chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp cho doanh nghiệp thực hiện điều này.
Bảng 1.4: Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài
Hệ số quan trọng | Mức độ tác động | Xác suất xảy ra | Tính chất tác động | Số điểm tổng hợp | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
1…. | |||||
2….. | |||||
3…. | |||||
… |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Công nghiệp thủ đô - 1
- Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Công nghiệp thủ đô - 2
- Mô Hình Quy Trình Quản Trị Chiến Lược
- Ma Trận Chiến Lược Và Đánh Giá Hành Động
- Những Lĩnh Vực Hoạt Động Chủ Yếu Của Công Ty
- Xây Dựng Và Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh Hiện Tại Của Công Ty
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn:[ 3,119 ]
Cột 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp;
Cột 2: Xác định mức độ quan trong của yếu tố được đánh giá bằng hệ số quan trọng: rất quan trọng =3, quan trọng vừa = 2, ít quan trọng =1;
Cột 3: Xác định mức độ tác động của từng yếu tố môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp: tác động mạnh = 3, tác động trung bình =2, tác động ít
=1 và không tác động = 0;
Cột 4: Xác định xác suất xảy ra của từng yếu tố bên ngoài;
Cột 5: Xác định tính chất tác động của từng nhân tố theo hai hướng: nếu tác động tích cực lấy dấu cộng (+), còn nếu tác động tiêu cực lấy dấu trừ (-);
Cột 6: Xác định điểm của từng yếu tố, lấy điểm cột (2) nhân với điểm cột
(3) nhân với xác suất ở cột (4) và lấy dấu cột (5).
1.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Các yếu tố sản xuất
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Đây là một lĩnh vực hoạt động chính, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thành công của doanh nghiệp nói chung cũng như các lĩnh vực hoạt động khác nói riêng. Các vấn đề cần phân tích đối với yếu tố sản xuất là:
Giá cả nguyên vật liệu, chất lượng và tình hình cung cấp nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung cấp; hệ thống tồn kho ( hàng tồn kho và nguyên vật liệu tồn kho) mức độ chu chuyển của hàng tồn kho; lợi thế do sản xuất quy mô lớn; hiệu năng và việc tận dụng công suất của các thiết bị; phương pháp tổ chức sản xuất và hiệu quả của nó thể hiện ở chu kỳ sản xuất; các phương pháp kiểm tra tác nghiệp như kiểm tra thiết kế, lập kế hoạch tiến độ, kiểm tra chất lượng sản phẩm; hiệu quả của chức năng sản xuất và khả năng cạnh tranh, thể hiện ở chi phí sản xuất có tiết kiệm không, chất lượng sản phẩm tốt không?
1.2.2.2. Hoạt động Marketing
Chức năng của bộ phận Marketing là phải phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình liên quan đến việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thành công của bộ phận Marketing như thế nào phải được phản ánh lên các vấn đề sau:
Hệ thống thông tin Marketing có đưa ra được những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về xu hướng phát triển thị trường; hệ thống hoạch định Marketing có hiệu quả không; có định kì phân tích lợi nhuận của từng sản phẩm, đoạn thị trường, và kênh phân phối không? quản trị các kênh phân phối như thế nào? định kì xem xét lại chi phí cho marketing; việc nghiên cứu thị trường và phân tích kinh tế trước khi đưa sản phẩm mới ra
thị trường có được coi trọng không? hiệu quả của hoạt động marketing như thế nào?
1.2.2.3. Tài chính của doanh nghiệp
Xem xét tình trạng tài chính là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là vấn đề mà các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp quan tâm nhất.
Tình trạng tài chính được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau đây (các chỉ số tài chính): các chỉ số về khả năng thanh toán; các chỉ số về đòn cân nơ; các chỉ số về hoạt động; các chỉ số về doanh lợi; các chỉ số về mức tăng trưởng
Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của chức năng tài chính mà còn phụ thuộc vào các chức năng khác như marketing, nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin, nhà cung cấp, nhà phân phối, các chủ nợ, khách hàng và các xu thế thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp, vì vậy việc phân tích chỉ số cần phải sáng suốt, khách quan và toàn diện.
1.2.2.4. Một số yếu tố khác
a) Nhân lực và tổ chức quản lý
Chú ý đến chất lượng nhân viên và cán bộ lãnh đạo, cơ cấu ngành nghề, kinh nghiệm, công tác quản trị nhân sự, bộ máy tổ chức quản lý và các chính sách có liên quan đến con người.
b) Nghiên cứu và phát triển
Phân tích trên sáu kỹ năng chủ yếu là: kỹ năng nghiên cứ kỹ thuật và khoa học cơ bản; kỹ năng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới; kỹ năng quản trị dự án; kỹ năng thiết kế; kỹ năng hợp nhất giữa nghiên cứu phát triển với sản xuất; kỹ năng hợp nhất giữa nghiên cứu phát triển với công tác tiếp thị.
c) Văn hóa tổ chức
Nền văn hóa của một tổ chức là tập hợp những kinh nghiêm, đặc điểm và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành hành vi hoặc phong cách ứng xử của tập thể; nhất là trong mối quan ệ với môi trường xung quanh. Văn hóa của tổ chức còn bao gồm các chuẩn mực, các giá trị, nguyện vọng và niềm tin cơ bản mà cấp lãnh đạo của tổ chức kiên trì theo đuổi thông qua các chương trình hành động của mình. Nền văn hóa của tổ chức còn ảnh hưởng đến cách thức người quản trị đưa ra quyết định, sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức để có được những hành vi tập thể tốt đẹp cũng như việc thực thi trách nhiệm xã hội của tổ chức.
d) Nề nếp hoạt động quản trị
Thể hiện trên những chức năng chủ yếu là: hoạch định , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
e) Tài sản vô hình
Khi phân tích tài sản vô hình cần đặc biệt quan tâm đến: những giá trị chủ yếu nào làm nên ưu thế chiến lược của doanh nghiệp như: các bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, những độc đáo của sản phẩm, các mối quan hệ đặc biệt.
f) Thông tin
Hiệu quả của hệ thống thông tin, tính chính xác, đầy đủ và khách quan của hệ thống thông tin; các nhà quản trị có biết sử dụng hệ thống thông tin để ra các quyết định không? hệ thống thông tin có được cải tiến liên tục về nội dung và đảm bảo tiện lợi cho sử dụng không? các dữ liệu thông tin có được cập nhật hóa thường xuyên không?
1.2.2.5. Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong
Việc liệt kê các điểm manh, điểm yếu trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta cần phân tích mối liên hệ giữa chúng, đánh giá mức độ quan trọng và cường độ tác động của các yếu tố đó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong giúp cho doanh nghiệp thực hiện điều này.
Bảng 1.5: Bảng phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong
Hệ số quan trọng | Mức độ tác động | Tính chất tác động | Số điểm tổng hợp | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1…. | ||||
2…. | ||||
3…. | ||||
….. |
Nguồn:[ 3, 123 ]
Cột 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp;
Cột 2: Xác định mức độ quan trong của yếu tố được đánh giá bằng hệ số quan trọng: rất quan trọng =3, quan trọng vừa = 2, ít quan trọng =1;
Cột 3: Xác định mức độ tác động của từng yếu tố môi trường bên trong đối với doanh nghiệp: tác động mạnh = 3, tác động trung bình =2, tác động ít
=1 và không tác động = 0;
Cột 4: Xác định tính chất tác động của từng nhân tố theo hai hướng: nếu tác động tích cực lấy dấu cộng (+), còn nếu tác động tiêu cực lấy dấu trừ (-);
Cột 5: Xác định điểm của từng yếu tố, lấy điểm cột (2) nhân với điểm cột
(3) và lấy dấu cột (4).
1.3. Lựa chọn phương án chiến lược
Lựa chọn chiến lược là phần nội dung cốt lõi nhất, có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất của toàn bộ quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Về bản chất, quyết định lựa chọn chiến lược chính là việc trên cơ sở hệ thống mục tiêu đã xác định các nhà hoạch định tiếp tục sử dụng các công cụ thích hợp để hình thành các chiến lược giải pháp. Chất lượng của hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động triển khai thực hiện chiến lược và các hoạt động khác như đầu tư, đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ, công nhân… Để đảm bảo việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với thị trường, quá trình lựa chọn chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ cụ thể cần quán triệt một số yêu cầu sau:
Bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của quá trình kinh doanh; Bảo đảm tính liên tục và kế thừa của chiến lược;
Chiến lược phải mang tính toàn diện, rõ ràng; Phải đảm bảo tính nhất quán và tính khả thi; Đảm bảo thực hiện mục tiêu ưu tiên.
Có thể hình dung tiến trình phân tích lựa chọn chiến lược qua ba giai đoạn cụ thể theo sơ đồ sau:
Hình 1.6: Mô hình ba giai đoạn lựa chọn chiến lược
Nguồn:[ 4, 55 ]
1.3.1. Phân tích SWOT
Mục đích của phân tích SWOT trên ma trận là để hình dung được các cặp phối hợp logic đáp ứng cho yêu cầu của một phương án chiến lược nào đó.
Công việc này phải được thực hiện một cách khả quan, không gò ép mới có thể làm xuất hiện được một hoặc một vài phương án khả thi.
Hình 1.7: Ma trận SWOT
Các cơ hội (O) | Các đe dọa (T) | ||||||
O1 | O2 | … | T1 | T2 | … | ||
Các điểm | S1 | ||||||
S2 |
… | |||||||
Các điểm yếu (W) | W1 | ||||||
W2 | |||||||
… |
Nguồn:[ 4, 61 ]
Những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu có liên quan đến doanh nghiệp được chọn đưa vào ma trận phải ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Căn cứ các yếu tố trong ma trận SWOT, người vạch chiến lược phải hình dung các phối hợp logic sau đây:
Phối hợp SO là sử dụng những điểm mạnh bên trong để khai thác những cơ hội. Có thể chúng ta có điểm mạnh những không khai thác được cơ hội nào cả thì để trống chứ không nhất thiết các ô giao nhau giữa hàng và cột đều có sự phối hợp.
Phối hợp ST là sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để khắc phục hay làm giảm đi những bất lợi và thiệt hại do các mối đe dọa gây ra.
Phối hợp WO có thể theo hai hướng: tận dụng những cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp, hoặc trước khi khai thác một cơ hội cần phải khắc phục những điểm yếu thành công.
Phối hợp WT: sự phối hợp giữa các điểm yếu với các đe dọa sẽ cho nguy cơ rất lớn, cần phải có những kế hoạch chủ động để phòng thủ và hạn chế các nguy cơ.
1.3.2. Phân tích vị trí chiến lược và đánh giá hành động
Việc xác định vị thế và xu hướng hành động chiến lược hợp lý sẽ được thực hiện trên các trục tọa độ vuông góc như sau: