Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 1



LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


1. PGS.TS Hà Minh Sơn

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 1


2. TS. Nguyễn Thị Hải Hà


hµ néi - 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận án "Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng và được ghi trong tài liệu tham khảo.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


NGÔ ĐỨC TIẾN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.1.1. Cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại 12

1.1.2. Thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại 17

1.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 38

1.2.1. Quan niệm về hoàn thiện thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương

mại 38

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. 40

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư

tại Ngân hàng thương mại 43

1.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở

MỘT SỐ NƯỚC 49

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới 49

1.3.2. Kinh nghiệm của Viện phát triển quốc tế Havard 54

1.3.3. Kinh nghiệm của các Chuyên gia Liên hợp quốc 54

1.3.4. Một số bài học cho các ngân hàng thương mại Việt nam 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 61

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 63

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM 63

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương

Việt nam 63

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam 66

2.1.3. Tổ chức công tác tín dụng và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam 69

2.2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG 71

2.2.1. Kết quả thực hiện cho vay dự án đầu tư 71

2.2.2. Chất lượng cho vay dự án đầu tư 73

2.2.3. Thời gian thẩm định cho vay Dự án đầu tư 74

2.3. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO CÁC NỘI DUNG ĐỊNH TÍNH 75

2.3.1. Phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư 78

2.3.2. Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn 81

2.3.3. Nội dung thẩm định năng lực chủ đầu tư 86

2.3.4. Nội dung thẩm định dự án do chủ đầu tư đề xuất 91

2.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 106

2.4.1. Những kết quả đạt được 106

2.4.2. Một số hạn chế 108

2.4.3. Nguyên nhân 112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 115

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 116

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 116

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 116

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và cho vay dự án đầu tư 118

3.1.3. Định hướng hoàn thiện thẩm định cho vay dự án đầu tư 120

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 120

3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ thẩm định cho vay dự án đầu tư

..................................................................................................................... 121

3.2.2. Hoàn thiện cẩm nang thẩm định cho vay Dự án đầu tư 125

3.2.3. Xây dựng, triển khai mô hình thẩm định dự án và hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành 129

3.2.4. Hoàn thiện phương pháp xác định tỷ lệ chiết khấu tài chính trong thẩm định rủi

ro dự án đầu tư 135

3.2.5. Hoàn thiện một số nội dung thẩm định dự án theo quy trình đang áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 140

3.2.6. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 143

3.2.7. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ thẩm định dự án 144

3.2.8. Một số giải pháp khác 146

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 153

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 153

3.3.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 153

3.3.3. Kiến nghị với Chủ đầu tư 157

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 159

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

PHỤ LỤC 01 – MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VCB 168

PHỤ LỤC 02 – KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VCB 170

PHỤ LỤC 03 – MÔ TẢ KẾT QUẢ ĐẦU RA CỦA MÔ HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 172

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 65

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu huy động vốn của VCB giai đoạn 2010-2014 66

Bảng: 2.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của VCB giai đoạn 2010-2014 67 Bảng 2.3. Cơ cấu và số dự án đã thẩm định cho vay tại VCB giai đoạn 2010 - 2014.. 72 Bảng 2.4. Chất lượng cho vay DAĐT tại VCB giai đoạn 2010 - 2014 73

Bảng 2.5. Thời gian thẩm định cho vay DAĐT tại VCB 75

Bảng 2.6. Các dự án được lựa chọn nghiên cứu tại VCB 77

Bảng 2.7. Các văn bản đề nghị vay vốn đầu tư dự án của khách hàng 82

Bảng 2.8. Hồ sơ pháp lý của khách hàng 83

Bảng 2.9. Hồ sơ tài chính, thông tin tín dụng của khách hàng 84

Bảng 2.10. Hồ sơ Dự án đầu tư 85

Bảng 2.11. Hồ sơ tài sản đảm bảo 86

Bảng 2.12. Đánh giá năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư 87

Bảng 2.13. Đánh giá các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng, khả năng sinh lời của CĐT 89 Bảng 2.14. Đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán của CĐT 90

Bảng 2.15. Đánh giá dư nợ của CĐT tại các TCTD khác 91

Bảng 2.16. Đánh giá sơ bộ các dự án Bệnh viện, Khu căn hộ & TTTM và Nhà máy sản xuất bột đá 93

Bảng 2.17. Đánh giá sơ bộ các dự án Hạ tầng lấn biển và Khu resort bờ biển 94

Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án 100

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 118

Bảng 3.2. Danh mục các ngành đầu tư 126

Bảng 3.3. Khai báo cơ cấu nguồn vốn 131

Bảng 3.4. Khai báo thông tin nguồn vốn vay ngân hàng 132

Bảng 3.5. Khai báo các thông số giả định về tài sản hình thành 133

Bảng 3.6. Khai báo chi tiết các hạng mục, khấu hao và tiến độ giải ngân vào mỗi loại

tài sản 134

Bảng 3.7. Khai báo các thông số giả định trong thời gian hoạt động của dự án 135

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CĐT Chủ đầu tư


NCS Nghiên cứu sinh


NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


NHTM Ngân hàng thương mại


TMCP Thương mại cổ phần


VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam DAĐT Dự án đầu tư

TSCĐ Tài sản cố định


TSLĐ Tài sản lưu động


WB Ngân hàng thế giới


TĐDA Thẩm định dự án


TDH Trung dài hạn


VAT Thuế giá trị gia tăng


WTO Tổ chức thương mại thế giới AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản


VND Đồng Việt Nam


TCTD: Tổ chức tín dụng


CIC Trung tâm thông tin tín dụng, NHNN HĐQT Hội đồng quản trị

WACC Chi phí vốn bình quân

BĐS Bất động sản


DNNN Doanh nghiệp nhà nước


DN Doanh nghiệp


NH Ngân hàng


XNK Xuất nhập khẩu


EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế SXKD Sản xuất kinh doanh

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong điều kiện của nước ta, nguồn vốn trung và dài hạn từ các NHTM là nguồn vốn quan trọng để phát triển công nghệ, đầu tư các dự án lớn, cơ sở hạ tầng, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua hoạt động cho vay dự án đầu tư, các NHTM đã thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn quan trọng này cho nền kinh tế. Ngoài những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, hoạt động cho vay dự án đầu tư còn đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của các NHTM. Các khoản cho vay thường chiếm trên 70% tài sản của ngân hàng và trên 60% lợi nhuận ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay [69]. Thẩm định cho vay dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi. Nó không đơn giản chỉ là tính toán theo công thức có sẵn mà đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được các yếu tố: Kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ba yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.

Tuy nhiên, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thời gian thu nợ kéo dài, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng sinh lời của dự án bị thử thách nhiều hơn. Do đó, để đầu tư có hiệu quả thì NHTM phải tiến hành thẩm định cho vay dự án một cách toàn diện, kỹ lưỡng trước khi quyết định cấp vốn. Công tác thẩm định cho vay dự án là khâu quan trọng nhất giúp cho ngân hàng nhận diện, sàng lọc những dự án tốt, vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, vừa tạo ra lợi ích cho nền kinh tế.

Thực tế tại một số ngân hàng trong thời gian gần đây cho thấy, việc cán bộ, nhân viên ngân hàng cố tình “nới tay” trong quá trình thẩm định tài sản thế chấp vay vốn để hưởng lợi riêng và làm thất thoát vốn của ngân hàng là có thật. Thực tế này liên quan đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, còn có cán bộ ngân hàng cố tình làm sai, tạo ra những khe hở và hưởng lợi từ đó. Nói một cách khác là người trong và người ngoài đều "xâu xé" vào đồng vốn của ngân hàng. Các DN đi vay, bản thân nhận thấy dự án đầu tư không có hiệu quả, chắc chắn việc đi

vay về cũng không đầu tư thật sự để sinh lời nhưng vẫn cố tình đi vay, chấp nhận chia chác với một số cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, để chiếm dụng vốn.

Mặt khác, công tác giám sát của các ngân hàng thương mại do không được chú trọng, thẩm định qua loa, cố tình làm ngơ với những sai phạm trong giao dịch ngân hàng, cho nên hiện tượng nợ xấu, mất vốn xẩy ra tại một số NHTM.

Với uy tín thương hiệu và lợi thế về chất lượng khách hàng, VCB luôn là một trong các ngân hàng dẫn đầu về hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói chung cũng như trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư nói riêng, đặc biệt là đối với những dự án có nguồn vốn lớn, thời gian hoạt động lâu dài, có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế xã hội Việt Nam. Hoạt động thẩm định cho vay dự án tại VCB cũng vì thế mà đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có những biến động khó lường thời gian qua và những năm tới vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư và rất cần được nghiên cứu và hoàn thiện. Nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án tại VCB, góp phần đưa hoạt động này ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm luận án bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế.

2. Tổng quan nghiên cứu


Thẩm định cho vay dự án đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong nhóm nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Qua quá trình hoạt động và phát triển lâu dài, các ngân hàng thương mại đã xây dựng cho riêng mình bộ quy trình nghiệp vụ khá đầy đủ và khoa học về thẩm định cho vay dự án đầu tư, dùng làm cơ sở để đào tạo, hướng dẫn và định hướng cho các cán bộ tín dụng ngân hàng. Việc triển khai tốt nghiệp vụ này đã giúp các ngân hàng chọn lựa, sàng lọc được các dự án tốt để cho vay, góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao lợi nhuận cho ngân

hàng và cung cấp nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Kết quả trên có được hoàn toàn do sự đóng góp từ nền tảng cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu, các bài báo, bài phân tích, tài liệu, giáo trình... về thẩm định cho vay dự án đầu tư được các nhà khoa học thực hiện trong các năm vừa qua.

Nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư đã có các công trình trong nước và ngoài nước tập trung giải quyết. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứu mới dừng lại ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân tích đánh giá dự án, ở nội dung tài chính và ở tầm vĩ mô nhiều hơn.

2.1. Tổng quan nghiên cứu các công trình ở nước ngoài


Thẩm định cho vay dự án đầu tư theo các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích đánh giá dự án.

Curry Steve và John Weiss(1993) xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn trong tác phẩm “Phân tích dự án trong các nước đang phát triển”. Quan điểm của các tác giả là đánh giá dự án bằng kỹ thuật phân tích chi phí – lợi ích là sự ước lượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó.

Hassan Hakimian và Erhun Kula (1996), đại học Tổng hợp London khi bàn về công tác thẩm định dự án đầu tư cho rằng thẩm định dự án đầu tư là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án. Trong đề tài “Đầu tư và thẩm định dự án”, hai tác giả khẳng định bản chất của thẩm định dự án đầu tư chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án. Yếu tố kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí của dự án khi thẩm định dự án đầu tư được xem xét trên hai quan điểm từ phía tư nhân và nhà nước. Đặc biệt phân tích lợi ích và chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực công cộng. Chính vì vậy, việc phân tích của các tác giả tập trung nhiều vào các kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án. Các phương diện khác của công tác thẩm định dự án không hoặc ít được đề cập đến như: tổ chức thẩm định, yêu cầu về đội ngũ cán bộ thẩm định, thời gian và chi phí thẩm định.

Lumby Stephen (1994) trong “Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” cũng tập trung vào kỹ thuật phân tích lợi ích và chi phí của dự án đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định đầu tư truyền thống như: phương pháp hoàn vốn, phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu. Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính được tác giả tập trung xem xét.

Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định dự án đầu tư thường tập trung vào kỹ thuật phân tích dự án với mục tiêu kiểm tra tính hiệu quả, khả năng sinh lời của dự án.

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước


Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thẩm định cho vay dự án đã có song chủ yếu tập trung vào một số ngành, lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam hoặc một số nội dung tác nghiệp chủ yếu.

Nền tảng lý luận cơ bản nhất về thẩm định cho vay dự án đầu tư như: cách tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án, phương pháp thẩm định các yếu tố đầu ra đầu vào, cách xây dựng và tính toán dòng tiền dự án... được trình bày và giới thiệu đầy đủ nhất trong giáo trình giảng dạy môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại tại các trường đại học, điển hình như: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ths.Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Tài chính.

TS.Nguyễn Hồng Minh (2003) trong “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt nam” xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng nói chung và ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những đặc thù của ngành sản xuất đồ uống có ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án khi so sánh với việc thẩm định dự án đầu tư ở các ngành khác.

TS. Lưu Thị Hương (2004) trong “Thẩm định tài chính dự án” tập trung nghiên cứu nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư như: dự toán vốn đầu tư,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022