Đánh Giá Các Cơ Hội – Đe Dọa Và Điểm Mạnh – Điểm Yếu.


e/ Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá xã hội của Việt Nam tương đối ổn định. Với phương tiện truyền thống là xe đạp, hiện nay hầu hết các gia đình Việt Nam đã chuyển sang xe máy và một số di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, taxi...).

Bên cạnh đó, với mục tiêu hoà nhập chứ không hoà tan, các doanh nghiệp Việt Nam đều có khuynh hướng áp dụng những công nghệ mới, kỹ thuật mới vào qui trình sản xuất và dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Đặc biệt trong giai đoạn phát triển ngày này, đạo đức kinh doanh luôn được coi trọng. Vì nó liên quan đến sức khoẻ của người tiêu dùng và sự phát triển lâu dài của toàn xã hội điều này cũng có nghĩa là công ty phải quan tâm đến môi trường, bảo vệ môi trường và sản xuất ra các sản phẩm “sạch”- không có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai.

2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô tác động đến doanh nghiệp bao nhiều nhiều yếu tố:

a/ Khách hàng

Khách hàng là người sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng là mục tiêu và mục đích hướng tới của bất kỳ doanh nghiệp nào. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm ra nguyên nhân nào mà khách hàng không hài lòng về công ty…Tóm lại, để tồn tại và phát triển, công ty phải lấy khách hàng làm trung tâm.

Khách hàng của DRC đa số là khách hàng tổ chức và một số ít là khách hàng tiêu dùng. Khách hàng tổ chức của công ty là các đại lý, các nhà phân phối và các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy…trong nước và nước ngoài. Do nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn, khả năng sửa chữa và thay mới săm lốp sẽ nhiều hơn. Điều này kích thích các doanh nghiệp sản xuất nhiều các sản phẩm hơn.

Hơn nữa, do nhu cầu của thị trường tiêu dùng cuối cùng rất đa dạng, mà mục tiêu hướng tới của các nhà phân phối, đại lý hay các công ty lắp ráp là đáp ứng thị trường này, nên bắt buộc DRC phải luôn cải tiến kỹ thuật, sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm.


Ngoài ra, một đặc điểm của khách hàng DRC nữa là mức độ phân bố không đồng đều, phân tán trên khắp cả nước…nên cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển và đáp ứng nhu cầu khi nhu cầu khách hàng tăng cao đột biến.

b/ Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của DRC trên thị trường nội địa là Công ty cao su Sao Vàng SRC, công ty cao su Miền Nam(Casumina) và các công ty tư nhân, liên doanh hay có 100%vốn nước ngoài khác… Tại mỗi một công ty đều có những ưu thế khác nhau.

Nếu như Công ty Cao su Sao Vàng là doanh nghiệp có bề dày trong hoạt động sản xuất săm lốp xe đạp, có uy tín lớn trong ngành, sản phẩm của Công ty Sao Vàng đa dạng , có chất lượng cao, hình thức đẹp. Cao su Sao Vàng hiện nay đang khống chế thị trường miền Bắc, Bắc Trung Bộ và đã có vị thế vững chắc trên thị trường. Với tài chính mạnh, Công ty Cao su Sao Vàng đã đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, phân phối, quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, tại thị trường miền Trung - Tây Nguyên Cao su Sao Vàng vẫn chưa tạo được chỗ đứng.

Caosumina là doanh nghiệp hoạt động trên vùng thị trường miền Nam. Công ty có uy tín lớn đối với sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy. Hiện nay, Công ty Cao su Miền Nam đang đẩy mạng công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm trên cả nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ sở sản xuất tư nhân: có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước, họ chủ yếu cung cấp các sản phẩm là săm lốp xe đạp với giá rẻ. Khả năng tài chính không cho phép họ đầu tư lớn, quảng cáo, khuyến mãi,...Sản phẩm của họ chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nông thôn.

Các sản phẩm nhập ngoại: chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,...Điểm mạnh của sản phẩm nhập ngoại là chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phong phú, tuy nhiên giá còn cao. Các chính sách hạn chế nhập khẩu của Nhà nước làm tăng giá hàng nhập ngoại, làm giảm tính cạnh tranh của nó với sản phẩm trong nước.

c/ Nhà cung cấp

Cao su, vải mành, thép tanh, hoá chất là các nguyên liệu chính sản xuất ra

các sản phẩm DRC trong đó cao su chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra còn có các thiết bị


phụ mua ngoài như van xe các loại...Các loại nguyên liệu được cung cấp từ nhiều

nguồn khác nhau có cả trong nước lẫn nhập từ nước ngoài.

- Cao su: được cung cấp chủ yếu từ các nông trường cao su trong cả nước như Đồng Nai, Tây Ninh, Đaklak, Quảng Bình...Nguồn cung cấp này ổn định về số lượng, chất lượng, giá cả. Đây cũng là yếu tố thuận lợi của Công ty trong việc đảm bảo nguồn Cao su cung cấp cho sản xuất. Tuy nhiên so với Caosumina, chi phí vận chuyển nguồn nguyên liệu của DRC cao hơn. Do đó có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Một điểm bất lợi là nguồn cung cấp cao su trong nước chủ yếu là cao su thiên nhiên chưa qua chế biến, Công ty còn phải nhập cao su nguyên liệu tổng hợp từ nước ngoài, giá thành cao ảnh hưởng đến giá thành.

- Hoá chất: đây là thành phần rất quan trọng làm tăng cường đặc tính lý hoá của sản phẩm. Phần lớn các hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài, tuy nhiên đây cũng là khó khăn chung cho toàn ngành chứ không riêng Công ty Cao su Đà Nẵng.

- Vải mành: nhập từ các nước trong khu vực, chủ yếu là Trung Quốc. Đối với loại nguyên liệu này trong tương lai Công ty có thể xem xét các sản phẩm của các Công ty dệt trong nước để đáp ứng nhu cầu của mình, giảm bớt chi phí sản xuất.

- Thép tanh: mua từ nhiều nguồn cả trong nước và nhập từ nước ngoài.

Tóm lại, do nguyên vật liệu hầu hết được cung cấp qua các trung gian là công ty nhập khẩu nên muốn có nguồn nguyên vật liệu ổn định cả về chất lượng và giá thì DRC phải đặt mối quan hệ với nhà cung cấp. Mối quan hệ này rất quan trọng trong công cuộc mở rộng sản xuất trong và trên thị trường thế giới. Một mặt để giảm bớt sự cạnh tranh về giá, mặt khác giữ nguồn cung ổn định và tìm kiếm những nguyên vật liệu có chất lượng cao hơn.

d/ Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của doanh nghiệp là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ..chuyên mua bán các loại săm lốp hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào ngành cao su. Trong thời gian tới, sự cạnh tranh sẽ diễn ra khốc liệt hơn, các công ty nước ngoài bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam… Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không gây nhiều khó khăn cho DRC vì DRC đã có một vị trí tương đối vững chắc trong lòng


nhà tiêu dùng cũng như xây dựng được một số mối quan hệ chiến lược với một số

nhà phân phối, lắp ráp ôtô trong nước

e/ Giới hữu quan

Quan hệ giữa DRC với các giới hữu quan tương đối tốt. Một mặt, do DRC là một trong doanh nghiệp dẫn đầu ở thị trường Miền Trung-Tây Nguyên đặc biệt sản phẩm lốp ôtô là một trong năm sản phẩm chiến lược của thành phố Đà Nẵng trong công cuộc đổi mới và phát triển. Hơn nữa, trong những năm trở lại đây, DRC đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường, đã có nhiều đóng góp cho công tác xã hội như xây nhà tình nghĩa, tài trợ cho bóng đá(trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng), ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, các chương trình ủng hộ người nghèo, bão lụt…

Bên cạnh đó, việc làm ăn có hiệu quả, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là khu vực Quảng Nam-Đà Nẵng đã để lại ấn tượng tốt cho chính quyền cũng như khu dân cư xung quanh khu vực sản xuất.

3. Đánh giá các cơ hội – Đe dọa và Điểm mạnh – Điểm yếu.

a/ Điểm mạnh

Là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhiều năm sản xuất, đội ngũ nhân viên dồi dào, được đào tạo bài bản với máy móc thiết bị hiện đại cùng với sự khuyến khích giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự quản lý sáng suốt của hội đồng quản trị DRC, hứa hẹn rằng trong thời gian tới DRC vẫn là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh nhất khu vực Miền Trung-Tây Nguyên và đóng góp nhiều vào tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong ngành Cao su.

b/ Điểm yếu

Tuy được nhiều sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, nhưng do trình độ lao động kỹ thuật còn có hạn, chưa nắm bắt kịp những công nghệ mới nên chưa khai thác hết tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, có một số bộ phận vẫn chưa phát huy hết khả năng hoạt động và có lúc thiếu tinh thần trách nhiệm,…Đặc biệt do công tác dự đoán chưa tốt nên khi tình hình nguyên vật liệu dao động mạnh, công ty không có phương án đề phòng có khi dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu với giá cao thì thời gian sau giá nguyên vật liệu giảm xuống…làm thiệt hại rất lớn đến tình hình kinh doanh chung của cả công ty.

c/ Cơ hội


Cơ hội đang đến với DRC khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO). Đặc biệt là với sự giúp đỡ của chính phủ trong việc giảm lãi vay xuống 4%/năm đã tạo điều kiện cho công ty đầu tư nhiều hơn vào sản xuất cũng như vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, khi Internet trở nên phổ biến, việc tiếp cận thông tin khách hàng ngày càng dễ hơn, DRC có thể phân phối, bán sản phẩm đến tất cả các nơi trên thế giới mà không sợ khoảng cách về địa lý cũng như áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào trong sản xuất và quản lý của mình.

Cơ hội thứ ba là khi thu nhập người dân ngày càng nâng cao, đã có xu hướng chuyển từ phương tiện xe đạp sang xe máy, xe ôtô..với mẫu mã đa dạng, đạt nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001:2000, tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS)...DRC có khả năng chiếm lĩnh được thị trường này nếu công ty sản xuất những sản phẩm “có chất lượng”

d/ Đe dọa

Đe doạ chủ yếu của công ty là nguồn cung không ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng do phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp. Thứ hai là khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất săm lốp nước ngoài có thể thâm nhập vào thị trường này và tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt hơn- đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn tài chính vững mạnh.

Mặc khác, do tại khu vực Miền Trung ngày càng xuất hiện nhiều bão lũ, siêu bão… đe doạ đến hoạt động sản xuất và vận chuyển của công ty.

V. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI LỐP Ô TÔ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG.

1. Chính sách phân phối.

Công ty hiện thực hiện chính sách phân phối rộng rãi để đưa hang hóa tới tay người tiêu dùng. Chính sách phân phối này có ưu điểm là tăng cường khả năng bao phủ thị trường, tăng tính sẵn sang cho sản phẩm để mỗi khi người tiêu dùng mua hàng thì tiện lợi trong việc tìm kiếm cũng như vận chuyển. Do đó, giúp công ty tăng sản lượng bán, tăng thị phần.

Tuy nhiên chính sách nây cũng có nhược điểm là không kiểm soát chặt chẽ được sản phẩm của công ty được bán như thế nào? Từ đó công ty khó có thể có


những thông tin xác thực về thị trường hay về nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Một nhược điểm nữa là phân phối rộng rãi công ty không thể buộc các trung gian thực hiện thao ý mình, mục tiêu của họ là lợi nhuận nên làm giảm uy tín của công ty. Do đó cho thấy chính sách phân phối rộng rãi, nếu không có những rang buộc cụ thể thì các thành viên trong hệ thống kênh phân phối dễ phát sinh mâu thuẫn. Do vậy chính sách phân phối rộng rái chưa phát huy được hết những ưu điểm vốn có của nó.

2. Phân tích thực trạng mạng lưới kênh phân phối lốp ô tô tại Công ty cổ

phần cao su Đà Nẵng.

Hiện tại công ty đang sử dụng chung hệ thống kênh phân phối trên tất cả các thi trường, mà mỗi khu vực thị trường có nhiều điểm khác nhau như vị trí địa lý, tốc đọ tăng trưởng của nhu cầu, hành vi mua của khách hàng … nhưng có thể tổng quát lên bởi sơ đồ sau:

Người


Tiêu


Dùng

Cửa hàng trung tâm

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ

Chi nhánh miền nam

Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối


D


R


C

Chi nhánh miền bắc

Nhà bán lẻ


Nhà bán sỉ

Nhà bán lẻ

Sản phẩm lốp ô tô là mặt hàng chiến lược của công ty và đang được tiêu thụ rất mạnh đặc biệt là lốp tải nặng. Khách hàng của công ty rất phong phú và đa dạng, trong đó khách hàng cũng có thể mua trực tiếp tại công ty hoặc mua qua bán buôn,


bán lẻ. Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường, ổn định về chất lượng. Hiện nay mặt hàng này được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường khắp cả nước. Đối với thị trường miền Nam và miền Bắc vì vị trí địa lý xa nên công ty có hai chi nhánh để phân phối sản phẩm cho các đại lý.

Công ty chủ yếu sử dụng ba loại kênh phân phối là kênh trực tiếp, kênh một cấp và kênh hai cấp để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Doanh thu của Công ty chủ yếu là kênh trực tiếp và kênh cấp hai. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng dưới đây:

Bảng 8 : Các loại kênh phân phối ĐVT : Đồng


Loại

kênh

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Doanh số

%

Doanh số

%

Doanh số

%

Kênh

cấp 0

132.218.667

14.2

23.942.750.062

20.2

27.007.370.016

20.5

Kênh

cấp 1

325.812.442

35

34.450.014.830

29.1

42.120.007.370

28.9

Kênh

cấp 2

547.364.039

50.8

59.980.478.887

50.7

66.680.375.230

50.6

Tổng

930.892.069.377

100

1.182.137.531.918

100

1.317.074.770.930

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lốp ô tô tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - 7


Kênh trực tiếp: Doanh thu hàng năm chiếm khoảng 15 – 20% tổng doanh thu của công ty. Khách hàng chủ yếu của kênh phân phối trực tiếp là các công ty sản xuất mua sản phẩm để phục vụ quá trình sản xuất của họ. Khách hàng thường mua và thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn luân chuyển cho công ty. Đây là hình thức bán hàng quan trọng vì chi phí cho hoạt động của kênh trực tiếp thấp hơn nhiều so với các kênh khác, giá bán của công ty áp dụng cho loại khách hàng này tương đối cao hơn giá bán cho các trung gian nên lợi nhuận thu từ kênh này tương đối cao. Tuy nhiên, đối với các thị trường ở xa như các tỉnh thuộc Bắc Trụng Bộ và các tỉnh Tây Nguyên thì việc tìm hiểu khách hàng là rất khó khăn gây trở ngại khi công ty muốn mở rộng quan hệ buôn bán, mở rộng chính sách tín dụng. Hơn nữa việc thương lượng trực tiếp với khách hàng và vận chuyển hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn.


Kênh phân phối cấp 1: Công ty thông qua các đại lý bán lẻ phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Doanh thu hàng năm từ kênh cấp 1 chỉ chiếm khảng 20 – 29% tổng doanh thu của công ty và đang có xu hướng giảm dần.

Kênh phân phối cấp 2: Đây là hình thức phân phối chủ yếu của công ty

chiếm khoảng 50 -65% doanh thu của công ty.

Tuy nhiên công việc phụ thuộc khá nhiều vào các trung gian do phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng sau cùng là một bất lợi lớn cho công ty khi mà các trung gian có thể đòi hỏi nhiều ưu đải vượt quá khả năng của công ty.

Việc sử dụng cấu trúc đa kênh có thể tăng phạm vi bao quát thi trường, gia tăng khả năng thỏa mãn theo ý muốn của khách hàng, tuy nhiên nó cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản trị kênh nhất là trong khi công ty đang thiếu nguồn nhân lực cho công tác này.

Ngoài ra, hệ thống trung gian phân phối của Công ty có một số khó khăn

nhất định:

- Nhà bán sỉ không chỉ bán riêng sản phẩm của công ty mà còn bán sản phẩm của công ty khác cho nên các nhà bán sỉ đòi hỏi nhiều quyền lợi gây áp lực cho công ty, do đó việc phân phối sản phẩm đôi khi bị chững lại.

- Công ty chủ yếu quan hệ với các nhà bán sỉ nên không có những rang buộc trực tiếp với các nhà bán lẻ mà do đó không kiểm soát được giá cả, cách trưng bày hàng…

- Các đại lý bán lẻ đòi hỏi được hưởng các chính sách ưu đãi như đại lý bán sỉ, gây

nhiều khó khăn cho công ty.

3/ Các xung đột trong kênh phân phối

a/ Mâu thuẫn theo chiều ngang:

Hiện nay giữa các thành viên cùng cấp thường xuất hiện các mâu thuẫn:

Mâu thuẫn do cạnh tranh: khi trên cùng địa bàn có nhiều nhà bán buôn, đại lý bán sĩ sẽ xuất hiện sự cạnh tranh dành, lôi kéo khách hàng bán lẽ bằng các phương thức như tăng chiết khấu bán lẽ, giao hàng tận nơi, tuyên truyền làm giảm uy tín của thành viên khác. Các nhà bán lẻ cạnh tranh nhau bằng các phương thức như bán phá giá, bán chịu,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022