Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


LƯU NGỌC LONG


ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


HÀ NỘI - 2020

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


LƯU NGỌC LONG


ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2016


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐOÀN MINH HUẤN

2. TS TRẦN THỊ MỸ HƯỜNG


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận án


Lưu Ngọc Long


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT



CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CCHC

: Cải cách hành chính

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

HNTƯ

: Hội nghị Trung ương

KTTT

: Kinh tế thị trường

TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

FTA

: Hiệp định tự do thương mại

UNDP

: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

SCIC

: Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2

2.1. Mục đích nghiên cứu 2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

4.1. Cơ sở lý luận 3

4.2. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Những đóng góp mới của luận án 4

5.1. Đóng góp khoa học 4

5.2. Đóng góp thực tiễn 4

6. Kết cấu của luận án 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 5

1.1. Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến luận án 5

1.2. Kết quả của các công trình đã được công bố và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24

Chương 2. BƯỚC ĐẦU ĐỊNH HÌNH ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 - 2010) 28

2.1. Cơ sở hình thành đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010) 28

2.2. Nhận thức bước đầu của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010) 40

2.3. Bước đầu hiện thực hóa đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (2001 – 2010) 57

Chương 3. QUÁ TRÌNH BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO TIÊUCHUẨN HIỆN ĐẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2011 – 2016) 74

3.1. Bối cảnh tác động đến việc bổ sung, phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế 74

3.2. Bước phát triển nhận thức mới của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế 85

3.3. Hiện thực hóa đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp cận dần theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế (2011 - 2016) 99

Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 119

4.1. Một số nhận xét 119

4.2. Một số kinh nghiệm 137

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 169


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sau hơn ba thập niên Đổi mới, Việt Nam đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN)” [39, tr.65]

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta bắt nguồn từ chuyển đổi từ mô hình kinh tế phi thị trường sang mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng coi nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001). Mô hình kinh tế này đã góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của đất nước, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm phục hồi. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Nguyên nhân chủ yếu do đường lối xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng còn một số hạn chế:

“Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ rõ, nhất là về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể; về cơ chế phân bổ nguồn lực, sở hữu đất đai, cơ chế giá một số hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu. Chưa thật sự phát huy đầy đủ quyền tự do kinh doanh của người dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật” [39, tr.101]

Những thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn; Việt Nam từ hội nhập quốc tế lĩnh vực thương mại đã lan sang các lĩnh vực phi thương mại; nền kinh tế Việt Nam phải chấp nhận nhiều nguyên tắc phổ quát của nền KTTT.

Quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là điều mới mẻ chưa có

tiền lệ trong lịch sử. Nó là một mô hình kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên


tắc, quy luật khách quan của thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội (CNXH). Việt Nam chưa có hình mẫu tương tự để có thể học tập, kế thừa mà phải vừa làm, vừa tổng kết kinh nghiệm để bổ sung và phát phát triển lý luận.

Do đó, việc tổng kết thực tiễn, đánh giá quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, rút ra các kinh nghiệm chủ yếu là yêu cầu cần thiết để Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN trong thời gian tới.

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ bước phát triển quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016, từ đó đi đến đánh giá ưu điểm, hạn chế của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN và rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa vận dụng cho hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016.

- Thứ hai, phân tích quá trình hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016.

- Thứ ba, đánh giá thành tựu, hạn chế của đường lối phát triển nền KTTT

định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016.

- Thứ tư, đúc kết một số kinh nghiệm về hoạch định và thực hiện đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng từ năm 2001 đến năm 2016.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu việc hoạch định và hiện thực hóa đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN từ năm 2001 đến năm 2016 ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023