Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 21


KẾT LUẬN


Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan. Giáo dục tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống thể hiện tính xã hội và tính giai cấp, và cũng là đảm bảo sự trưởng thành toàn diện và lành mạnh của sinh viên, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường.

Lối sống mới là lối sống xã hội chủ nghĩa. Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống giúp cho sinh viên nhận thức một cách đúng đắn các giá trị đạo đức xã hội, hình thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức, lối sống tốt đẹp và cao thượng. Những phẩm chất này một khi được nội tâm hoá trong nhân cách mỗi sinh viên sẽ là động lực thúc đẩy việc thực hiện một cách tự nguyện, tự giác hành vi đạo đức, lối sống vì lẽ phải, vì sự công bằng, bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác, điều chỉnh sự lệch chuẩn trong hành vi đạo đức, lối sống của bản thân sinh viên.

Sinh viên là những người được đào tạo để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện tay nghề cho sinh viên, việc giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới cho sinh viên đã từng bước được các nhà trường quan tâm. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu các nhà trường đã luôn gắn công tác đào tạo với rèn luyện đạo đức, lối sống, tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát huy các giá trị đạo đức nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên cũng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập đòi hỏi được giải quyết.

Để nâng cao hiệu quả của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng tôi đề xuất một số phương hướng sau đây: Thứ nhất: bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên


trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; Thứ hai: phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên gắn liền với mục tiêu xây dựng người sinh viên hiện đại, toàn diện; Thứ ba: phát huy giá trị đạo đức trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên gắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Để thực hiện tốt những phương hướng nêu trên cần thực hiện những giải pháp sau: Một là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; Ba là, nâng cao vai trò của pháp luật trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên; Bốn là, kết hợp việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; Năm là, nâng cao tính tự giác, rèn luyện, học tập các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới của sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Những phương hướng và giải pháp nêu trên cần được thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi giải pháp có một vị trí nhất định trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên, các giải pháp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo ra các tác động tích cực cùng chiều nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 21

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


A. Các công trình đã đăng trên các tạp chí:

1. Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), “Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong giáo dục đạo đức cho sinh viên”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (số 7), tr.42 - 46.

2. Nguyễn Thị Thanh Hà (2010), “Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ”, (số 8), tr.55- 59.

3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2013), “Xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (số 12), tr.48 - 52.

B. Đề tài khoa học, kỷ yếu hội thảo

1. Nguyễn Thị Thanh Hà (Thành viên), (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thanh Hà (2013), Khái niệm lối sống trong Triết học Mác - Lênin, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giá trị học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn giảng dạy ở Đại học Thái Nguyên, tháng 5/2013, tr.24- 30.

3. Nguyễn Thị Thanh Hà (Thành viên), 2014), Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Anh (2012), Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thúy Anh (2000), “Các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, (6).

3. Phạm Kim Anh (2008), “Đạo đức học sinh - sinh viên ở nước ta. Thực

trạng và giải pháp giáo dục”, Dạy và học ngày nay, (9).

4. Lê Trọng Ân (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Tạp chí Triết học, (1).

5. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ IX, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ X, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. G. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Báo An ninh thế giới (2006), số ra ngày 08/04.

11. Hoàng Chí Bảo (2001), “Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách”,

Triết học, (1).

12. Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (1995), Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An.

13. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (Đồng chủ biên) (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Lê Thị Hải Bình (2006), Báo chí với quá trình hình thành nhân cách học sinh

- sinh viên, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


15. Trần Văn Bính (2013), “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7).

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), "Số liệu thống kê năm học 2007-2012",

www.moet.gov.vn, cập nhật 13/11/2012.

17. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống

vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2).

18. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8).

21. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

22. Chương trình KHCN cấp nhà nước (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, (KX.07), “Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Lưu hành nội bộ.


27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCH Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. .

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo dục đại học - chất lượng và đánh giá, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo chuyên đề “Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay” của Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hà Nội.

37. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2008), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

38. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, Hà Nội.

39. Trần Độ (Chủ biên) (1985), Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

40. Phạm Duy Đức (2001), Xây dựng lối sống và đạo đức xã hội ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, "Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ


đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước", Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

41. Trần Thị Minh Đức (1995), “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (6).

42. Phạm Văn Đức (2002), Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Triết học, (1).

43. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Trần Văn Giàu (Chủ biên) (1983), Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

45. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Ngọc Hà (Chủ biên) (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Phạm Minh Hạc - Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

50. Chu Hảo (2008), “Việt Nam đang theo triết lý giáo dục nào”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (11).

51. Nguyễn Thị Hằng (2004), Tìm hiểu lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh qua việc sử dụng thời gian rỗi, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

52. Nguyễn Hùng Hậu (2001), Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, Báo cáo tại Hội Thảo khoa


học Quốc tế “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, Hà Nội.

53. Nguyễn Hùng Hậu (2002), “Từ “cái thiện” truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8).

54. Nguyễn Hùng Hậu (2005), “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, Triết học, (9).

55. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

56. Nguyễn Đình Hòa (2002), “Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (6).

57. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học (2004), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

58. Đỗ Huy (2002), Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Nguyễn Văn Huyên (1995), "Một số chuẩn mực giá trị ưu trội khi nước ta

chuyển sang nền kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (1).

60. Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc, Báo cáo Hội thảo Truyền thống, giá trị và phát triển, Hà Nội.

61. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (12).

62. Nguyễn Thị Huyền (2007), “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức,

lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).

63. Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang (2001), “Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (8).

64. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX.07, Hà Nội.

65. Đặng Cảnh Khanh (2000), "Vấn đề toàn cầu hóa và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (14).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022