Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 20

Quây quần mây khói liễu riêng xuân, Khói mây quanh quấn hồi chuông vọng.

hay: Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió, Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng.

hoặc: Trầm xây đỉnh bạc nghê phơi khói, Lồng bóng rồng mây chén rượu hường.

Những câu thơ vẽ nên bức tranh vô cùng huyền ảo. Khóm liễu tươi xanh riêng giữ một bầu khói mây quấn quýt, khói mây như thương tiếc những âm điệu mà uốn mình vây lấy giọt đồng tan. Một hồn hoa đang tỉnh thức bỗng chợp mơ mà chớp lấy hương, làm cho thơm sự phiêu lưu của gió, trong lúc tóc xanh kia của liễu – một bài thơ xanh mướt thời Đường Tống. Bài Đêm thu nghe quạ kêu mà ở trên có nêu với một giọng thơ ngân khẽ khàng mà vang cả thinh không.

Nếu ở các giọng thơ nén lặng, tiết chế; giọng thơ đài các; giọng thơ suy tưởng đều thoáng nét buồn man mác của tâm trạng thì trong thơ Quách Tấn còn có một giọng thơ khác nữa, đó là giọng thơ hồn nhiên, trong trẻo, yêu đời và thật sống động, thể hiện một tình yêu cuộc sống tràn đầy.

Cuộc sống của Quách Tấn tuy sâu sắc, thâm trầm nhưng thật ra rất đơn giản. Khi đứng trước một cảnh vật, nhà thơ đã nhạy cảm phát hiện được những nét rất tinh khôi, trong veo của thiên nhiên hữu tình.

Bên dòng khe nước trong, Cây măng vòi cong cong. Lắc lư chim chèo bẻo, Trên nền trời rạng đông.

(Rạng đông)

Bất chợt một tiếng chim cu gáy đồng vọng trên cánh đồng cũng gợi cho nhà thơ một ý thơ thật thuần khiết, thanh bình ở đồng quê:

Sóng gợn đồng lúa thơm, Hương theo ngọn gió nồm. Qua hàng tre nắng nhuộm, Dòn dã tiếng cu cườm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

(Đơn giản)

Hay là một khoảnh khắc thật bình thường trong muôn vàn khoảnh khắc của cuộc sống của thi nhân, bất chợt dừng ngọn bút để cảm nhận sự cô liêu của tâm hồn mình hòa cùng cảnh chiều tà của cảnh vật:

Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 20

Trang thơ dừng ngọn bút, Đương trải lòng cô liêu. Thấp thoáng ngoài sân mận, Mưa hoa dệt nắng chiều.

(Dừng bút)

Một cảnh mùa thu thật đẹp, thật hồn nhiên, trong trẻo trong bức tranh mùa thu của Quách Tấn, thật sinh động qua một tiếng cào cào búng chân:

Nước ngậm trời long lanh, Con cào cào áo xanh.

Bờ cao búng chân nhảy, Mây chiều thu rung rinh.

(Búng chân)

Còn đây là một Vườn hồng với đủ cảnh, sắc, tình và một hình ảnh nhân hóa độc đáo về con vật vô tri Con sâu cửu:

Vườn hồng vang tiếng sẻ, Gió thổi mặt trời lên.

Hương ấm hoa hàm tiếu, Con sâu già ngủ quên.

Thật là hóm hỉnh và đặc sắc trong cách dùng từ và biện pháp tu từ của Quách Tấn. Và đây một tiếng dế cũng tìm chỗ lạc vào vườn thơ của Quách Tấn:

Sân lài hoa nở trắng, Tiếng dế dịu dàng sương. Man mác nghìn xưa đọng,

Cành trăng đôi bóng hương.

(Hoa nở trắng)

Thật tinh khiết và trong ngần như pha lê. Phải có một tâm hồn thanh trong, dịu nhẹ, mực thước và tinh tế, Quách Tấn mới tiếp nhận cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình để nhả tơ cho đời những bài thơ tuyệt tác:

Bờ ao cọng cỏ chỉ,

Lả lướt ngọn nồm đưa.

Con chuồn chuồn điểm nước, Mong dừng chân nghỉ trưa.

(Ao trưa)

Hình ảnh cây mận được trở đi trở lại trong tâm tưởng và trong thơ Quách Tấn. Cây mận đã trở thành một nhân chứng cho bao nhiêu là dâu bể đã xảy ra trong đời sống văn chương của ông. Chính dưới gốc mận này, những thi sĩ nổi danh của Việt Nam từ tiền chiến đã từng họp mặt như: Tản Đà, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,… Và điều cảm động nhất là thi sĩ Tản Đà đã từng ở ngôi nhà này trong mấy hôm và đã ngồi tư lự nhiều giờ dưới gốc mận. Cây mận này là nơi gợi hứng vô tận cho những vần thơ của ông. Cây mận đã trở thành một tiểu vũ trụ riêng tư của ông. Ở đó, ông trốn gió, trốn mưa, trốn những cơn giông bão của tâm hồn và những tiếng động ồn ào huyên náo nhất của thời đại cơ giới. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó khi ta đọc những thi phẩm của ông, nhất là trong Mộng Ngân Sơn. Quách Tấn đã nhờ cây mận ru ngủ mình trong một Giấc chiều xuân:

Song chiều ôm sách ngủ, Đường tạnh gót phong sương. Gió mận hiu hiu thổi,

Đầy sân rải trắng hương.

(Giấc chiều xuân)

Thật là thiếu sót nếu ta không đọc qua bài Giếng hương, để thấy được cái trong trẻo, đài các, vương giả của cảnh – tình hay là sự nhẹ nhàng, tinh khiết trong tâm hồn nhà thơ:

Trăng đọng giếng tường vi, Hương tràn thấm lối đi.

Bước hoa dìu gió nhẹ, E động giấc hoàng ly.

Như vậy, có thể thấy thơ Đường luật của Quách Tấn là thơ đa giọng: nén lặng tiết chế, đài các sang trọng, suy tưởng triết lý, hồn nhiên trong trẻo. Dù ở giọng điệu nào thơ ông cũng chất chứa đầy tâm trạng, nỗi lòng và tình yêu cuộc sống, với một

cái nhìn tích cực trước cuộc đời, tuy rằng ông đã nếm trải hầu như đủ hết mùi vị của cuộc đời. Sự ngọt ngào, thanh đạm của tâm hồn Quách Tấn hòa quyện vào thiên nhiên và cái tâm ngộ đạo của ông đã tạo nên một phong cách thơ đặc biệt cho riêng mình, như Quách Tấn từng tâm sự: “Tôi làm thơ – từ khi biết thơ là gì – để gởi gắm tâm sự, để giải tỏa tâm hồn. Tôi làm thơ cho tôi trước hết. Cho nên tôi không thể giả dối với tôi”. [71]

Rõ ràng Quách Tấn đã thể hiện rất rõ sự cách tân, làm mới thêm thơ Đường luật ở việc dùng từ ngữ thật sống động, thể hiện sự cách tân trong việc tổ chức nhịp điệu và hệ thống giọng điệu, để qua đó bộc lộ một cái tôi đầy cá tính tách biệt với thơ Đường luật đương thời. Nói chung, thơ Quách Tấn có cái uyên thâm và trong sáng của thơ Đường; có cái giản dị và hồn nhiên của ca dao truyền thống; có những rung động thiết tha của Thơ Mới, mà có thể gọi đó là phong cách thơ của Quách Tấn.

TIỂ U KẾ T

Về măṭ nghê ̣thuâṭ , luận văn bước đầu chỉ ra những cách tân nghê ̣thuâṭ trong

thơ của ông. Trên cơ sở nêu quan niêm

của Quách Tấn về viêc

làm thơ , luân

văn đi

sâu thống kê các thể thơ mà Quách Tấn ưa dùng để khẳng điṇ h ông là nhà thơ có ̉ trường về thơ cách luật . Về ngôn ngữ thơ Quách Tấn , luận văn đã chỉ ra cách dùng từ ngữ có đổi mới, mang sắc thái biểu cảm mới , dùng từ ghép - láy độc đáo; dùng từ

biểu cảm phù hơp

́ i quy luâṭ phối thanh thấp - cao; dùng từ ngữ dân gian tao

cảm

xúc hướng nội ; kỹ thuật nhồi chữ , điêp

âm tiết , điêp

vần để tao

âm hưởng điêp

khúc. Về nhịp điệu, có thể thấy Quách Tấn đã đổi mới cách hòa nhịp, tạo nhịp điệu,

đối ngâu, phối âm, hoà âm để tạo nhạc tín h cho thơ. Về giọng điệu, thơ Quách Tấn

đa thanh, đa giọng chẳng khác nào như một vườn hoa đầy hương sắc với giọng nén lặng tiết chế, giọng đài các sang trọng, giọng suy tưởng triết lý, giọng hồn nhiên trong trẻo. Từ giọng điệu trên, có thể rút ra kết luận: thơ Quách Tấn có cái uyên thâm và trong sáng của thơ Đường; có cái giản dị và hồn nhiên của ca dao truyền thống; có những rung động thiết tha của Thơ Mới, mà có thể gọi đó là phong cách thơ của ông. Nhờ những cách tân nghê ̣thuâṭ trên mà giữa lúc Thơ mới đang thắng

thế, thì tiếng thơ mang phong vi ̣Đường thi của ông vân

ung dung vững chai

bước

lên thi đàn Thơ mới, đươc nhiêù người đón nhận và trọng vọng.

KẾT LUẬN


Thơ Đường luật là một thể thơ “trói voi bỏ rọ” như có nhà nghiên cứu đã nói, bởi đây là thể thơ với yêu cầu câu thúc về số tiếng (chữ) trong câu và số câu trong bài và người sáng tác phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về niêm, luật, vần, đối; chỉ có hai mươi chữ hoặc hai mươi tám chữ (nếu là thơ tứ tuyệt), hay bốn mươi chữ hoặc năm mươi sáu chữ mà người làm thơ phải phản ánh cho đủ, cho hay và sáng rõ những gì mà mình muốn thể hiện thông qua đề tài, thi đề. Đây là thể thơ giàu tính hàm súc, cô đọng với “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Muốn xác định mã nghệ thuật của thơ Đường luật, trước hết cần phải xét xem những yếu tố mang tính quy phạm ngặt nghèo đó. Nhưng đấy chỉ là cái chung. Bởi tất cả những ai sáng tác theo thể thơ này đều buộc phải tuân thủ những yêu cầu mang tính quy phạm đó, nếu không tuân thủ theo yêu cầu thì bài thơ sẽ thất niêm, thất luật, lạc vận, cưỡng áp, khổ độc. Ở thơ Đường luật của Quách Tấn cũng vậy, nghĩa là nhà thơ buộc phải tuân theo những quy định trên. Nhưng nếu chỉ xác định những yếu tố đó thì bất kỳ bài thơ Đường luật của bất kỳ của tác giả nào ở bất kỳ thời đại nào cũng như nhau, làm sao mà thấy được cái cá tính sáng tạo, cái giọng điệu và phong cách riêng của từng nhà thơ? Muốn xác định cái rất riêng ấy của từng tác giả, thiết nghĩ cần phải xen xét các yếu tố nghệ thuật khác như nghệ thuật dụng điển, nghệ thuật dùng từ đặt câu diễn ý, phép đối ngẫu, cách tân cấu trúc câu thơ, cách cắt nhịp để tạo nhịp điệu, cách phối âm để tạo nhạc tính và sự hoà điệu trong bài thơ, làm nên giọng điệu thơ, v.v.. nói chung là cần phải xét xem “sự phá vỡ tính quy phạm” của thơ cách luật để thấy cái mới, nét riêng của từng nhà thơ.

Trong lúc Thơ Mới vừa xuất hiện trên thi đàn, nhiều người công kích thơ cũ, chê bai những bài thơ Đường luật sáo rỗng đăng trên các báo chí bấy giờ, như Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo v.v.. và đã có nhiều nhà thơ từ bỏ thể thơ Đường luật để sáng tác theo thể Thơ Mới như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đông Hồ, Mộng Tuyết… Vậy mà, Quách Tấn trước sau vẫn sáng tác theo thể thơ cũ: thơ Đường luật và tìm cách “làm mới” thể thơ này, để được công chúng ngợi khen và các nhà Thơ Mới đón nhận. Nhờ thế, từ khi tập thơ thứ hai của Quách Tấn xuất bản: tập Mùa cổ điển, nhà thơ Chế Lan Viên viết lời Tựa, thì lúc này người ta

không còn phân biệt “Mới” và “Cũ” nữa. Đúng là tập thơ “đã khép lại một thời đại trong thi ca” như nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định [74].

Qua viêc

Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật Quá ch Tấn , chúng tôi có dip

đươc

hiểu sâu hơn về cuôc

đời và văn nghiêp

của Quách Tấn ; đồng thời có điều

kiện đi sâu nghiên cứu về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn, nhất là qua hai tập Một tấm lòng (1939) và Mùa cổ điển (1941) và một số tập thơ khác của ông. Nhờ vậy , chúng tôi mới thấy được những cách tân nghệ thuật trong thơ ông qua những vần thơ cổ và hiểu được vì sao Quách Tấn sống trong

thời đai Thơ Mới, là thành viên của nhóm “Baǹ thaǹ h tứ̃u” , mà nhóm này có ba

nhà thơ sáng tác theo thể thơ m ới, còn riêng ông vẫn thủy chung với thể thơ Đường

luật. Có thể nói ông là người đã “lôi

ngươc

dòng lic̣ h sử . Nhưng chính viêc

lôi

ngươc

dòng đó đã tao

nên phong cách Quách Tấn . Trong con người thơ của thi nhân

có sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới , giữa cái cổ điển và cái hiên

đ ại. Vì thế, trong

Thi nhân Viêt

Nam , nhà phê bình Hoài Thanh khi viết “Môt

thờ i đai

trong thơ ca”

đã có nhân

xét hoàn toàn xác đáng rằng : “Cảm đươc

lòng người đàn bà khó chiều

kia (thơ Đường ) họa chỉ có Quách Tấn ...” [74,tr.34]. Nói cách khác , Hoài Thanh ngay từ đầu đã nhìn thấy cái mới trong thể thơ cũ mà Quách Tấn đã ̉ duṇ g . Để rồi, cũng theo Hoài Thanh, chính tập thơ thứ hai của Quách Tấn là Mùa cổ điển “đa

khép lại một thời đại thi ca ” [74,tr.28]. Bên caṇ h đó , phải thừa nhận rằng, sở dĩ thơ Đường luật của Quách Tấn chống chọi được với thơ Mới và bền vững với thời gian là vì Quách Tấn đã kết hợp được cái vi tế , sâu lắng của thơ Đường với cách dùng

chữ, đăṭ câu, diên

ý và nhất là chất thơ của cõi lòng thi nhân có sư ̣ hòa hơp

́i hiện

thực của thời đaị mới.

Trong vấn đề tư tưởng, khi nhân


thứ c đươc


lẽ tuần hoàn của vũ tru ̣, Quách Tấn

đã chấp nhân sư ̣ biêń chuyên̉ của t hơ ca theo dòng traò lưu tiêń hóa nên nhà thơ

không phản ứ ng cũng như không theo dòng mà laị hòa đồng cùng với sư ̣ phát triển tích cực ấy . Các nhà thơ như Hàn Mặc Tử , Bích Khê, Đông Hồ ... đã tuân theo luât tiến triển của thơ ca từ bỏ thể thơ cũ , sáng tác theo thể thơ mới và đã có một địa vị

́ ng đáng trong thơ ca Viêṭ Nam . Riêng nhà thơ Quách Tấn vân giữ cho mình thể

thơ Đường luâṭ . Song ông đã làm phong phú thêm về hình thứ c lân

nôi

dung vớ i lời

thơ trau chuốt , ý thơ giàu sang và đã được văn học sử Việt Nam dành cho một chỗ

ngồi vững vàng , môt

góc chiếu êm thắm trên thi đàn văn hoc

lan

g man

ngày đó ,

cũng như chặng đường văn học sau này . Giữa lúc moi người ồ n aò công kích nhau

thì nhà thơ không lên tiếng để bênh vực cho thơ Cũ , cũng như không bài xích thơ Mới, mà chỉ âm thầm lặng lẽ phát huy cái cao đẹp , cái sang trọng của thơ Đường và hòa hợp những cái mới có ích để tạo nên nét mới sau những dòng thơ cổ kính .

Những người yêu mến thơ xưa vân

tìm đươc

nhiều hứ ng thú trong thơ Quách Tấn

và những người ưa thích cái mới vẫn tìm được hương vị nồng thắm tươi tắn trong

thơ của ông . Trong bài tưa

của tâp

thơ “Môt

tấm lòng” , thi sĩ Tản Đà đã đăṭ thơ

Quách Tấn ngang với thơ của Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan , Yên Đổ . Nhà thơ mới Chế Lan Viên đã thừa nhận trên báo chí rằng “ thơ của Quách Tấn có

những câu thơ đep

nhất trong những câu thơ đep

nhất Viêṭ Nam” . Hoài Thanh cũng

đã viết: “Quách Tấn đã tìm được những lời thơ riêng cảm chúng ta một cách thấm

thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vân là môn sở trường của nhiêù người

trong làng thơ cũ; và lúc này thì “Làng Thơ Mới tư ̣ mình mở̉ a đón môt người cũ .

Họ không nói chuyện hơn thua nữa” . Bởi lẽ, ở Quách Tấn , “Mối lương duyên gây

nên từMôt tấm lòng , đến Mùa cổ điển thì thật đằm thắm . Mùa cổ điên̉ gồm cả caí

giàu sang của Thái Can . Leiba súc tích laị trong môt

khuôn khổ rắn chắc . Nhưng

Quách Tấn có thật là thơ cũ hoàn toàn ? Có thực Quách Tấn không bao giờ mơ

tưởng ban

phương xa?” [74,tr.34].

Về nôi

dung thơ Quá ch Tấn, vân

là đề tài quen thuôc

, vân

là cảm hứ ng thường

găp

trong nhiều thi phẩm của các nhà thơ xưa như lòng yêu quê hương đất nước ,

tình yêu thiên nhiên đằm thắm thiết tha đến độ tri kỷ tri âm , cùng với nỗi niềm hoài cổ, cảm hứng Thiền nhưng Quách Tấn đã biết thổi vào đó cái hơi thở của thời đaị mới bấy giờ , tạo nên một hương thơ riêng , mà đương thời người đọc không thể phụ

rây

hoăc

thờ ơ.

Về nghê ̣thuâṭ , tuy sử duṇ g thuần thuc thể thơ Đư ờng luật với vần điệu , niêm,

luâṭ, đối thâṭ cân chỉnh qua môt kêt́ câú câu thúc , gò bó với đề , thưc̣ , luâṇ , kêt́ chăt

chẽ, quy pham

; nhà thơ dụng công “thôi xao” trong viêc

dùng từ đăṭ câu , dùng điển

tích điển cố nhưng ngôn n gữ thơ Quách Tấn có bước cách tân đáng kể , biết dùng từ ngữ ́i những sắc thái biểu cảm mới ; dùng từ ghép nghĩa trên cơ sở láy âm kết hợp tiếp thu và kế thừ a tối đa những tinh hoa của ngôn ngữ dân gian theo cảm xúc mới ,

cùng cách nhồi chữ điệp âm để tạo âm hưởng và nhất là có ý thức đổi mới trong cấu trúc câu thơ, để tạo nên giọng điệu riê ng: đa thanh, đa giọng, đầy hương sắc với các giọng điệu: nén lặng tiết chế, đài các sang trọng, suy tưởng triết lý, hồn nhiên trong trẻo.

Tóm lại , thơ của Quách Tấn bao gồm cái uyên thâm , trong sáng của thơ Đường, cái giản dị hồn nhiên của ca dao Việt Nam và những rung cảm thiết tha của

Thơ Mới . Thi nhân là sư ̣ hòa hơp

tron

ven

giữa thơ cũ và thơ mới , là sự hài hòa

duyên dáng giữa nét cổ điển quý phái đáng yêu và nét hiên

đaị diu

dàng tuyêṭ đep .

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí