Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 2



BCBS

Ủy ban asel về giám sát ngân hàng

BIANFISHCO

Công ty Thủy sản ình An

CBTD

Cán bộ tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HABUBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

HDB

Cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Hungary

được lập ra để xử lý nợ xấu

KAMCO

Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc

KKH

Không kỳ hạn

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần ài G n Hà Nội

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTC

Tổ chức tài chính

TMCP

Thương mại cổ phần

VAMC

Công ty Quản lý tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 2


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài :

Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động lại đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy các ngân hàng thực hiện nhiều biện pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%), tại nhiều ngân hàng thương mại, tỷ lệ này trên 70% lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Và những tổn thất, hay những rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn là những thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng. (Hà Thị Sáu, 2011).

Theo ước tính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 10/2012 chiếm vào khoảng từ 8,8%-10% trên tổng dư nợ. Trong số này, 4% nợ xấu là có tài sản đảm bảo và hiện tại các tổ chức tín dụng cũng đã trích lập được dự ph ng rủi ro lên tới

0.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu gia tăng nhanh chóng từ năm 200

năm 200 nợ xấu tăng 4%, 200 tăng 2 %, 2011 tăng 64%, và đến tháng 10 năm 2012 nợ xấu tăng khoảng 66% .

Theo quy định hiện hành, các ngân hàng phải trích lập dự ph ng đối với nợ quá hạn và nợ xấu. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn dự ph ng nợ khó đ i, qu dự ph ng tài chính để b đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền


của để đôn đốc thu hồi nợ. Trong nhiều trường hợp, việc thu hồi nợ không hề đơn giản nếu bên vay không hợp tác, ngân hàng phải kiện ra t a nhưng đây cũng là sự lựa chọn bất đắc d vì quy trình, thủ tục rất phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian mới thu hồi được.

Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là không thể tránh khỏi. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề ph ng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Phan Thị Thu Hà, 200 . Việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu để đề ra giải pháp khắc phục là một vấn đề cần thiết.

Ngân hàng thương mại cổ phần ài G n Hà Nội (SHB) với gần 20 năm thành lập và phát triển, nhưng trước những ảnh hưởng của kinh tế trong nước cũng như những yếu tố bên trong ngân hàng, nợ xấu ngày càng tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế nợ xấu nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững là điều cần thiết. Với mức nợ xấu 5,6% trên tổng dư nợ năm 2013, Ngân hàng TMCP ài G n Hà Nội là một trong những ngân hàng thương mại có mức nợ xấu cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” để nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại H trong thời gian tới.‌

2. Mục tiêu của đề tài:

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội trên cơ sở các lý luận chung về nợ xấu và phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội trong giai đoạn 2009 -2013.

4. Phương pháp thực hiện:‌

Nghiên cứu được thực hiện trên toàn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, dùng k thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn trực tiếp, gửi email cho các cán bộ, nhân viên hỗ trợ tín dụng, đối tượng khảo sát là 120 cán bộ, chuyên viên hỗ trợ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội. Cách thức nghiên cứu là thiết kế chọn mẫu phi xác xuất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả và đánh giá tỷ lệ số người đồng ý đối với từng biến quan sát trên phần mềm phân tích thống kê SPSS, phiên bản 16.0 để cho ra kết quả phân tích một cách tin cậy. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số tình huống cụ thể tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội để phân tích những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.

5. Kết cấu luận văn: Phần mở đầu

- Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu.

- Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

- Chương 3: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Kết luận


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU‌


1.1 Tổng quan về nợ xấu‌‌

1.1.1 Khái niệm về nợ xấu‌

1.1.1.1 Nợ xấu theo quan điểm thế giới

Theo các sách giáo khoa tài chính: các tác giả thường đưa ra những thuật ngữ về nợ xấu như “bad debt”, “non-performing loan” NPL , “doubtful debt” hoặc là các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi vay từ 90 ngày trở lên (Peter S Rose, 2001).

Theo Edward W.Reed PH.D và Edward K.Gill PH.D (2004): Nợ xấu là những khoản nợ đã quá hạn ít nhất 90 ngày, không thu hồi được hay tái chuyển nhượng. Mặc dù các khoản nợ xấu và các tổn thất là kết quả của nhiều yếu tố nhưng về cơ bản, chúng là kết quả của sự không sẵn lòng hoàn trả nợ vay của người vay, hay không có khả năng kiếm được lợi nhuận để giảm bớt dư nợ hoặc hoàn trả toàn bộ nợ như thỏa thuận. Khó nói được ở mức không sẵn lòng chi trả nào là yếu tố làm tăng các khoản cho vay chậm trả và gây thiệt hại đối với ngân hàng. Nhiều người cho vay, kể cả một số chủ ngân hàng thương mại nhất quyết rằng, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người vay không sẵn lòng chi trả các khoản nợ, một khi khoản vay được thỏa thuận. Họ cho rằng, hầu hết các khoản cho vay có thể tin tưởng được và với ý định tốt. Mặc d điều này là đúng, vẫn có một số người vay nợ ở ngân hàng này hay ngân hàng khác đã có tiếng “chai lì” và phải thúc giục, trong một số trường hợp, buộc phải thi hành các biện pháp theo hợp đồng cho vay. Sự không sẵn lòng chi trả khác xuất phát từ cơ hội làm ăn kinh doanh của một số người vay. Trong các giai đoạn hưng thịnh, sự sẵn lòng chi trả lớn hơn so với trong các giai đoạn suy thoái. Sự không sẵn lòng chi trả của các khoản nợ liên quan chặt chẽ với giai đoạn suy thoái kinh tế, các giai đoạn thất nghiệp và lợi tức suy giảm. Tuy nhiên, dường như lý do chủ yếu về các khoản nợ xấu và các


tổn thất là do người vay không có khả năng kiếm lợi từ các hoạt động kinh doanh bình thường, việc làm hay việc bán các tích sản.”

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS): không đưa ra định ngh a cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, C xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi nợ ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii) người đã vay quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel Committee on Banking Supervision, 2002).

C đặc biệt nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong tương lai”

expected loss khi đánh giá một khoản vay.

Theo hướng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính quốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định ngh a về nợ xấu đoạn 4.84-4. 5 “một khoản vay được coi là nợ xấu khi đã quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 0 ngày nhưng có thể nhận thấy dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ người vay phá sản). Sau khi các khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được là và gốc của khoản vay thay thế” IMF’s Compilation Guide on Finacial Soundness Indicators, 2004).

1.1.1.2 Nợ xấu theo quan điểm Việt Nam

Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến 2005 đưa ra định ngh a về các khoản tín dụng xấu bao gồm:

Các khoản tín dụng dước tiêu chuẩn: Ngân hàng bộc lộ rủi ro do chất lượng bảo đảm tín dụng giảm sút hay khách hàng có biểu hiện mất khả năng chi trả.

Các khoản tín dụng có vấn đề: khả năng tổn thất của ngân hàng là rất lớn.


Tổn thất tín dụng: bao gồm những khoản tín dụng không không thu hồi được gốc và lãi.

Dựa trên những tiêu thức này, việc nhận dạng nợ xấu chủ yếu thiên về phương pháp định tính.

1.1.2 Các hình thức của nợ xấu

Theo quyết định 4 3/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định 1 /200 /QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 4 3/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Cụ thể các khoản nợ như sau:

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 0 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 1 1 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.


1.1.3 Các tiêu chí đánh giá đó là nợ xấu‌

Dựa trên những định ngh a về nợ xấu, theo quyết định 493/2005 và quyết định 18/2007 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, nợ xấu được đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Thời hạn trả nợ: Một khoản nợ được xem là nợ xấu khi quá hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trên 90 ngày.

- Số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ: bao gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ nhóm 2); các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Khả năng trả nợ của người đi vay: khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ người vay phá sản), khoản nợ sẽ được xem là nợ xấu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Trên đây là một số tiêu chí đánh giá nợ xấu tại tổ chức tín dụng, ngoài ra, khi đánh giá nợ xấu các tổ chức tín dụng cần chú ý đánh giá song song các lưu ý sau:

- Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất kỳ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.

- Đối với các khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với các khoản vay hợp vốn theo các quy định của quyết định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023