VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay: Vấn đề nâng cao nhận thức về vai trò của DSVH với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội; vấn đề nâng cao nhận thức về việc phát huy giá trị di sản văn hóa giáo dục; vấn đề hoàn thiện các văn bản pháp luật về khai thác GTDSVH trong cơ chế thị trường; vấn đề bảo tồn, phát huy GTDSVH gắn với xây dựng điểm đến với phát triển du lịch; vấn đề quan tâm đào tạo nguồn nhân lực; vấn đề liên kết du lịch để khai thác hợp lý GTDSVH.
Chú ý đến quảng bá và liên kết du lịch cũng là yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch. Cần tuyên truyền giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng để cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng và giá trị của di tích lịch sử văn hóa, về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích, môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng, góp phần bảo tồn và phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc khai thác GTDSVH với phát triển du lịch.
KẾT LUẬN
1. Thủ đô Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ và tỏa sáng của nền văn hóa Việt Nam. Các giá trị lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội được thể hiện một cách phong phú, đa dạng, biểu hiện thông qua các hoạt động lao động và sáng tạo của người dân Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt 1.000 năm qua. Các giá trị lịch sử - văn hóa Thăng long - Hà Nội đã trở thành một nguồn lực văn hóa cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác nguồn lực văn hóa để phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập, giao lưu quốc tế của Thủ đô Hà Nội. Trong đó, có di sản VMQTG một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu.
Việc khai thác giá trị di sản văn hóa VMQTG một cách đúng hướng vào phát triển du lịch: du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch hỗn hợp những nhu cầu. Với các loại hình dịch vụ: thuyết minh hướng dẫn; dịch vụ quà lưu niệm; dịch vụ phục vụ hội nghị; dịch vụ lễ tân; dịch vụ vui chơi giải trí…là một phương thức để bảo tồn phát huy, phát triển GTDSVH. Phát huy, phát triển các giá trị văn hóa VMQTG để phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế là hai mặt của vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách. Nó đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác văn hóa, du lịch và nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu khoa học cần quan tâm.
2. Nghiên cứu nhận diện việc khai thác GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội, NCS rút ra một số vấn đề sau:
Việc khai thác các giá trị di sản văn hóa VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội đã được làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, Trung tâm văn hóa khoa học VMQTG đã quan tâm và thực hiện, tuy nhiên còn một số vấn đề cần thực hiện để đạt hiệu quả cao. Hà Nội là một Thủ đô giàu nguồn lực văn hóa, nơi gìn giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú. Tuy nhiên, để tìm các giải pháp thích hợp để phát triển du lịch vẫn là vấn đề phải được giải quyết cả chính sách và năng lực quản lý, cũng như ý thức cộng đồng trong quá trình phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Khai Thác Giá Trị Của Di Sản Văn Hóa Với Sự Bất Cập Về Thể Chế Liên Quan
- Bàn Luận Về Sự Phát Huy Các Giá Trị Di Sản Văn Hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Vấn Đề Tuyên Truyền Quảng Bá Thu Hút Khách Du Lịch
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 22
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 23
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 24
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Ngoài GTDSVH và tính năng động của cán bộ Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG và vai trò của nhà nước rất quan trọng. Đó là việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách khoa học, phù hợp với thực tiễn. Các chính sách phát triển du lịch phải phát huy được vai trò của cộng đồng địa phương, người dân với tư cách là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa đồng thời cũng là chủ thể sở hữu, khai thác các GTVH trong phát triển du lịch. Khai thác các GTVH với phát triển du lịch không nằm ngoài mục đích nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của cộng đồng, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế với phát triển bền vững.
3. Vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giữ gìn và phát huy GTDSVH với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt quan điểm của Đảng về GTDS với phát triển du lịch, phải đảm bảo tính kế thừa, đổi mới và nhìn nhận sự cần thiết phải bảo vệ GTDSVH trong điều kiện KTTT. Phải thực hiện hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Căn cứ vào đặc điểm riêng của di sản văn hóa VMQTG mà các chủ thể, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ngành Văn hóa cần vận dụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy GTDSVH VMQTG đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
Với ý thức góp phần phát triển kinh tế - xã hội hôm nay và chuyển giao tài sản văn hóa trọn vẹn và đầy đủ cho thế hệ mai sau, sự nghiệp giữ gìn và phát huy GTDSVH nói chung, ở VMQTG với phát triển du lịch nói riêng phải không ngừng nỗ lực, tìm tòi, tạo ra những sáng tạo mới, đặc biệt là sự quyết tâm của các cấp chính quyền cùng toàn thể nhân dân nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Đề tài luận án cũng đặt ra một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. Đó là, nhu cầu khai thác và giữ gìn GTDSVH, giữa khai thác GTDSVH với bất cập về thể chế liên quan, giữa nguồn nhân lực với công tác giữ gìn bảo quản, trùng tu các GTDSVH với phát triển du lịch. Một số vấn đề cần bàn luận, như: Vấn đề nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội; Vấn đề nâng cao nhận thức về việc phát huy giá trị di sản văn hóa giáo dục; Vấn đề hoàn thiện các văn bản pháp luật về khai thác giá trị di sản
văn hóa trong cơ chế thị trường; Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng điểm đến phát triển du lịch; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực; Vấn đề liên kết du lịch để khai thác hợp lý GTDSVH; Vấn đề tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch; Vấn đề xây dựng mô hình quản lý kết hợp giữa bảo tồn với phát huy GTDSVH VMQTG để phát triển văn hóa và du lịch.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của các GTDSVH trong phát triển kinh tế, đặc thủ của GTDSVH trong phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa và con người hiện nay; Mối quan hệ giữa GTDSVH với phát triển du lịch (bền vững); các chủ thể tham gia vào quá trình này? Vai trò của cộng đồng địa phương, người dân, doanh nghiệp, nhà nước như thế nào? Cơ sở xây dựng hệ thống chính sách để phát huy được vai trò của GTDSVH, phát triển hài hòa giữa văn hóa và du lịch.
Về thực tiễn: Cần nghiên cứu thực hiện đánh GTDSVH của địa phương. Trên cơ sở đánh giá hệ thống và GTDSVH VMQTG nói riêng, Hà Nội nói chung. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện quy hoạch không gian phát triển du lịch gắn với DSVH một cách hợp lý. Nhà nước cần có phương thức quản lý phù hợp, phát huy vai trò của chủ thể, đặc biệt là người dân và doanh nhân.
5. Để phát huy GTDSVH với phát triển du lịch hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ vấn đề cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Cần có cái nhìn mới không chỉ thuần túy về mặt văn hóa, không chỉ nặng về vai trò bao cấp của nhà nước như hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Đoàn Thị Thanh Thúy (2014), "Mấy suy nghĩ về văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (359).
2. Đoàn Thị Thanh Thúy (2014), "Văn hóa và du lịch trong quá trình đổi mới", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (358).
3. Đoàn Thị Thanh Thúy (2017), "Giá trị giáo dục của di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (401).
4. Đoàn Thị Thanh Thúy (2017), "Giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, (19).
5. Đoàn Thị Thanh Thúy (2018), "Di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với giá trị lịch sử", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (7).
6. Đoàn Thị Thanh Thúy (2018), "Giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, (7).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội.
2. Hồ Anh (2015), "Khám phá cung điện cổ Changdeokgung-Seoul hoa lệ", tại trang http://dantri.com.vn/kham-pha-han-quoc/kham-pha-cung- dien-changdeokgung-co-kinh-va-hoa-le-1437672482.htm, [truy cập ngày 02/5/2018].
3. Hồng Ân (2014), "Gương sáng: Lời giải cho vấn đề tưởng như vô vọng",
Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, (6), tr.20.
4. Ban Hán Nôm (1978), Tuyển tập văn bia Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đặng Văn Bài (2011), Nho giáo Việt Nam - từ góc nhìn di sản văn hóa, Hội nghị khoa học, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, Hà Nội.
6. Trần Vĩnh Bảo (Biên dịch) (2006), Một vòng quanh các nước Trung Quốc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Bắc (2007), "Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (10), tr.31-35, 40.
8. Nguyễn Duy Bắc (2012), "Tư duy về văn hóa và phát triển trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2), tr. 40-43.
9. A.A. Belik (2000), Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Nguyễn Chí Bền (2007), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (7).
11. Nguyễn Chí Bền (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
12. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2010), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Văn Bính (Chủ biên) (2003), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, Nxb Thời Đại, Hà Nội.
14. Bộ Khoa học Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
15. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2010),
Văn hóa trong thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
16. Phan Văn Các (2009), "Phẩm chất văn học của các bài bi ký đề danh Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long", Tạp chí Hán Nôm, (5), tr. 24-30.
17. Phan Văn Các (2010), Di sản văn chương Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
Nxb Hà Nội, Hà Nội.
18. Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương (2010), Di sản văn chương Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Chiến (2004), "Khai thác di sản văn hóa như là một tài nguyên du lịch", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2), tr.38.
20. Đoàn Văn Chúc (2008), "Giá trị xã hội (social value)", Trong cuốn: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Trịnh Ngọc Chung (2009), "Quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 302, tháng 8.
22. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2010), Những giá trị lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb Thời đại, thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà (2008), Nho giáo Đạo học trên đất Kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
24. Nguyễn Trọng Cường, Đoàn Văn Nam (2011), Những vấn đề cần quan tâm trong việc nghiên cứu bảo tồn di sản Nho học ở nước ta, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
25. Đinh Xuân Dũng (2013), Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng (2001-2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
34. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa việt Nam giai đoạn 2011- 2020 những vấn đề phương pháp luận, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
35. Phạm Duy Đức, Vũ Phương Hậu (Đồng chủ biên) (2012), Nghiên cứu xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa của thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
36. Lê Quý Đức (2004), "Di sản văn hóa nhìn từ góc độ kinh tế", Trong sách: Văn hóa và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Lê Quý Đức (2012), "Nguồn lực văn hóa và vai trò của nguồn lực văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Văn hóa Dân gian, (4), tr.10.