thập được , tác giả
sẽ tiến hành phân tích thực trạng báo cáo tài chính doanh nghiêp
vay vốn taị Ngân
hàng, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đaṭ hiệu quả hơn.
- Thu thập số liệu mới (số liệu sơ cấp)
Để phục vụ nghiên cứu phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu đã công bố, đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin, số liệu mới thông qua:
+ Khảo sát thực tế, điều tra thu thập ý kiến của khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ cung cấp; phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ tín dụng của ngân hàng. Đề tài tiến hành chọn mẫu thông qua phiếu điều tra đối với 10 chuyên viên tín dụng tại chi nhánh và 30 đối tượng vay. Phiếu khảo sát được thiết kế theo thang điểm Likert (từ chưa hài lòng, trung bình đến hài long hoặc không đồng ý, phân vân, đồng ý) được sử dụng để lượng hóa các mức độ đánh giá về chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Các thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu được thiết lập thông qua phiếu điều tra.
+ Phương pháp chọn mẫu được tác giả sử dụng ở luận văn này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, trên cơ sở khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ. Cơ cấu mẫu điều tra được phân tổ theo các tiêu thức như đối tượng khách hàng, thu nhập bình quân, địa bàn…
Mỗi thành viên của quần thể được đánh số thứ tự (không trùng lặp). Xác định cỡ quần thể N
Xác định cỡ mẫu n
n N
1N (e2 )
, (trong đó e là sai số tiêu chuẩn ± 5%)
Tính khoảng cách mẫu k (k=N/n)
Chọn đơn vị mẫu đầu tiên (i) nằm gữa 1 và k bằng phương pháp ngẫu nhiên (sử dụng bảng số ngẫu nhiên). Cách chọn mẫu trên bảng số ngẫu nhiên như sau: Xác định điểm bắt đầu trên bảng số ngẫu nhiên bằng cách nhắm mắt và ngẫu nhiên chỉ ngón tay vào một điểm trên bảng số.
Chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu đầu tiên, tiếp tục cho đến khi đủ mẫu: i + 1k; i + 2k; i + 3k… i + (n-1)k.
k k k k k k k
i
i + k
i + 2k
i + 3k
i + (n-1)k
+ Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra: điền vào bảng câu hỏi điều tra. Các khách hàng được nghiên cứu điền vào bảng câu hỏi thông qua các giao dịch viên và cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc, giao dịch với khách hàng. Thời gian tiến hành điều tra từ 01/12/2014 đến 28/02/2015. Trong quá trình tiếp cận và tiến hành điều tra, có thể có một số khách hàng còn cung cấp thông tin một cách sơ sài, không đầy đủ thậm chí thiếu chính xác. Vì vậy, những đánh giá của khách hàng trong luận văn này được xem là những đánh giá có tính chất về xu hướng hơn là chính xác tuyệt đối.
+ Điều tra phỏng vấn sâu: để thu thập các thông tin về một số tình huống điển hình trong thực tế hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng, từ đó tổng kết và rút ra kết luận về thực trạng công tác CVTD của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, cũng như tìm hiểu các biện pháp để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.
+ Xin ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả luận văn đã trực tiếp trao đổi, thảo luận ý kiến với chuyên gia là các nhà khoa học, quản lý, quản trị trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách phát triển, chính sách ngân hàng… về các nội dung có liên quan.
+ Hội thảo nhóm với 2 nhóm đối tượng là: nhóm đối tượng cán bộ nhân viên tín dụng và nhóm khách hàng để thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động vay
- CVTD; xác định các khó khăn, bất cập và giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả CVTD.
2.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn. Dựa trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế - xã hội một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức phân tổ phản ánh bản chất, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Xác định số tổ cần thiết và phạm vi mỗi tổ, chỉ tiêu giải thích (trình độ học vấn, nghề nghiệp…) dùng để nói rõ đặc điểm của các tổ cũng như toàn bộ tổng thể, làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và tính một số chỉ tiêu phân tích khác.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu điều tra sau khi tổng hợp được xử lý nhờ vào phần mềm tin học như: Excel, SPSS…
2.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian...để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
∆Q = Q1 - Q0
Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước | |
Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau | |
∆Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất Lượng Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Ảnh Hưởng Bởi Các Nhân Tố Khách Quan Thứ Nhất, Nhân Tố Khách Hàng
- Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Châu Âu
- Khái Quát Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ
- Doanh Thu Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietinbank Phú Thọ
- Đối Tượng Cho Vay Tiêu Dùng Từ Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang xét với số liệu năm trước, xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
%Q Q1 Q0
Q0
Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước | |
Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau | |
%Q: Tỷ lệ tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. |
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống: được sử dụng trong nghiên cứu phân tích các tình huống CVTD mà khi thực hiện các xử lý số liệu số lớn không thể hiện được qua số liệu thống kê hoặc các điều tra, phân tích khác không bao trùm hết... Thông qua phân tích tình huống cụ thể, từ đó phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, mặc dù nó là hiện tượng đơn lẻ, nhưng chúng ta vẫn tập trung phân tích đánh giá và có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.
Ngoài các phương pháp trên, trong những chiều cạnh, nội dung cụ thể, tác giả sử dụng thêm các phương pháp khác như: phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội; phương pháp phân tích nhân tố tác động đến CVTD và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.
2.3. Một số chỉ tiêu phân tích chất lượng cho vay tiêu dùng
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay tiêu dùng
+ Tổng dư nợ CVTD: Là tổng dư nợ các khoản cho vay với mục đích tiêu dùng đến kỳ báo cáo, chỉ tiêu này phản ánh quy mô CVTD tại một ngân hàng là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của ngân hàng đó.
+ Cơ cấu dư nợ CVTD: Là tỷ lệ % của từng loại sản phẩm CVTD trong tổng dư nợ CVTD. Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ CVTD thì sản phẩm nào chiếm thị phần lớn nhất.
2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay tiêu dùng
+ Tổng nợ quá hạn: là tổng dư nợ các khoản nợ về CVTD đến thời điểm báo cáo.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn về CVTD chiếm bao nhiêu % trên tổng dư nợ.
× 100 |
Tổng dư nợ |
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Phản ánh tỷ lệ nợ xấu về CVTD chiếm bao nhiêu % trên tổng dư nợ
× 100 |
Tổng dư nợ |
2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
+ Hệ số thu hồi nợ
Tổng dư nợ CVTD bình quân |
Chỉ tiêu này phản ánh vòng quay luân chuyển vốn của CVTD
+ Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
× 100 |
Tổng lợi nhuận |
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được từ CVTD chiếm bao nhiêu % trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Tổng dư nợ | × 100 |
Tổng nguồn vốn huy động |
+ Hiệu quả sử dụng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính
- Đối với khách hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu:
+ Quy trình thủ tục.
+ Khả năng cung ứng vốn vay của ngân hàng.