Đánh Giá Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Bancassurance Ở Việt Nam


chưa đạt 1% tổng doanh thu phí, trong khi đó tỷ lệ này ở Hồng Kông là 45%, Singapore là 18%, Malaysia 12%, Ấn Độ 20%, Thái Lan 12% và Prudential Asia Corporation đạt 17%.


2.1.2. Đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển Bancassurance ở Việt Nam

hiện nay


2.1.2.1. Tiềm năng phát triển Bancassurance ở Việt Nam

Phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua mạng lưới ngân hàng ở Việt Nam đã có những bước phát triển và kết quả nhất định. Các ngân hàng Việt Nam triển khai phân phối sản phẩm bảo hiểm trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là có khá nhiều điểm thuận lợi (xét trên giác độ ngân hàng) do:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước có hệ thống chi nhánh (cấp 1, cấp 2,…), phòng giao dịch rộng khắp, rất thuận tiện cho việc đưa sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng, cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thu phí bảo hiểm, thực hiện bồi thường khi sự cố được bảo hiểm xảy ra.

Thứ hai, nhu cầu thụ hưởng nhiều dịch vụ tài chính tại một tổ chức của khách hàng ngày càng cao. Nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ tài chính ngày càng có nhiều điểm giống đối với việc mua hàng hoá thông thường. Đó là, khách hàng muốn mua được nhiều hàng hoá (mà họ muốn mua và cần mua) tại một địa điểm; hay nói một cách ngược lại, tại một địa điểm mua sắm người bán có nhiều chủng loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực tài chính, việc ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, dần dần biến ngân hàng trở thành “siêu thị” cung cấp dịch vụ tài chính đa năng. Đây là nhu cầu của khách hàng, nhưng cũng là sức ép và cơ hội cho các ngân hàng trong việc triển khai kênh phân phối Bancassurance.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thứ ba, ngân hàng đang có sẵn cơ sở khách hàng truyền thống và không ngừng được mở rộng có nhu cầu mua bảo hiểm cao. Đây là một trong những điểm thuận lợi nhất cho việc triển khai Bancassurance.


Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - 6

Thứ tư, kênh phân phối bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, đây là cơ hội lớn cho các ngân hàng khai thác. Thực tế cho thấy, tại nhiều nước có hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, doanh số bán bảo hiểm qua ngân hàng chiếm hơn 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Còn đối với Việt Nam, theo khảo sát của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt, con số này mới dừng lại ở mức khoảng 1,5%.

Thứ năm, các ngân hàng có cơ hội bán chéo sản phẩm. Ngoài việc giúp tăng nguồn vốn huy động từ hoạt động Bảo hiểm, Bancassurance còn góp phần giúp ngân hàng tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Song song với cung cấp dịch vụ bảo hiểm, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sẵn có của ngân hàng như mở tài khoản để thanh toán chuyển khoản, sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng,…

Thứ sáu, sức ép giảm lợi nhuận do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống (tín dụng, thanh toán, dịch vụ thẻ,…) buộc các ngân hàng phải nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm mới. Bancassurance chính là một kênh phân phối đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà không cần nhiều vốn đầu tư. Bancassurance mở ra cho các ngân hàng một phương thức gia tăng lợi nhuận ngoài lãi suất.

Thứ bảy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng tuy mới được quan tâm đầu tư nhưng khá đồng bộ và có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng.

Mặc dù là một hình thức mới, nhưng Bancassurance đã và đang phát triển trở thành kênh phân phối hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên thế giới. Nhiều ngân hàng nắm bắt được xu hướng này đã nhanh chóng gia tăng được uy tín, vị thế và doanh thu của mình. Trước xu thế phát triển chung và trong bối cảnh hiện nay khi trên thị trường tài chính Việt Nam, sự cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng mạnh mẽ, thì việc nắm lấy cơ hội và thực hiện cung cấp sản phẩm bảo hiểm trở thành yêu cầu đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn. Để triển khai tốt loại hình dịch vụ này, trước hết ngân hàng cần đào tạo, nâng cao trình độ


cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân phối bảo hiểm. Ngoài các kiến thức về ngân hàng, cán bộ ngân hàng còn phải nắm vững kiến thức nền tảng về bảo hiểm, có kỹ năng marketing và kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng. Tiếp theo đó, cần đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ để lưu giữ cơ sở dữ liệu khách hàng và xử lý các vấn đề kỹ thuật nhằm nâng cao tiện ích sản phẩm khi khách hàng sử dụng cùng một lúc nhiều sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Ngân hàng cũng nên mở rộng mối liên kết với nhiều công ty bảo hiểm, thực hiện nhiều hình thức Bancassurance như làm đại lý bán sản phẩm bảo hiểm, đầu tư nắm giữ cổ phần tại các công ty bảo hiểm, và thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc.

2.1.2.2. Những thách thức của Bancassurance tại Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, có hàng loạt các lý do làm cho thỏa thuận hợp tác Bancassurance giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm tại Việt Nam thời gian qua chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Có thể đưa ra một số lý do như sau:

Do hoạt động Bancassurance mới ở giai đoạn đầu nên các ngân hàng và các công ty bảo hiểm chưa nhận thức đầy đủ lợi ích từ Bancassurance nên chưa có cam kết song phương mạnh mẽ cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cách làm phù hợp. Đặc biệt, các ngân hàng chưa tích cực tham gia trong thoả thuận hợp tác nên hoạt động Bancassurance ở Việt Nam dường như vẫn là “mối tình” đơn phương của các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, các ngân hàng quốc doanh ít nhiều vẫn còn mang trong mình phong cách kinh doanh “quan liêu”, “cửa quyền” và không sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh, do vậy có thể khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm.

Các ngân hàng chưa tin vào sự thành công của hoạt động Bancasurance vì chưa thấy một thành công điển hình ở Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa cũng chưa thực sự tin tưởng vào sự thành công của Bancasurance tại Việt Nam.

Một trong những khó khăn lớn nhất của ngân hàng khi thâm nhập vào lĩnh vực

bảo hiểm là hầu như không quen làm việc với rủi ro (tử vong và thương tật). Nhận thức


được điều đó, các ngân hàng đã khôn khéo vượt qua thách thức này bằng việc phải

thuê, tuyển dụng một số các chuyên gia Bảo hiểm.

Trong chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay vẫn còn nhiều chỗ trống cho các sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ngân hàng chưa thực sự chú ý để khai thác. Ngược lại, trong chiến lược của nhiều công ty bảo hiểm, sự kết hợp giữa bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng chưa rõ nét.

Sản phẩm bảo hiểm nhìn chung chưa phù hợp với việc bán qua ngân hàng. Cho đến nay, có rất ít sản phẩm chuyên biệt để bán qua ngân hàng. Hiện nay, trên 90% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm, do vậy tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đấy cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm.

Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ cao, nhưng cơ bản vẫn còn thua xa so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, do vậy chưa tạo được cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động Bancassurance. Nhiều chi nhánh ngân hàng chưa đủ nguồn lực (công nghệ, nhân lực), đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm.

Hệ thống ngân hàng vẫn e ngại trong việc chia sẻ thông tin. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cũng như chưa có hướng dẫn về việc các ngân hàng được làm gì. Điều này dẫn đến sự e dè của ngân hàng trong hoạt động Bancassurance.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp; khách hàng cá nhân chưa được coi trọng đúng mức. Quan trọng hơn, các ngân hàng Việt Nam chưa có “sự trung thành” cao của khách hàng. Do vậy, lượng khách hàng tiềm năng cho bảo hiểm không dồi dào. Bên cạnh đó, dữ liệu về khách hàng của ngân hàng hiện nay còn khá sơ sài nên việc trợ giúp cho việc khai thác bảo hiểm còn hạn chế.

Khách hàng còn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chưa quen hoặc không biết việc sản phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân hàng. Mặc dù số lượng khách hàng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng


Việt Nam rất lớn, nhưng phần lớn dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng, những người có tài khoản thì đa phần chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, phần đông dân chúng vẫn chưa quen tập quán Bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm chưa tạo lập được uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.

Các ngân hàng và công ty bảo hiểm Việt Nam chưa giải quyết tốt các vấn đề cần thiết của hoạt động Bancassurance: đào tạo đội ngũ bán hàng, thù lao, cách thức tiếp cận với khách hàng…Trên thực tế, việc đào tạo về bảo hiểm cho nhân viên ngân hàng mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo cho nhân viên ngân hàng không có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với người học.

Còn thiếu sự nhất quán từ trên xuống dưới của các ngân hàng trong việc thực hiện thỏa thuận. Trên thực tế, công ty bảo hiểm kí thỏa thuận chung với Trụ sở chính ngân hàng nhưng khi triển khai tại các chi nhánh ngân hàng thường gặp khó khăn, chẳng hạn, các chi nhánh không áp dụng đúng mức phí, mức thù lao đã thỏa thuận, không cung cấp không gian, dữ liệu khách hàng.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở Việt Nam còn nhiều bất cập làm cho các ngân hàng và các công ty bảo hiểm lúng túng trong áp dụng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện một chính sách, cách làm mới (ví dụ như Bancassurance), các ngân hàng và công ty bảo hiểm chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ chính sách, cách làm của mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.

2.1.2.3. Các hướng hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam trong thời gian tới

Mặc dù kết quả hoạt động bancassurance ở Việt Nam trong thời gian qua còn rất khiêm tốn nhưng hoạt động này trong thời gian tới có triển vọng rất lớn. Cơ sở của nhận định này là:

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: ATM, thẻ khấu trừ, thẻ ghi nợ, trung tâm dịch vụ khách hàng, nối mạng trong hệ thống các ngân hàng, dịch vụ nhận và chuyển tiền, chuyển khoản ra nước ngoài… Tốc độ tăng của số lượng thẻ ngân hàng trong thời gian qua rất cao và còn cao hơn trong những năm tới.


Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, đã ngày càng chú ý đến lợi ích từ việc hợp tác với các công ty bảo hiểm qua đó sẽ có thu nhập ngoài lãi cho vay như từ thu phí sử dụng ATM, phí chuyển khoản… Thậm chí, trong đề án thành lập tập đoàn, Vietcombank đã xây dựng kế hoạch thành lập một công ty bảo hiểm nhân thọ trực thuộc.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các ngân hàng và các nhà bảo hiểm Việt Nam có nhiều động lực để phát triển hoạt động Bancassurance. Lý do là vì các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam quan tâm đến Bancassurance như là cách để đa dạng kênh phân phối.

Do tác động của việc hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm làm cho số lượng ngân hàng và bảo hiểm ngày càng tăng, sự cạnh tranh làm giảm biên lợi tức của các doanh nghiệp, thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn thu nhập cho doanh nghiệp thông qua hợp tác liên ngành. Hiện nay, ở Việt Nam có 106 ngân hàng, trong đó 5 ngân hàng quốc doanh, 35 ngân hàng cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 12 công ty tài chính và cho thuê tài chính. Về phía ngành Bảo hiểm, hiện có khoảng 25 công ty bảo hiểm gốc, trong đó có 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và nhiều Công ty có thể được cấp giấy phép trong thời gian tới (Cập nhật thong tin tại NHNN Việt Nam đến ngày 15/06/2012). Theo cam kết của Việt Nam với WTO và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, trong đó có lĩnh vực ngân hàng và Bảo hiểm. Việc cổ phần hóa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm quốc doanh cũng là nhân tố tác động tích cực đến hoạt động của Bancassurance. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có mạng lưới và khách hàng rất lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam ngày càng chú trọng đến thị trường cá nhân. Do vậy, nếu khai thác được hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có thêm một kênh phân phối lớn và đầy tiềm năng.

Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và khá ổn định; thu nhập khả dụng của dân chúng tăng; sự nhận thức về bảo hiểm của dân chúng ngày càng cao trong khi tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm còn thấp. Chẳng hạn với bảo hiểm nhân thọ, hiện nay mới có khoảng 8% dân số có hợp đồng.


Sự thay đổi về nhân khẩu học tại Việt Nam đang diễn ra theo đúng quy luật của thế giới với sự gia tăng của tỷ lệ người già làm cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tài chính ngày càng cao. Ngoài ra, sự thay đổi về quy mô của gia đình theo hướng số gia đình hạt nhân (chỉ bao gồm cha mẹ và con) ngày càng tăng, phụ nữ ngày càng được hưởng nền giáo dục cao hơn và có ít con hơn, tốc độ đô thị hoá ngày ngày càng cao làm cho sự độc lập và tự chủ về tài chính ngày càng được coi trọng.

2.2. Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt‌

2.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bảo Việt


2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Với mục tiêu thành lập một tập đoàn tài chính, hỗ trợ nhau trong tất cả các hoạt động của tập đoàn. Ngày 11/12/2008, Baoviet Bank là công ty con của tập đoàn Bảo Việt, chính thức được cấp giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN với vốn điều lệ 1.500.000.000.000 VND. Trong đó, các cổ đông lớn gồm: Tập đoàn Bảo Việt chiếm 52% vốn góp, Công ty cổ phần sữa Việt Nam chiếm 8% vốn góp, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC chiếm 9.9% vốn góp, …

Theo giấy phép, ngân hàng có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Bảo Việt; Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Bao Viet Joint Stock Commercial Bank; Tên viết tắt bằng tiếng Anh là BVB; Tên giao dịch: BaoViet Bank), đặt trụ sở chính tại Tòa nhà Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Bảo Việt là ngân hàng Việt Nam trẻ nhất hiện nay, được thành lập ngay vào thời kỳ kinh tế toàn cầu khủng hoảng lan rộng, kéo theo sự đổ vỡ của nhiều TCTD lớn trên thế giới. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của BVB gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng, BVB đã vượt qua mọi khó khăn cản trở, cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng lớn trong nước, các ngân hàng ngang tầm. Hiện nay, mạng lưới chi nhánh của


BVB đã có ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Đăklăk, Cần Thơ với tổng cộng trên 30 chi nhánh, phòng giao dịch.

Mục tiêu của BVB là phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại phù hợp với chuẩn quốc tế hướng đến các chuẩn mực về quản trị ngân hàng tiên tiến, hướng đến khách hàng. Tính chuẩn mực ở đây được biết đến là các chuẩn mực về phương pháp quản trị, về công nghệ, về hệ thống giám sát, quản lý rủi ro toàn diện, cũng như chuẩn mực về hệ thống thông tin quản lý, về tác phong làm việc chuyên nghiệp đối với từng cán bộ nhân viên. Chuẩn mực mà BVB hướng tới còn nhằm bảo đảm cho ngân hàng có một cấu trúc tiên tiến, giúp cho BVB khẳng định tính ưu việt trong một thị trường mà tất cả các ngân hàng đang cần phải có những cải cách căn bản về hệ thống và quản trị. Ngoài ra, chuẩn mực sẽ là cơ sở để BVB cung cấp cho ra thị trường các dịch vụ và tiện ích ngân hàng hiện đại và hoàn hảo nhất.

2.2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Các ngành nghề kinh doanh bao gồm: huy động vốn: Tiền gửi (thanh toán, tiền gửi có không kỳ hạn và có kỳ hạn…); Tín dụng (cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cho vay dự án đầu tư, bảo lãnh, chiết khấu và các hình thức cho vay khác); Kinh doanh ngoại tệ và vàng; Thanh toán & chuyển tiền; Thanh toán quốc tế; Dịch vụ ngân quỹ; Quản lý rủi ro; Bancasuance; Nghiệp vụ khác : ngân hàng điện tử, kinh doanh bất động sản….; Trong đó, hoạt động chính của BVB là tín dụng, huy động vốn và Bancasuance.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một NHTM, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro. Vì vậy, ngay từ đầu BVB đã được tổ chức với một cấu trúc tiền tiến theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và “tác nghiệp” trong cơ cấu

tổ chức;

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí