thế. Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị hưởng thụ.
Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)
Chi phí du lịch là phương pháp được thiết kế và áp dụng để đánh giá giá trị giải trí của môi trường và các hệ sinh thái. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Mặc dù không quan sát trực tiếp được sự mua bán chất lượng hàng hoá môi trường của du khách nhưng chúng ta có thể thu nhận được thông tin về hành vi và sự lựa chọn của du khách để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Thông qua việc ước lượng đường cầu du lịch cá nhân hoặc đường cầu thị trường, các nhà kinh tế sẽ tính được phần phúc lợi của cá nhân hay xã hội thu được khi tham gia thị trường du lịch tại điểm xem xét [63].
Hiện nay có hai cách tiếp cận chi phí du lịch phổ biến là chi phí du lịch theo cá nhân và chi phí du lịch theo vùng. Trong cả hai trường hợp, đường cầu du lịch đều được ước lượng thông qua chuỗi số liệu về mối quan hệ giữa số lần tham quan của một cá nhân/hoặc tỷ lệ tham quan của một vùng (được coi là xấp xỉ của lượng giải trí) với chi phí du lịch của cá nhân/hoặc chi phí du lịch trung bình của vùng (được coi là xấp xỉ cho giá giải trí). Tổng lợi ích kinh tế của địa điểm đối với khách du lịch được tính bằng thặng dư tiêu dùng hay chính là phần diện tích dưới đường cầu [62].
Desvousges (1998) có chỉ ra một số ưu nhược điểm khi áp dụng TCM. Về ưu điểm, đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn do dựa trên mô hình đường cầu truyền thống và mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi trường với chấp nhận chi trả thực tế để hưởng thụ giá trị hàng hoá của du khách.
Tuy nhiên, cũng có một số trở ngại khi áp dụng TCM. Thứ nhất là vấn đề đa mục đích (multiple purpose trip) có thể phát sinh khi du khách đi tham quan nhiều điểm trong cùng một chuyến đi và vì vậy chi phí du lịch toàn bộ không phản ánh giá trị du lịch tại một điểm cụ thể. Ngoài ra, khi điểm du lịch có sự hiện diện của khách
quốc tế thì việc phân vùng và tính toán chi phí của từng vùng là khá phức tạp do cả
vấn đề du lịch đa mục đích và ước tính tỷ lệ du lịch [63].
Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM)
Phương pháp giá trị hưởng thụ được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ thông thường. Ví dụ, giá trị cảnh quan môi trường được ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản. Phương pháp này được phát triển từ cơ sở lý thuyết về thuộc tính giá trị của Lancaster (1966) trong đó lợi ích của mỗi cá nhân khi tiêu dùng một loại hàng hóa phụ thuộc vào các thuộc tính của hàng hóa (attributes). Nếu chất lượng môi trường là một thuộc tính của hàng hóa thì thông qua mô hình hóa mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cho hàng hóa của các cá nhân với các thuộc tính của hàng hóa, ta có thể tách được phần tác động và giá trị của các thuộc tính môi trường trong lợi ích cá nhân [67].
Mặc dù được áp dụng khá phổ biến nhưng phương pháp HPM có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, để đảm bảo độ tin cậy thì HPM đòi hỏi một số lượng dữ liệu rất lớn để chạy mô hình. Ví dụ, nghiên cứu về thị trường bất động sản cần có các mảng dữ liệu về giá bất động sản ở nhiều khu vực, các thuộc tính của bất động sản, các giao dịch thị trường thực tế trong một khoảng thời gian đủ lớn. Thông thường các thuộc tính môi trường của bất động sản rất ít khi được ghi chép khi tiến hành giao dịch, vì vậy phải kết hợp dữ liệu thuộc tính thông thường với dữ liệu thông tin địa lý (GIS) để hoàn thiện bộ số liệu. Thường thì HPM chỉ được áp dụng tại các quốc gia phát triển với hệ thông cơ sở dữ liệu đầy đủ. Thứ hai, một vấn đề mang tính thống kê có thể phát sinh khi xử lý số liệu là đa cộng tuyến (multicollinearity) khi hai hay nhiều biến độc lập trong mô hình có quan hệ tương quan lớn hoặc tương quan với thuộc tính môi trường. Điều này làm cho việc diễn giải tác động đơn lẻ của từng thuộc tính đến giá hàng hóa là rất khó khăn [64].
1.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định
Với những hàng hóa và dịch vụ của ĐNN không có thị trường và không có giá cả, các nhà nghiên cứu phải xây dựng các thị trường giả định và quan sát hành vi của cá
nhân trên các thị trường này để tính phúc lợi khi tham gia thị trường, từ đó ước tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Nhóm phương pháp này thường được sử dụng để xác định các giá trị phi sử dụng của ĐNN.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được phát triển bởi Davis (1963) trong lĩnh vực phân tích marketing, sau đó được chuyển sang áp dụng trong đánh giá môi trường Thông qua việc xây dựng các kịch bản về giả định về chất lượng môi trường và thu thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường giả định; lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để lượng giá các giá trị phi sử dụng của môi trường vì các giá trị này thường không có thị trường giao dịch.
Mặc dù CVM có rất nhiều biến thể khác nhau và ngày càng được hoàn thiện thì vẫn có một qui trình chung gồm một số bước cơ bản là (i) Xác định nhóm đối tượng và phạm vi đánh giá. (ii) Xây dựng dự thảo bảng hỏi và điều tra thử để điều chỉnh bảng hỏi và cách tiếp cận lấy số liệu. (iii) Xây dựng bảng hỏi chi tiết bao gồm các thông tin về thị trường giả định, tình huống giả định, phương tiện chi trả và câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả. (iv) Thu thập số liệu hiện trường và xử lý dữ liệu. (v) Tính toán phúc lợi dựa trên mô hình thực nghiệm và suy rộng kết quả tính toán [67] [69].
Về ưu điểm, CVM cho phép xác định các giá trị khó lượng hóa của tài nguyên và môi trường. Cách tiếp cận đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về độ thỏa dụng và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận. Ngoài ra, thông tin ước lượng nếu được tiến hành với qui trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên [58].
Tuy nhiên, như đã nêu, phương pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều
do tính chất giả định của nó. Vì vậy nhược điểm lớn nhất của phương pháp là người
trả lời không tham gia một tình huống thực tế mà chỉ là giả định. Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có thể rất sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thực. Carson (1993) có nhận diện 4 loại sai lệch chính khi áp dụng phương pháp gồm sai lệch giả định (hypothetical bias), sai lệch chiến lược (strategic bias), sai lệch thiết kế (designing bias) và sai lệch xuất phát điểm (starting bias). Các sai lệch này có thể được giảm thiểu qua những kỹ thuật trong thiết kế và điều tra. Một nhược điểm nữa khi áp dụng phương pháp là sự tốn kém về thời gian và kinh phí do đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia, họp nhóm tư vấn thảo luận, điều tra thử tại hiện trường, điều chỉnh câu hỏi, và một kích cỡ mẫu lớn [60][78].
Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling –CM)
Mô hình lựa chọn là phương pháp lượng giá thông qua tuyên bố về sở thích được sử dụng để đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên thông qua việc xây dựng hai hay nhiều kịch bản giả định, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau (attributes). Thông qua sự lựa chọn của cá nhân với từng kịch bản, nhà nghiên cứu có thể ước lượng được phúc lợi cá nhân khi tham gia kịch bản và sự đánh đổi về giá trị giữa các thuộc tính trong các kịch bản.
Phương pháp CM được xây dựng dựa trên thuyết lợi ích ngẫu nhiên của Manski (1977) và thuyết thuộc tính của giá trị của Lancaster (1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hoá môi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thông qua việc áp dụng mô hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính [77].
Qui trình tiến hành CM cũng bao gồm một số bước giống như CVM. Về ưu điểm, CM cho phép đánh giá giá trị của nhiều kịch bản lựa chọn khác nhau cũng như sự đánh đổi trong các thuộc tính của từng kịch bản, từ đó cho phép nhà quản lý nhiều ý tưởng để lựa chọn hướng quản lý môi trường khi đã có kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, CM vẫn là phương pháp phân tích dựa trên kịch bản giả định, từ đó vẫn phát sinh vấn đề sai lệch giả định đối với người được phỏng vấn trong khi trả lời. Ngoài
ra, CM đòi hỏi quá trình xây dựng phiếu điều tra phức tạp do mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính, việc xác định qui mô của mỗi thuộc tính phải dựa vào các bằng chứng khoa học và ý kiến dự đoán sâu của các chuyên gia có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn [77][89].
1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (cost benefit analysis – CBA)
Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau để từ đó lựa chọn ra được phương án mang lại lợi ích lớn nhất cho cá nhân hoặc xã hội.
Phân tích chi phí - lợi ích có hai nhóm chính là phân tích tài chính (financial analysis) và phân tích kinh tế (economic analysis). Phân tích tài chính đánh giá việc sử dụng tài nguyên trên quan điểm của cá nhân, trong đó người phân tích thường chỉ quan tâm đến các lợi ích và chi phí trực tiếp của dự án (thường dễ ước tính thông qua giá cả thị trường)[6].
Phân tích kinh tế nhìn nhận các phương án sử dụng tài nguyên trên quan điểm xã hội. Trong phân tích kinh tế, bên cạnh các dòng lợi ích và chi phí trực tiếp thì người phân tích còn quan tâm tới các dòng chi phí lợi ích gián tiếp như tác động môi trường, xã hội. Ngoài ra các điều chỉnh cũng được áp dụng để loại bỏ những sự sai lệch về giá trị (distortions) có thể gây ra bởi những yếu tố như: chính sách can thiệp của Chính phủ (thuế, trợ cấp, sự can thiệp về tỷ giá hối đoái, qui định giá lao động), các hàng hóa không mua bán (non-traded goods), hàng hóa công cộng (public goods) [81].
Ngoài ra, còn có một biến thể nữa của phân tích chi phí - lợi ích thường được sử dụng trong các nghiên cứu gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng (extended cost - benefit analysis), theo đó bên cạnh các lợi ích và chi phí trực tiếp của các phương án sử dụng tài nguyên, nhà phân tích còn lồng ghép thêm cả những ngoại ứng tiêu cực và tích cực về môi trường phát sinh từ các phương án sử dụng tài nguyên [12].
1. Xác định các nhóm lợi ích
2. Xác định các phương án
sử dụng ĐNN
3. Xác định qui mô của các chi phí
và lợi ích của từng phương án
4. Qui đổi các dòng chi phí lợi ích về thước đo tiền tệ
5. Tính toán các chỉ số sinh lời
6. Phân tích độ nhạy
7. Truyền đạt thông tin tới các nhà quản lý
Hình 1.6: Qui trình phân tích chi phí – lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN
Nguồn: Tác giả đề xuất từ [6] và [81]
Qui trình phân tích chi phí- lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN gồm 7 bước được mô tả trong hình 1.6. Một trong những bước mấu chốt nhất của quá trình phân tích là tính toán các chỉ số sinh lời. Các chỉ số này cho biết qui mô tuyệt đối và
tương đối của phần đóng góp của từng phương án trong lợi ích của cá nhân (khi phân tích tài chính) và lợi ích xã hội (khi phân tích kinh tế hoặc phân tích lợi ích chi phí mở rộng).
Ngoài ra, khi tiến hành phân tích chi phí - lợi ích, cũng cần lưu ý là các dòng lợi ích và chi phí sẽ phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời của dự án. Cụ thể là, một đơn vị tiền tệ ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau do các yếu tố như lạm phát, kỳ vọng, cơ hội đầu tư hay rủi ro. Vì vậy để tính toán giá trị theo thời gian một cách đồng nhất, phảiqui đổi giá trị của dòng tiền về cùng một thời điểm nhất định.
Để qui đổi giá trị của tiền theo thời gian, các nhà phân tích sử dụng một đại lượng kinh tế gọi là là tỷ lệ chiết khấu (discount rate). Tỷ lệ chiết khấu đơn giản là một con số được lựa chọn sử dụng để chuyển đổi giá trị của tiền tại các thời điểm khác nhau. Tỷ lệ này không cố định mà có thể khác nhau với từng cá nhân, dự án, phương án sử dụng tài nguyên hoặc giữa quan điểm cá nhân và xã hội. Thông thường tỷ lệ chiết khấu phản ánh hai yếu tố là chi phí cơ hội xã hội của vốn (social opportunity cost of capital) và rủi ro (risk premium). Tỷ lệ chiết khấu cao đồng nghĩa với việc nhìn nhận “ít đi” những khối giá trị của tương lai và ngược lại [81].
Các chỉ số cơ bản khi đánh giá khả năng sinh lời gồm:
Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)
Giá trị hiện tại ròng là đại lượng cho biết qui mô chênh lệch tuyệt đối giữa tổng lợi
ích và tổng chi phí đã chiết khấu về hiện tại của một phương án sử dụng ĐNN.
n Bt
Ct Et
NPV
t 0
(1 r ) t
Trong đó: Bt là lợi ích thu về từ sử dụng ĐNN năm thứ t; Ct là chi phí liên quan đến sử dụng ĐNN năm thứ t; Et là lợi ích hoặc chi phí ngoại ứng môi trường năm thứ t (mang dấu dương nếu là ngoại ứng tích cực và dấu âm nếu là ngoại ứng tiêu cực); r là tỷ lệ chiết khấu; n là số năm thực hiện phương án
Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit Cost Ratio - BCR)
Tỷ suất lợi ích - chi phí là đại lượng cho biết qui mô chênh lệch tương đối giữa tổng
lợi ích và tổng chi phí đã chiết khấu của một phương án sử dụng ĐNN.
n
Bt
n
BCR
t 0 (1 r)t
Ct
t 0 (1 r)t
Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – BCR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là một tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV bằng 0. Nói cách khác, đó là tỷ lệ chiết khấu là cân bằng các dòng lợi ích và chi phí đã chiết khấu về hiện tại của một phương án sử dụng ĐNN. IRR là giới hạn cận trên của tỷ lệ chiết khấu để làm cho một phương án sử dụng ĐNN không bị lỗ.
n
Bt Ct 0
t 0 (1 IRR)t
Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR với khả năng sinh lời của một phương án sử
dụng ĐNN được thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Các chỉ số và khả năng sinh lời của việc sử dụng ĐNN
NPV | BCR | IRR | |
Lãi | > 0 | > 1 | > r |
Lỗ | < 0 | < 1 | < r |
Hòa vốn | = 0 | = 1 | = r |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 2
- Cơ Sở Lý Luận Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Phục Vụ Quản Lý Tài Nguyên Đất Ngập Nước
- Cơ Sở Lý Thuyết Của Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Đất Ngập Nước
- Lựa Chọn Các Phương Pháp Để Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Của Đnn
- Ngoại Ứng Tích Cực Và Sự Thất Bại Thị Trường
- Các Loại Cơ Chế Chi Trả Cho Dịch Vụ Môi Trường
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: [6]
Về cơ bản, một phương án sử dụng ĐNN có NPV cá nhân và NPV xã hội đều dương thì nên thực hiện trên cả quan điểm cá nhân và xã hội. Ngược lại nếu cả NPV cá nhân và xã hội đều âm thì phương án không nên tiến hành. Trong trường hợp NPV cá nhân âm, còn NPV xã hội dương thì các nhà quản lý có thể xem xét và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho cá nhân để khuyến khích thực hiện phương án. Còn