mang đến nhiều sự quan tâm cho khách hàng.
Những năm qua, SCVN đã làm tốt công việc này nhưng vẫn cần phải phát huy, làm tốt hơn nữa trong tương lai. Nếu kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và giảm bớt chi phí về quà tặng, thì SCVN vẫn cần tập trung vào các khách hàng mang lại nhiều doanh thu cho SCVN, đặc biệt là quà tặng nhân các dịp lễ, Tết.
Nếu kinh tế vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, SCVN cần triển khai các chương trình quà tặng với tần suất cao hơn để bù đắp lại giai đoạn khủng hoảng. Từ đó, việc giữ chân khách hàng và tăng cường mối quan hệ sẽ dễ dàng cho SCVN.
Để các chương trình chăm sóc khách hàng đạt được hiệu quả cao, vào đầu mỗi năm, phòng DNVVN của SCVN sẽ lập kế hoạch chăm sóc khách hàng trong năm trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Khi kết thúc năm, phòng DNVVN sẽ tổ chức các đợt khảo sát để thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về các chương trình chăm sóc khách hàng để có thể cải thiện chất lượng các chương trình này theo hướng phù hợp hơn với khách hàng trong năm tiếp theo.
Khóa đào tạo ứng xử cho nhân viên giải đáp thắc mắc qua điện thoại
Nhằm thỏa mãn khách hàng DNVVN tại mọi thời điểm, SCVN cần giảm các than phiền của khách hàng đối với các nhân viên dịch vụ qua điện thoại. Cụ thể là cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong ngày về “kỹ năng dịch vụ khách hàng qua điện thoại”. Sau đó, làm báo cáo đánh giá về tỷ lệ than phiền của khách hàng qua điện thoại của tháng báo cáo so với tháng trước đó.
Rút ngắn thời gian duyệt hồ sơ vay
Như đã nêu trên, SCVN cần tuyển them nhan sự cho phòng duyệt hồ sơ tín dụng. Từ đó, hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ không bị tắc nghẽn và thời gian duyệt sẽ rút ngắn lại, khách hàng sẽ hài lòng hơn.
Ngoài ra, Ngân hàng SCVN cần chú trọng thêm về bố trí không gian và các dịch vụ cho khách hàng trong quá trình chờ đợi như nghỉ ngơi, uống nước, đọc báo...
Tóm tắt chương 3
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, là động lực nhưng đồng thời cũng là khó khăn thách thức. Muốn tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, Ngân hàng SCVN cần phải có giải pháp phân tích kỹ, “định lượng” các rủi ro, đánh giá đúng hiệu quả dự án đặt trong mối quan hệ thị trường tương lai nhiều biến động. Mặt khác, phải có chiến lược Marketing, đảm bảo tăng trưởng ổn định bền vững.
Vấn đề đặt ra SCVN phải biết khai thác lợi thế riêng về khách hàng, sản phẩm dịch vụ hiện có, giá cả, công nghệ, khả năng linh hoạt của quy mô hoạt động để có những biện pháp thích ứng kịp thời.
Nội dung chương 3, phần nào nâng cao hiệu quả các chiến lược Marketing tại Ngân hàng SCVN hiện nay, giúp cung và cầu hiểu nhau, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho khách hàng và tăng cường việc tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời giúp các cấp lãnh đạo của SCVN có cái nhìn khái quát về các chiến lược Markting để từ đó có những giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng ưu thế.
KẾT LUẬN
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, để tiếp tục phát triển ổn định và kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng SCVN cần xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp trên cơ sở áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đưa các dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Đặc biệt, phải luôn có quan niệm đặt khách hàng là trung tâm trong chiến lược phát triển để tạo được niềm tin và uy tín trong hoạt động kinh doanh.
Công tác hoạch định, nghiên cứu các chiến lược Marketing tại các ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng SCVN nói riêng đòi hỏi các chuyên gia ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, không chỉ nắm vững công cụ phân tích định lượng tài chính hiện đại mà còn có bản năng nghiệp vụ cao. Hy vọng với trình độ khoa học tri thức-công nghệ ngày càng phát triển những hạn chế trong hoạt động Marketing nói riêng và ngân hàng nói chung ngày càng thu hẹp.
Đối diện với nền kinh tế cạnh tranh đầy sôi động, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các ngân hàng đối thủ, ngân hàng SCVN cần phải tự khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng nội lực của chính SCVN nhằm tạo ra một vị thế vững chắc, phát triển bền vững.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp Marketing trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam”, tác giả muốn nhấn mạnh lợi ích của hoạt động Marketing là thực sự lớn lao và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Tác giả tin tưởng rằng, những giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing mà tác giả đề nghị mang tính thực tiễn cao, rất thiết thực và khả thi cho ngân hàng SCVN. Ngân hàng có thể xem đây là một hướng đi cho hoạt động Marketing cho bộ phận DNVVN để khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh, không ngừng cải tiến, xây dựng các chiến lược Marketing, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, để hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để SCVN tiến dần đến mục tiêu là Ngân hàng nước ngoài có thị phần số 1 tại Việt Nam.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và trình bày luận văn, song khó tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các cơ quan có quan tâm đến đề tài này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, sự quan tâm của khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SCVN
Hội đồng thành viên
Ban kiểm soát
Kiểm soát tuân thủ luật ngân hàng
Kế toán, kiểm toán
Trưởng ban kiểm soát
Tổng Giám đốc
Phòng DNVVN
Phòn cá nhân
hòng nghiệp vụ
g
P
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng SCVN
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân Hàng SCVN bao gồm:
Hội đồng thành viên:
Hội đồng
thành viên là cơ quan quản lý
cao nhất
trong
Ngân hàng, bao gồm 5 đến 11 thành viên. Hội đồng thành viên thực hiện các nhiệm vụ, các quy định của pháp luật Việt Nam và của NHNNVN, để đảm bảo Ngân hàng tuân thủ các quy định có liên quan của Điều lệ, pháp luật Việt Nam, của NHNNVN, các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết. HĐTV chịu trách nhiệm về hoạt động và quản trị Ngân hàng: Xây dựng các chiến lược, mục tiêu phát triển, và các chính sách, kế hoạch kinh doanh, hoạt động của Ngân hàng; phê duyệt các phương án tài chính, xây dựng kế hoạch sáp nhập, chia, tách …
Ban kiểm soát: Ngân hàng có một Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, bao gồm 1 Trưởng Ban kiểm soát. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, và đánh giá tính hợp lý, hiệu quả và sự tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, của NHNNVN, các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết về cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát và kiểm tra nội bộ của Ngân hàng. Kiểm soát hội đồng thành viên, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản trị, điều hành các hoạt động kinh doanh; trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Trực tiếp hướng dẫn, giám sát và quản lý hoạt động của các bộ phận
kiểm toán nội bộ Ngân hàng trong từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Ngân hàng; đảm bảo chất lượng hoạt động của các bộ phận kiểm toán nội bộ và tính chính xác của các báo cáo kiểm toán nội bộ.
Tổng Giám đốc: Ngân hàng có một Tổng Giám đốc và những người điều hành khác để trợ giúp Tổng Giám đốc và thực hiện các thẩm quyền theo sự ủy quyền tương ứng. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động hằng ngày của Ngân hàng: tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Ngân hàng; Xây dựng các kế hoạch để thiết lập các hệ thống quản lý, kiểm soát và kiểm tra nội bộ và tổ chức Ngân hàng; Báo cáo lên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và các cơ quan Nhà nước theo quy định và pháp luật Việt Nam và của NHNNVN.
PHỤ LỤC 2:DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Các Ngân hàng chính sách
Tên ngân hàng | Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt | |
1 | Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam | Vietnam Bank for Social Policies, VBSP |
2 | Ngân hàng Phát triển Việt Nam | The Vietnam Development Bank, VDB |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Dịch Vụ Khách Hàng (Provision For Customer Services)
- Giải Pháp Marketing Trong Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Standard Chartered Việt Nam
- Các Tiêu Chí Để Xây Dựng Sản Phẩm Tín Dụng Tín Chấp Toàn Phần
- Giải pháp marketing trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam - 13
- Giải pháp marketing trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước
Tên ngân hàng | Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt | |
1 | Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam | Agribank |
2 | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam | Vietcombank |
3 | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam | VietinBank |
4 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | BIDV |
5 | Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long | MHB |
Các Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Tư nhân
Tên ngân hàng | Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt | |
1 | Ngân hàng TMCP Á Châu | Asia Commercial Bank, ACB |
2 | Ngân hàng TMCP Đại Á | Dai A Bank |
3 | Ngân hàng TMCP Đông Á | DongA Bank, DAB |
4 | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á | SeABank |
5 | Ngân hàng TMCP Đại Dương | Oceanbank |
6 | Ngân hàng TMCP An Bình | ABBank |
7 | Ngân hàng TMCP Bắc Á | NASBank, NASB |
8 | Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu | GP.Bank |
9 | Ngân hàng TMCP Bản Việt | VIET CAPITAL BANK, VCCB |
10 | Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam | Maritime Bank, MSB |
11 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam | Techcombank |
Ngân hàng TMCP Kiên Long | KienLongBank | |
13 | Ngân hàng TMCP Nam Á | Nam A Bank |
14 | Ngân hàng TMCP Nam Việt | NaViBank |
15 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | VPBank |
16 | Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM | HDBank |
17 | Ngân hàng TMCP Phương Nam | Southern Bank, PNB |
18 | Ngân hàng TMCP Phương Đông | Orient Commercial Bank, OCB |
19 | Ngân hàng TMCP Quân Đội | Military Bank, MB, |
20 | Ngân hàng TMCP Phương Tây | Western Bank |
21 | Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam | VIBBank, VIB |
22 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn | Sài Gòn, SCB |
23 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương | Saigonbank |
24 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội | SHBank, SHB |
25 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | Sacombank |
26 | Ngân hàng TMCP Việt Á | VietABank, VAB |
27 | Ngân hàng TMCP Bảo Việt | BaoVietBank, BVB |
28 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín | VietBank |
29 | Ngân hàng TMCP Xăng dầu Ngân hàng TMCP Petrolimex | Petrolimex Group Bank, PG Bank |
30 | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu | Eximbank, EIB |
31 | Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt | LienVietPostBank |
32 | Ngân hàng TMCP Tiên Phong | TienPhongBank |
33 | Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông | MDB |
34 | Ngân hàng TMCP Đại Tín | Trustbank |