Kết Quả Của Các Công Trình Đã Được Công Bố Và Những Vấn Đề Luận Án Tập Trung Nghiên Cứu


lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta nói riêng như: lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để giữ vững và hiện thực hóa định hướng XHCN, chống chệch hướng trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay và trong những thập kỷ tới.

Cuốn sách “Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội” [151] của tác giả Trần Nguyễn Tuyên đã đưa ra được quan điểm về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội; quá trình phát triển lý luận của Đảng ta về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội; những lý luận hiện đại về gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và tự do hóa về kinh tế. Từ những quan điểm trên, tác giả đã đưa ra định hướng cần đổi mới tư duy, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ 2010 – 2020.

Cuốn sách Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến nay [62]của Phạm Đức Kiên đã đi sâu nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế gắn liền với chính sách xã hội từ năm 1991 đến 2015.

Cuốn sách “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay – một số nhận thức về lý luận và thực tiễn” [22] của hai tác giả Lương Minh Cừ và Vũ Văn Thư đã góp phần làm rõ thêm nhận thức lý luận chung về sở hữu và sở hữu tư nhân; bản chất, vai trò, vị trí của vấn đề sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam; trên cơ sở đó nhận thức rõ hơn quy luật vận động, xu thế phát triển của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân thời điểm hiện tại và tương lai.

Cuốn sách “Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa[42] của tác giả Từ Điển đã cung cấp một cách nhìn có hệ thống, cơ sở lịch sử vấn đề và kinh nghiệm với nhiều chiều tiếp cận trong và ngoài nước, đặc biệt là thực tiễn sinh động của nền kinh tế nước ta từ khi đổi mới đến nay. Công trình nghiên cứu đề cập chính đến một số vấn đề quản lý nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN: chức năng quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà


nước, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và công cụ quản lý vĩ mô các chính

sách quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Cuốn sách “Thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” [105] do hai tác giả Lương Xuân Quỳ và Đỗ Đức Bình (chủ biên) đã trình bày một cách sâu sắc những lý luận về thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế hiện đại, trên cơ sở đó tác giả đã nêu lên vai trò của kinh tế và thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra những quan điểm, nội dung và các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước phù hợp với đặc thù nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Cuốn sách Đường lối kinh tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới (1986-2013) [50] của tác giả Phùng Thị Hiển đã trình bày quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối kinh tế của Đảng từ năm 1986 đến năm 2013. Đó là những đổi mới tư duy kinh tế, những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về kinh tế là yếu tố quyết định xoay chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trì trệ, kém phát triển sang nền KTTT định hướng XHCN năng động và phát triển. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số nhận xét, đánh giá và một số kinh nghiệm về quá trình hoạch định đường lối đổi mới kinh tế của Đảng.

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới” [97] tập hợp 31 bài viết của các nhà nghiên cứu. Trong đó, công trình đề cập đến nội hàm tính định hướng XHCN trong nền KTTT ở Việt Nam; lý luận và thực tiễn về xây dựng các tập đoàn kinh tế; định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong điều kiện mới.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 4

Cuốn sách Văn kiện Đại hội XII của Đảng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [53] đề cập đến nhiều vấn đề: Luận điểm mới về KTTT định hướng XHCN trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016); thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam; vấn đề phát triển các thành phần kinh tế trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016).

Cuốn sách Mô hình cải cách cấu trúc doanh nghiệp nhà nước của các nền kinh tế chuyển đổi quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam [66] của tác giả Đặng Hoàng Linh đã nghiên cứu về quá trình tái cơ cấu của DNNN ở một số quốc gia trên thế


giới (Ba Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc) có điều kiện tương đồng với Việt Nam và thực tiễn Việt Nam. Từ thực tiễn của các quốc gia này, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết, mang tính khả thi cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu các DNNN.

Cuốn sách Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp [129] của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (cb) đã đánh giá toàn diện thực trạng cải cách DNNN ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015, hiệu quả đóng góp của DNNN đối với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đề cập đến các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những đóng góp của DNNN vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy cải cách DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN đến năm 2025.

Cuốn sách Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay [10] của Ban Kinh tế trung ương đã tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu về quá trình tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn (2011-2016): thực trạng tái cơ cấu DNNN; những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đưa DNNN đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân. Cuốn sách cũng đề cập đến những kết quả đạt được trong quá trình cơ cấu lại khu vực KTTN, những hạn chế cần khắc phục và đề các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của KTTN trong bối cảnh mới ở Việt Nam.

Công trình nghiên cứu Kinh tế tư nhân – một động lực cơ bản cho phát triển

[23] của tác giả Vũ Hùng Cường đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của KTTN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò động lực của KTTN đối với sự phát triển; thực tiễn vai trò động lực của khu vực KTTN đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam; quan điểm, định hướng và giải pháp để khu vực KTTN là động lực cơ bản cho sự phát triển trong thời gian tới (định hướng năm 2020 và tầm nhìn 2030). Cuốn sách đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về vai trò động lực của khu vực KTTN đối với sự phát triển giai đoạn 2001-2013; đồng thời đề cập đến một số quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với khu vực KTTN.

Công trình nghiên cứu Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước [116] do tác giả Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) đã


đề cập đến nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN: Nhận thức về mô hình KTTT định hướng XHCN; về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế; về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; về khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN phát triển,…

Cuốn sách Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới [51] của hai tác giả Lương Khắc Hiếu và Trương Ngọc Nam (đồng cb) đã trình bày rõ cơ sở lý luận về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực trạng năng lực lãnh đạo của Đảng về kinh tế và xã hội, những vấn đề đặt ra đối với công tác lãnh đạo; quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh các công trình khoa học, trên các tạp chí khoa học có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này.

Trong bài viết “Giữ vững định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta trong thực hiện cam kết WTO” [44] của tác giả Lại Ngọc Hải trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (409) đã trình bày hiện trạng nước ta hội nhập kinh tế khi thực hiện các cam kết của WTO, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh ngày càng nhiều, có nguy cơ đưa Việt Nam đi chệch hướng XHCN. Do vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp: bằng những biện pháp tích cực và thích hợp, giữ vững tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.; tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia về kinh tế; bằng tổng thể các biện pháp, giữ vững sự ổn định xã hội; khai thác triệt để các lợi thế đối với nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ các quy định của WTO khi thực hiện các cam kết đã thoả thuận.

Bài viết “Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam” [152] của Trần Nguyễn Tuyên đưa ra quan điểm cần tiếp tục đổi mới tư duy trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.

Bài viết “Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [19] của tác giả Chu văn Cấp đã khẳng mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quá trình Đổi


mới ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra một số phương hướng nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này để khắc phục những bất cập nảy sinh.

Bài viết “Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [106] của Bùi Ngọc Quỵnh đã khẳng định KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là tất yếu khách quan, nhưng cần được tiến hành từng bước cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Bài viết “Để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vị trí “đầu tàu” của nền kinh tế”[48] của Phùng Quốc Hiển đã khẳng định DNNN chỉ có thể thực hiện tốt vai trò nòng cốt bằng năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Bài viết “Để kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” [49] của tác giả Phùng Quốc Hiển kiến nghị một số chính sách để KTTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [40] của Trương Công Đắc nêu lên những điểm đột phá trong quan điểm phát triển KTTN của Đảng ta.

Bài viết Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam hiện nay [114] đã phân tích thực trạng đầu tư công (2001-2012), sự cần thiết phải tái cơ cấu đầu tư công, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tái cơ cấu đầu tư công trong thời gian tới.

Bài viết “Xung quanh thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [26] của Phạm Việt Dũng đề nghị cần làm rõ một số nội dung cơ bản trong nhận thức nền KTTT định hướng XHCN: Đảm bảo tính định hướng XHCN trong từng giai đoạn phát triển; vai trò của Nhà nước và kinh tế Nhà nước; giải quyết tốt mối quan hệ giữa kiến thúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng.

Bài viết “Một số vấn đề đặt ra đối với công tác bảo hiểm xã hội hiện nay”

[117] của tác giả Nguyễn Văn Thành, “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước” [58] của tác giả Vương Đình Huệ đã đưa ra những kết quả chủ yếu trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội trong điều kiện mới. Bài viết nêu lên thực trạng bảo hiểm xã hội hiện hành và định hướng cải cách chính sách xã hội trong thời gian tới.


Bài viết “Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [28] của Nguyễn Trọng Đàm đã đưa ra một số định hướng hoàn thiện hệ hống chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới trên cơ sở thành tựu và thách thức mới về an sinh xã hội. Bài viết “Tạo điều kiện thuận lợi phát triển y tế ngoài công lập theo hình thức hợp tác công – tư” [130] của tác giả Phùng Thị Kim Tiến đã đưa ra 6 giải pháp phát triển hệ thống y tế ngoài công lập.

Hội thảo khoa học “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” [16] do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức đã trình bày hơn 80 bài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề quan trọng: Nhận thức về KTTN và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN; thực trạng KTTN và những vấn đề đặt ra; những giải pháp để KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về chủ đề này:

Trong nền KTTT ở Việt Nam, vai trò của Nhà nước là yếu tố không thể thiếu. Luận án Tiến sĩ “Vai trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” [60] của tác giả Trần Thị Thu Hường đã làm rõ lý luận về vai trò của nhà nước trong việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ; thực trạng của vai trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Luận án Tiến sĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ từ năm 1996 đến năm 2006” [107] của Nguyễn Văn Sáu đã phân tích quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ từ năm 1996 đến năm 2006; đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm những kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong 10 năm (1996 - 2006).

1.2. KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả của các công trình đã được công bố


Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng đã khẳng định KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH và gắn nền KTTT nước ta với kinh tế thế giới. Việc nghiên cứu về KTTT định hướng XHCN được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nói các công trình nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:

Thứ nhất, các tác giả đã tập trung nghiên cứu về các mô hình KTTT được tạo lập và phát triển ở những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức,…Đặc biệt, nghiên cứu về mô hình KTTT XHCN ở Trung Quốc, mô hình KTTT định hướng XHCN ở Lào được nhiều học giả Việt Nam quan tâm vì Trung Quốc và Lào có khá nhiều điểm tương đồng giống Việt Nam, đều là những nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang thể chế KTTT. Những chính sách, đường lối xây dựng và hoàn thiện mô hình KTTT ở những nước này là bài học kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam. Đây là tư liệu rất có giá trị để Luận án đối chiếu, so sánh với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đều nêu bật được quá trình phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện (12/1986). Sự thay đổi của kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực (phát triển lực lượng sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế,..). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục. Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến mới, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam cũng ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đây là những minh chứng cụ thể để tác giả sử dụng minh họa cho kết quả thực hiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhận thức về mô hình KTTT định hướng XHCN ở từng giai đoạn khác nhau của Đảng; nghiên cứu nhiều về những nội hàm cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; những khó khăn khi vận hành nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện khi hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thiện thể chế KTTT định


hướng XHCN ở Việt Nam. Những tư liệu quan trọng này sẽ được tác giả sử dụng để trình bày khách quan về quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nền KTTT định hướng XHCN.

Thứ tư, các công trình đã cung cấp những phương pháp nghiên cứu khoa học (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phân tích, so sánh, thống kê) giúp tác giả hoàn thiện Luận án thuận lợi hơn.

Những công trình nghiên cứu về vấn đề này khá đồ sộ, nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình hoạch định và thực thi đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 của Đảng Cộng sản Việt Nam, những công trình liên quan là những tư liệu quý và luận cứ khoa học quan trọng để luận án kế thừa nhằm phục vụ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Để làm rõ đường lối phát triển KTTT định hướng XHCN của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Những yếu tố tác động đến hình thành đường lối của Đảng về phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016

- Quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 ( trong đó tập trung ở một số nội dung: Mô hình cấu trúc của nền KTTT định hướng XHCN; mục tiêu, vai trò chức năng của nền KTTT định hướng XHCN; các quy luật kinh tế thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN; các chủ thể kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong nền KTTT định hướng XHCN; nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN)

- Kết quả hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế.

- Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm mang tính thực tiễn – lý từ quá trình hoạch định và thực thi đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 của Đảng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023