Tình Hình Nợ Xấu Trong Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Theo Thời Gian


Tổng dư nợ tín dụng

1.686.480


2.013.324


2.079.004


Tổng dư nợ CVTD

101.421


154.636


149.371


Nợ xấu từ cho vay

tiêu dùng

38,23

0,002

983,1

0,049

2.213

0,106

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng

dư nợ CVTD

0,038


0,64


1,48


Nợ xấu từ cho vay

kinh doanh

51,77

0,003

4.756,9

0,236

8.207

0,395

Tổng nợ xấu

90

0,005

5.740

0,285

10.420

0,501

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ - 12

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

- Nợ xấu theo thời gian cho vay

Theo số liệu thống kê Bảng 3.11. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD thấp, điều này có thể nói việc CVTD đạt hiệu quả tốt, đặc biệt cho vay ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu coi như bằng không, năm 2011 không có nợ xấu phát sinh, năm 2012 có 50,94 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 0,033% tổng dư nợ CVTD, năm 2013 có 84,76 triệu đồng tương đương tỷ lệ 0,057% tổng dư nợ CVTD. Cho vay trung hạn nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất do dư nợ CVTD trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ CVTD, năm 2011 chiếm 0,026% tổng dư nợ CVTD, năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,329% và năm 2013 chiếm tỷ trọng 0,655%. Tuy nhiên tỷ lệ này đều thấp nằm trong mức cho phép của ngân hàng. Có nhiều cách giải thích về kết quả trên, trong đó có một phần do năng lực quản trị trong thực hiện các khoản CVTD ngày càng được nâng cao, tuy nhiên xét ở chiều cạnh khác có thể cho thấy một phần về quy mô, doanh số và các loại hình sản phẩm CVTD của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ chưa lớn và chưa đa dạng. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm để có hướng giải pháp trong thời gian tới.

Bảng 3.11: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời gian



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ CVTD

(%)


Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ CVTD

(%)


Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ CVTD

(%)


Tổng dư nợ CVTD

101.421


154.636


149.371


Ngắn hạn

-

-

50,94

0,033

84,76

0,057

Trung hạn

26,12

0,026

509,17

0,329

978,05

0,655

Dài hạn

12,11

0,012

422,99

0,274

1.150,19

0,77

Tổng cộng

38,23

0,038

983,1

0,64

2.213

1,48

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

- Nợ xấu theo sản phẩm cho vay

Qua Bảng 3.12 cho ta thấy tỷ trọng nợ xấu trong CVTD chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, đất; cho vay mua ô tô, xe máy và tiêu dùng khác. Nhóm mục đích này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu CVTD và gia tăng hàng năm. Cụ thể, tỷ trọng bình quân của nhóm này chiếm 23,5% năm 2011, tăng lên 29,61% năm 2012 và tiếp tục tăng xấp xỉ 32% vào năm 2013. Tỷ trọng nợ xấu trong CVTD với mục đích đi du học là thấp nhất, không phát sinh. Cho cán bộ công nhân viên chức vay lương cũng có tỷ lệ nợ xấu song tỷ lệ này được giảm qua từng năm. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 29,4% trong tổng dư nợ CVTD, 11,17% năm 2012 và 4,1% năm 2013.

Bảng 3.12: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm


Mục đích vay vốn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Mua nhà, đất

12,31

32,2

302,68

30,79

910,76

41,15

Mua ôtô, xe máy

8,56

22,39

250,55

25,49

480,23

21,7

CBCNV vay lương

11,24

29,4

109,84

11,17

90,65

4,1

Đi du học

-

-

-


-


Vay tiêu dùng khác

6,12

16,01

320,03

32,55

731,36

33,05

Tổng

38,23

100,00

983,1

100,00

2.213

100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

Như vậy thực trạng này đã đưa ra những cảnh báo cho hoạt động quản trị ngân hàng đối với các hoạt động CVTD, cần đặc biệt chú ý hơn đối với các sản phẩm cho vay có dự nợ xấu cao: (i) Vay mua nhà đất, ô tô, xe máy. Các sản phẩm cho vay này thường gặp nhiều rủi ro đối với khách hàng, dẫn đến việc trả nợ ngân hàng là khó khăn. (ii) Vay tiêu dùng khác (chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài; xuất khẩu lao động, ứng trước tiền mua chứng khoán, vay mua sắm các tài sản có giá trị lớn…). với loại hình sản phẩm này ngân hàng cũng gặp phải nhiều rủi ro, như: cho



vay đi chữa bệnh việc thẩm định khách hàng không chắc chắn đối với các khách hàng gặp bệnh hiểm nghèo thường dẫn đến rủi ro về phía khách hàng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ tiền vay, hay như đối với sản phẩm cho vay đi xuất khẩu lao động, ứng trước tiền mua chứng khoán... Cũng rất dễ đem lại rủi ro cho khách hàng vay vốn như công ty nước ngoài phá sản, người đi xuất khẩu lao động không có việc làm...hay thị trường chứng khoán sụt giảm ... Cũng dẫn đến rủi ro nguồn thu nhập của khách hàng và ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.

- Nợ xấu theo đối tượng cho vay

Đối tượng CVTD khác, nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu CVTD. Năm 2011 là 23,98 triệu đồng chiếm 62,73 % trong nợ xấu cho vay tiêu dùng, năm 2012 là 459,71 triệu đồng, chiếm 46,76% và năm 2013 là 1.257,18 triệu đồng chiếm 56,8 %. Tỷ lệ nợ xấu của đối tượng này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu CVTD, nguyên nhân là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp,

thu nhập của người lao động giảm sút, dân

đến nguồn thu nhập không ổn định để trả

nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo tiền vay còn khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là bất động sản, các loại tài sản khác còn hạn chế; chưa có; Trình độ của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh; còn một bộ phận cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong khi cho vay.

Bảng 3.13: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay



Mục đích vay vốn

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Giáo viên

7,13

18,65

277,25

28,2

563,9

25,48

Công chức

3,46

9,05

128,94

13,12

159,53

7,21

Lực lượng vũ trang

2,8

7,32

14,63

1,49

20,71

0,94

Nông dân

0,86

2,25

102,57

10,43

211,68

9,57

Đối tượng khác

23,98

62,73

459,71

46,76

1.257,18

56,8

Tổng

38,23

100,00

983,1

100,00

2.213

100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD theo đối tượng giáo viên cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, năm 2011 là 7,13 triệu đồng chiếm 18,65% trong nợ xấu cho vay tiêu dùng, năm 2012 là 277,25 triệu đồng, chiếm 15% và năm 2013 là 563 triệu đồng chiếm 25,48 %. Đối tượng vay là giáo viên có tỷ lệ nợ xấu cao trong cơ cấu CVTD nguyên nhân do,



đối tượng này là đối tượng chính mà ngân hàng hướng đến cho vay tiêu dùng, thứ nữa là đây là đối tượng CVTD mà nhiều ngân hàng nhắm tới do vậy rất dễ dẫn tới cùng một khách hàng có một nguồn thu nhập nhưng lại có nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay, dẫn tới tình trạng nguồn thu nhập không bảo đảm cho khả năng trả nợ vay, thêm nữa là đối tượng giáo viên đặc biệt ở tỉnh miền núi phía bắc ngoài thu nhập từ lương cố định hàng tháng, thì ít có thêm thu nhập khác ngoài lương như dạy thêm...do vậy nguồn thu nhập dùng để trả nợ tiền vay là không đa dạng. Mặt khác nếu trong tháng, trong kỳ... Người vay gặp bất kỳ một sự cố nào đó như tai nạn, ốm đau, con ốm đị viện... đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.

Các đối tượng như công chức, lực lượng vũ trang tỷ lệ nợ xấu thấp, hiêu quả cho vay tốt.

Đối tượng vay là nông dân, tỷ lệ nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu CVTD. Năm 2011 là 0,86 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,25%, năm 2012 là 102,57 triệu đồng chiếm 10,43%, năm 2013 là 211,68 triệu đồng chiếm 9,57%. Tỷ lệ nợ xấu của đối tượng này thấp là do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Phú Thọ, chủ yếu tập trung cho vay tiêu dùng ở các đô thị, các thị trường khác ở khu vực nông thôn còn chưa thực sự chú trọng.

- Nợ xấu theo tài sản bảo đảm

Bảng 3.14: Tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng theo tài sản bảo đảm



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Cho vay có TS

bảo đảm

10,66

27,88

276,45

27,82

686,16

31,01

Cho vay không có

TS bảo đảm

27,57

72,12

706,65

71,82

1.526,84

68,99

Tổng

38,23

100,00

983,1

100,00

2.213

100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD tập trung chủ yếu vào cho vay không có tài sản bảo đảm, năm 2011 là 72,12%, năm 2012 là 71,82% và năm 2013 là 68,99% trong tổng nợ xấu CVTD. Cho vay có tài sản đảm bảo, nhìn chung tỷ lệ là thấp. Từ đây đưa ra vấn đề cần giải quyết là, nợ xấu không đến từ những khoản vay có tài sản


bảo đảm hay không tài sản bảo đảm, mà phần lớn đến từ hoạt động phân tích tín dụng yếu kém của ngân hàng.

3.2.6. Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng

3.2.6.1. Tác động đối với nền kinh tế

Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy phải đưa ra nhiều loại quyết định giống nhau: họ mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa, phương tiện đi lại và giải trí trong giới hạn khả năng tài chính của mình, và họ mong muốn có khả năng mua nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, người tiêu dùng có vai trò quan trọng hơn trong cơ chế hoạt động tổng quát của nền kinh tế thị trường so với vai trò của họ trong nền kinh tế chỉ huy. Thực tế là các nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống thuộc “chủ quyền của người tiêu dùng” vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ quyết định một phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì trong nền kinh tế.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 năm gần đây đạt xấp xỉ 7%/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Dân số trên 86 triệu người là điều kiện thuận lợi, là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực CVTD phát triển. Nếu như cách đây khoảng 5 năm, tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 2 triệu đồng là khoảng 20% thì đến nay đã tăng lên trên 40% [14]. Như vậy có thể thấy tiềm năng về cho vay lĩnh vực tiêu dùng là rất lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đây là cơ hội để các ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động tín dụng ngân hàng, phân tán rủi ro, góp phần kích thích nền sản xuất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

Nắm bắt được thực tế này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện cung cấp các khoản CVTD dưới nhiều hình thức và quy mô, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dân.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, đã đưa ra định hướng chú trọng vào thị trường gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân đồng thời đẩy mạnh hoạt động CVTD. Thực tế đã chứng minh nhận định cũng như hướng đi của ngân hàng hoàn



toàn đúng đắn. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã đầu tư cho 270 khách hàng năm 2011, 630 khách hàng năm 2012 và 1.080 khách hàng năm 2013 có điều kiện tiêu dùng trước nguồn thu nhập hiện có của bản thân, giúp cho trên 80 ngôi nhà năm 2011 được mua mới từ CVTD lên 280 ngôi nhà được mua mới năm 2013, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tháo gỡ một phần khó khăn, đây cũng là vấn đề mà xã hội đang quan tâm và phục vụ được hàng trăm khách hàng khác với những nhu cầu tiêu dùng khác nhau, kích thích sản xuất trong nước phát triển.

3.2.6.2. Hiệu quả đối với ngân hàng

Mặc dù CVTD các món vay nhỏ lẻ, nhưng đã và đang đem lại cho ngân hàng những hiệu quả to lớn, giúp ngân hàng tăng thêm nguồn thu nhập của mình, lãi thu từ CVTD năm 2011 là 17.022 triệu đồng, năm 2012 là 23.652 triệu đồng và năm 2013 là 51.046 triệu đồng, tăng thêm lượng khách hàng lớn giao dịch tại ngân hàng, bên cạnh đó rủi do trong CVTD thấp tỷ lệ chỉ là 0,038% năm 2011, 0,64% năm 2012 và năm 2013 là 1,48%, hiệu quả CVTD đối với ngân hàng là rất tốt.

Bảng 3.15: Lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ các hoạt động cho vay


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị

(Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Lãi thu từ cho vay

tiêu dùng

7.218

9,8

10.760

11,72

22.848

17,62

Lãi thu từ các hoạt

động cho vay

66.443

90,2

81.051

88,28

106.820

82,38

Tổng lãi

73.661

100,00

91.811

100,00

129.668

100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

Bảng 3.15 cho thấy lãi thu từ CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lãi từ các hoạt động cho vay, xong đang có xu hướng tăng lên, năm 2011 chiếm 9,8%, năm 2012 chiếm 11,72% đến năm 2013 tăng lên chiếm 17,62% mặc dù dư nợ CVTD chỉ tăng từ



6,01% năm 2011 lên 7,19% năm 2013. Giải thích cho điều này là do mặc dù dư nợ CVTD chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, song dư nợ CVTD bình quân ổn định hơn so với các hoạt động cho vay khác, nhất là hoạt động cho vay kinh doanh thường chỉ với mục đích là bổ sung vốn lưu động vào những thời điểm thiếu hụt của chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, khách hàng vay tiêu dùng hầu hết là vay trung, dài hạn nên lãi suất CVTD bình quân thường cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh bình quân (gồm cả cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn). Vì vậy lãi thu từ hoạt động CVTD tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay. Như vậy có thể thấy hiệu quả kinh tế đem lại từ hoạt động CVTD của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ là khá rõ rệt.

Bảng 3.16: Tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Lợi nhuận từ CVTD (tr.đ)

2.166

2.367

2.386

Tổng lợi nhuận của Chi nhánh (tr.đ)

73.661

61.411

58.578

Tỷ trọng (%)

2,94

3,85

4,07

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ hàng năm và tính toán của tác giả

Lợi nhuận từ CVTD đem lại cho ngân hàng tăng qua từng năm. Năm 2011 là 2.166 triệu đồng và năm 2012 là 2.367 triệu đồng, năm 2013 là 2.386 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận từ CVTD chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng năm 2011 chỉ chiếm 2,94%, năm 2012 chiếm 3,85%, và năm 2013 chiếm 4,07%. CVTD thường là các món nhỏ lẻ, quy mô món vay nhỏ do vậy lợi nhuận đem lại cho ngân hàng thường không cao. Tuy nhiên hiệu quả món vay thì lại rất tốt thể hiện tỷ lệ nợ xấu thấp, lãi xuất đầu ra thường cao và ổn định trong thời gian dài thường từ 2 đến 4 năm.

3.2.6.3. Đối với khách hàng

- Hiệu quả đem lại đối với khách hàng:

Tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng chi tiêu trước khi có nguồn thu nhập, giúp cho nhiều khách hàng có điều kiện ổn định cuộc sống (đối với mua nhà), cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gía đình (mua xe ô tô, xe máy, tiêu dùng khác..), tạo công ăn việc làm ổn đinh có thu nhập cao đối với con, em của họ (cho vay du học, xuất khẩu lao động...). Ở khía cạnh xa hơn, việc ổn định và nâng



cao chất lượng cuộc sống sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho khách hàng trong phát triển con người, nghề nghiệp, cống hiến cho gia đình và xã hội lớn hơn.

- Ý kiến đánh giá của khách hàng

Để có thêm một góc nhìn về thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ, chúng tôi đã thực hiện điều tra ý kiến đánh giá của 110 khách hàng về một số vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Kết quả được phản ánh tại Bảng 3.17 dưới đây.

Bảng 3.17: Đánh giá của khách hàng về một số hoạt động cho vay tiêu dùng

Đơn vị tính: %



TT


Tiêu chí

Ý kiến đánh giá

Hài lòng

Chưa hài lòng

Rất hài lòng

Trung bình

1

Cung cấp thông tin của ngân hàng

56

31

13

2

Thủ tục vay

55

38

7

3

Điều kiện vay

62

26

12

4

Thời gian thẩm định hồ sơ

55

35

10

5

Thái độ phục vụ của nhân viên

70

26

4

6

Lãi suất

65

30

5

7

Phương thức thanh toán

73

19

8

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn năm 2015

Qua bảng lấy số liệu đánh giá nhìn chung tỷ lệ khách hàng hài lòng với các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng là tương đối tốt, các tiêu chí tham gia đánh giá đều từ 55% độ hài lòng trở lên, tuy nhiên mức độ trung bình và chưa hài lòng vẫn còn, đặc bịêt là độ chưa hài lòng của khách hàng về thời hạn giải quyết cho vay vốn còn lâu, điều kiện vay còn ngặt nghèo và việc cung cấp hồ sơ còn phức tạp và quá nhiều, đây là điều ngân hàng phải cải tiến quy trình thủ tục cho vay để quá trình cho vay tiêu dùng được tốt hơn.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí