Mặc dù có những cách phân loại chi tiết hơn nhưng luận án sẽ kế thừa và lựa chọn cách phân loại tổng giá trị kinh tế của ĐNN của Tunner như trên. Lý do là vì cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến trong nhiều sách giáo khoa kinh tế môi trường, tài liệu hướng dẫn về đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên, đồng thời cũng được áp dụng thịnh hành trong các nghiên cứu trong giới học thuật và các tổ chức môi trường quốc tế trong thời gian gần đây.
Bảng 1.2 : Tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước
Giá trị sử dụng
trực tiếp
Giá trị sử dụng
gián tiếp
Giá trị lựa chọn Giá trị phi sử dụng
Cung cấp năng lượng: gỗ, củi, than củi
Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Cung cấp các sản phẩm như thức ăn, dược liệu, vật liệu xây dựng, mật ong
Giao thông
Du lịch, giải trí
Nguồn:[55]
Ổn định ven bờ
Nạp và điều tiết nước ngầm
Phòng chống bão lũ
Chứa đựng và xử lý các chất gây ô nhiễm
Cung cấp nơi cư trú cho động thực vật
Ngăn chặn sự xâm
nhập của nước mặn
Hấp thụ CO2
Nguồn dược liệu tiềm năng
Cảnh quan tiềm năng phục vụ du lịch
Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học
Giá trị văn hoá,
lịch sử
Giá trị tôn giáo
và chính trị
Giá trị lưu
truyền
1.1.4. Cơ sở lý thuyết của đánh giá giá trị kinh tế đất ngập nước
Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và ĐNN nói riêng có nền tảng lý thuyết từ kinh tế học phúc lợi. Theo đó, mục tiêu của các hoạt động kinh tế là làm gia tăng phúc lợi tổng thể của xã hội (social welfare). Về cơ bản, sự thay đổi phúc lợi xã hội được giả định bằng tổng thay đổi trong phúc lợi của từng cá nhân thành viên. Những cá nhân này không chỉ tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ thông thường mà còn cả những hàng hóa và dịch vụ môi trường. Để tối đa hóa phúc lợi khi có
một sự thay đổi trong điều kiện nguồn lực có hạn, xã hội phải so sánh tổng lợi ích
thu về và tổng chi phí phát sinh từ sự thay đổi đó [87].
Theo lý thuyết kinh tế phúc lợi, có hai nguyên tắc được sử dụng cho quá trình ra quyết định liên quan đến thay đổi phúc lợi xã hội. Nguyên tắc thứ nhất về hiệu quả Pareto phát biểu rằng những sự thay đổi được coi là có hiệu quả nếu làm cho ít nhất một cá nhân được tốt hơn (better - off) trong khi không có ai bị tồi đi (worse - off). Thực tế cho thấy, nguyên tắc thứ này thường không khả thi trong thực tế vì đa phần khi áp dụng một chính sách thì luôn có một số cá nhân trong xã hội bị giảm phúc lợi. Nguyên tắc thứ hai về đền bù Kaldor-Hick cho rằng một sự thay đổi nếu làm cho tổng phần phúc lợi có thêm (gain) nhiều hơn phần tổng phúc lợi mất đi (loss) thì nên tiến hành thay đổi đó. Do chấp nhận sự đánh đổi giữa phần được và phần mất trong xã hội miễn là có sự gia tăng trong tổng phúc lợi, nguyên tắc này là cơ sở kinh tế cho việc thực thi các chính sách quản lý, đồng thời là tiền đề cho các phân tích chi phí – lợi ích mang tính thực nghiệm [81].
Trong trường hợp ĐNN, những thay đổi trong chất lượng và thuộc tính của ĐNN bắt nguồn từ các hoạt động quản lý sẽ dẫn tới sự thay đổi trong phúc lợi của xã hội do xã hội tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp. Như đã biện luận, đánh giá thay đổi phúc lợi cá nhân là cơ sở để đánh giá thay đổi phúc lợi xã hội. Như vậy, mấu chốt của đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN chính là xác định sự thay đổi trong giá trị bằng tiền của phúc lợi cá nhân khi chất lượng ĐNN thay đổi. Về cơ bản, phúc lợi cá nhân có thể đo lường thông qua việc quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của cá nhân trên thị trường [80].
Cho đến nay, kinh tế phúc lợi sử dụng hai cách tiếp cận để đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân. Cách tiếp cận thứ nhất sử dụng hàm cầu Marshall, trong đó sự thay đổi phúc lợi của cá nhân được xác định bằng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (consumer surplus - CS) và thặng dư sản xuất (producer surplus - PS). Hàm cầu Marshall thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa với giả định nguồn ngân sách có hạn. Trong đó, thặng dư tiêu dùng được định nghĩa là phần chênh lệch giữa mức giá mà cá nhân sẵn sàng chi trả với mức giá thực tế phải trả của để có được các hàng hóa. CS là đại lượng thể hiện lợi ích của người tiêu dùng
khi tham gia thị trường. PS là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế và chi phí cung cấp hàng hóa và thể hiện lợi ích của người cung cấp hàng hóa khi tham gia thị trường (Hình 1.3). CS và PS thích hợp với việc ước tính phúc lợi khi thông tin về giá cả của hàng hóa trên thị trường là rõ ràng và dễ thu thập. Cụ thể đối với ĐNN thì cách tiếp cận theo CS và PS thường được sử dụng để ước tính các giá trị sử dụng trực tiếp, các hàng hóa và sản phẩm có giá thị trường như tôm, cá, củi, dược liệu vv.
Giá
P2 P1
Giá
Đường cầu
Thay đổi thặng dư
tiêu dùng
Lượng
P2 P1
Đường cung
Thay đổi thặng dư
sản xuất
Lượng
Hình 1.3: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi
Nguồn: [87]
Trong cách tiếp cận thứ hai, sự thay đổi phúc lợi cá nhân được xác định thông qua hàm cầu Hick. Trái với hàm cầu Marshall, hàm cầu này cho phép xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu với giả định độ thỏa dụng không đổi (thu nhập có thể thay đổi). Hai đại lượng được sử dụng để đo lường thay đổi phúc lợi cá nhân khi giá thay đổi theo cách tiếp cận này là biến thiên bù đắp (compensation variation – CV) và biến thiên tương đương (equivalent variation – EV). CV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng ban đầu. EV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng mới [87].
CV và EV đều là phần diện tích nằm dưới đường cầu Hicks hoặc là chênh lệch giữa các hàm chi tiêu với các độ thoả dụng tương ứng. CV và EV thích hợp để ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường có giá thị trường hoặc không có giá thị trường thông qua các mức sẵn sàng chi trả hoặc sẵn sàng chấp nhận của cá nhân để có được hoặc phải từ bỏ các hàng hóa dịch vụ đó. Do rất nhiều các hàng hóa, dịch
vụ môi trường không có thị trường và không có giá cả nên cách tiếp cận theo CV và EV thích hợp và được sử dụng phổ biến hơn để đánh giá những nhóm giá trị khó lượng hóa này - ví dụ giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phi sử dụng.
Hình 1.4 minh hoạ giá trị của CV và EV khi sử dụng hàm thoả dụng gián tiếp. Gọi V1 , M1, Q1 tương ứng là mức thoả dụng, thu nhập và chất lượng ĐNN ở trạng thái ban đầu. Giả sử cần đánh giá mức thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN tăng lên mức Q2. Đường đẳng dụng V2 cho biết mức thoả dụng ở thu nhập M1 và chất lượng ĐNN ở trạng thái Q2. Để độ thoả dụng của cá nhân quay về mức ban đầu (V1), cần lấy đi một khoản thu nhập bằng CV, trên hình là lượng thu nhập cần thiết để chuyển từ độ thoả dụng V2 xuống V1 nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng ĐNN ở mức Q2[80]
V2
V1
M M1+EV
M1
M1-CV
Q
Q1 Q2
Hình 1.4: Mô tả EV và CV khi chất lượng ĐNN thay đổi
Nguồn: [80]
Về thực nghiệm, CV và EV được đo bằng mức sẵn sàng chi trả (willingness to pay - WTP) hoặc sẵn sàng chấp nhận (willingness to accept - WTA) của cá nhân để cải thiện hoặc để đền bù một sự suy giảm trong chất lượng của ĐNN. WTP và WTA về bản chất là những đại lượng thực nghiệm đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân nhưng khác nhau ở bản chất sở hữu tài sản môi trường. Nếu cá nhân không có quyền sở hữu với những giá trị của ĐNN thì phải chi trả tiền để cải thiện hoặc chống lại sự suy giảm trong giá trị ĐNN mà mình tiêu dùng. Ngược lại, nếu cá nhân
có quyền sở hữu với ĐNN thì sẽ có quyền chấp nhận những mức chi trả nhất định để đền bù cho sự suy giảm chất lượng ĐNN. Một điểm khác biệt nữa giữa WTP và WTA là WTP phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân và không thể dao động quá nhiều xung quanh mức này, còn WTA thì thường không có giới hạn do chẳng cá nhân nào từ chối nhận thêm nhiều lợi ích cho mình [79].
Bảng 1.3: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN thay đổi
CV | EV | |
Chất lượng ĐNN được cải thiện | WTP để cải thiện chất lượng ĐNN | WTA để đền bù cho việc cải thiện chất lượng |
Chất lượng ĐNN suy giảm | WTA để đền bù cho sự suy giảm chất lượng | WTP để tránh suy giảm chất lượng |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 1
- Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 2
- Cơ Sở Lý Luận Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Phục Vụ Quản Lý Tài Nguyên Đất Ngập Nước
- Phương Pháp Phân Tích Chi Phí- Lợi Ích (Cost Benefit Analysis – Cba)
- Lựa Chọn Các Phương Pháp Để Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Của Đnn
- Ngoại Ứng Tích Cực Và Sự Thất Bại Thị Trường
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: [79]
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT
NGẬP NƯỚC
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của ĐNN, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho ĐNN như một dạng tài nguyên cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp.
Theo Dixon và các cộng sự (1993), các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN được chia thành ba nhóm chính là nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực (market price method), nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích (revealed preference method) và nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích (stated preference method)[63]. Barbier (1997) thì phân chia các phương pháp thành ba loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market), các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market) và các phương pháp dựa vào
Thị trường thực
Giá thị trường
(MP)
Chi phí thay thế (RC)
Chi phí thiệt hại tránh được (AC)
Thị trường thay thế
Chi phí du lịch (TCM)
Giá trị hưởng thụ (HPM)
thị trường giả định (hypothetical market) [55]. Về bản chất, hai cách phân loại trên là gần giống nhau nhưng cách phân loại của Dixon mang tính chất học thuật, còn cách phân loại của Barbier mang tính thực nghiệm hơn. Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận của Barbier vì tính đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện Việt Nam; cách phân loại này cũng phù hợp với tính chất nghiên cứu ứng dụng của luận án.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐNN
Thị trường giả định
Đánh giá ngẫu
nhiên (CVM)
Mô hình lựa chọn (CM)
Hình 1.5: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN
Nguồn: [55]
1.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực
Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP)
Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ của ĐNN được trao đổi, mua bán trên thị trường. Giả thiết cơ bản của phương pháp này
là khi giá thị trường không bị bóp méo bởi sự thất bại thị trường hoặc chính sách của Chính phủ thì nó sẽ phản ánh chân thực giá trị của hàng hóa hay chi phí cơ hội của việc sử dụng ĐNN. Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa và dịch vụ này trong nền kinh tế.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá cả thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp là quan sát được và dễ thu thập. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN.
Bên cạnh ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải một số vấn đề nhất định. Thứ nhất, như đã đề cập, mức giá thị trường trong một số trường hợp có thể bị bóp méo bởi sự thất bại của thị trường (độc quyền, ngoại ứng) hoặc bởi các chính sách của Chính phủ (thuế, trợ cấp, qui định tỷ giá), từ đó có thể phản ánh sai lệch giá trị kinh tế của hàng hóa. Thứ hai, trong một số trường hợp khi tài nguyên được ĐNN sử dụng đa mục tiêu (multiple purpose) thì việc đánh giá phải thận trọng để loại trừ được sự tính trùng hoặc đánh đổi giữa các giá trị [55][67].
Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost - RC)
Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ sinh thái ĐNN xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tương đương do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng ĐNN hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp của ĐNN thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tương đương do con người tạo ra [67].
Theo Dixon (1993), phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của ĐNN, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là đôi khi rất khó tìm được các hàng hóa nhân tạo thay thế tương đương cho các hàng hoá và dịch vụ
sinh thái. Từ đó, phương pháp chi phí thay thế có thể không đưa ra những đo lường giá trị kinh tế một cách chính xác mà thường là đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị của ĐNN [63] [67].
Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC)
Trong rất nhiều trường hợp, hệ sinh thái ĐNN có khả năng phòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng thông tin về những thiệt hại có thể tránh được hoặc giá trị của những tài sản được ĐNN bảo vệ khi có những biến cố môi trường xảy ra như là lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ bão cho cộng đồng thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể được tính bằng những thiệt hại về tài sản mà cộng đồng tránh được nếu cơn bão xảy ra trong trường hợp không có rừng bảo vệ.
Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng ĐNN có chức năng bảo vệ tự nhiên. Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm, bằng chứng để đầu tư cho công tác bảo tồn ĐNN. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũng có một số vấn đề. Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để so sánh giữa vùng được bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố xảy ra là rất tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp, gián tiếp và lâu dài. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình để ước tính qui mô tác động của sự cố khi không có hệ sinh thái ĐNN bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hoặc các thông tin chi tiết [55].
1.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế
Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của ĐNN mặc dù có được mua bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, người ta phải xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà ĐNN cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị trường thay