Hư: Hư Là Biểu Hiện Chứng Hư, Chứng Của Bệnh Lâu Ngày, Bệnh Mạn Tính.

hay nữ, thận hư hay gặp chứng đi tiểu nhiều ở người già, chứng đáy dầm ở trẻ em, chứng di tinh, khí hư… Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện táo ở người già.

Thuốc có liên quan: Thuốc khai khiếu, bổ thận, cố tinh sáp niệu.

Một số bệnh lý của Thận:

- Thận dương hư: Đau lưng, mỏi gối, lạnh cột sống, sợ lạnh, tay chân lạnh, di tinh, liệt dương, vô sinh, ỉa chảy, tiểu nhiều lần. Nên dùng thuốc bổ thận dương, bổ khí, cố tinh sáp niệu.

- Thận âm hư: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm, tiểu đục. Nên dùng thuốc bổ âm kiêm liễm hãn, lợi niệu.

3. PHỦ

Phủ là những cơ quan đảm nhận chức năng thu nạp, chuyển giao và tống thải. Có 6 phủ chính (lục phủ) đó là: Đởm, vị, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, tâm tiêu. Ngoài ra còn có phủ kỳ hằng là những phủ có công năng khác thường như: Não, xương, tủy, mạch, tử cung…

3.1. Đởm (mật)

Đởm là phủ trung tinh nghĩa là đởm có chức nawg giữ thăng bằng, chuẩn xác đối với hoạt động của các tạng phủ, đởm chứa chất dịch thanh khiết (mật) và liên quan mật thiết với can về chức năng sơ tiết. Đởm chủ về quyết đoán, là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm. Khi chức năng này kém làm cho tinh thần bị tổn thương. Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng, hay cáu giận, đau đầu, cao huyết áp.

Thuốc có liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, hành khí giải uất, sơ can lý khí, thuốc lợi thấp…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

32. Vị

Vị có chức năng thu nạp và làm nhừ thủy cốc, sơ bộ tiêu hóa thức ăn và chuyển đẩy xuống tiểu tràng, công năng này gọi chung là vị khí. Vị khí phải tuyên hòa tuyên giáng (vị khí hòa giáng) là trạng thái bình thường của vị, “vị khí tráng, ngũ trạng đều tráng”. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng ứ trệ thức ăn, đau bụng… Khi quan sát bệnh tình thường lấy công năng của vị làm thước đo cho tình trạng sức khỏe của cơ thể “Hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử”.

Dược học cố truyền - 4

Thuốc có liên quan: Thuốc kiện vị, tiêu đạo, hành khí, giáng nghịch thanh nhiệt.

3.3. Tiểu tràng

Tiểu tràng (ruột non) có chức nâng tiếp nhận thức ăn đã được sơ bộ tiêu hóa từ vị chuyển xuống, đồng thời tiến hành phân hóa để thu lấy chất thanh (chất trong = chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng, vitamin…) cho cơ thể và thải trừ cặn bã (trọc = chất đục) xuống đại tràng (quá trình thăng thanh giáng trọc). Phận thủy dịch của cặn bã được qua thận, xuống bàng quang thành nước tiểu. Như vậy tiểu tràng có quan hệ nhất định với việc hình thành đại tiểu tiện. Tiểu tràng cũng quan hệ mật thiết với tâm vì chất dinh dưỡng mà tiểu tràng hấp thu được vận chuyển vào huyết và tâm chủ huyết mạch.

Thuốc có liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, tiêu đạo…

3.4. Đại tràng

Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Chất cặn bã do tiểu tràng chuyển xuống

được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém là do đại tràng hư hàn, xuất hiện đau bụng, sôi bụng, phân nát lỏng, ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu nước này quá mức gây táo kết. Kinh mạch của đại tràng liên quan đén phế, do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng: Phế đoản hơi đại tràng táo bón và ngược lại đại tràng tiết tả phế đoản khí.

Thuốc có liên quan: Thuốc thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, tiêu đạo, tả hạ, cố sáp…

3.5. Bàng quang

Bàng quan có chức năng chứa đựng và thải trừ nước tiểu. Phần thủy dịch sau khi qua thận được phân thanh tiết trọc. Phần thanh trở lại cơ thể, phần trọc đi vào bàng quang (nước tiểu). Công năng này còn lại là công năng khí hóa và liên quan mật thiết với thận dương. Nếu sự khí hóa không tốt sẽ gây bí tiểu tiện, đí rắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ,…

Thuốc có liên quan: Thuốc lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc.

3.6. Tam tiêu

Tam tiêu chỉ: Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Thượng tiêu chứa tâm phế, trung tiêu chứa tỳ vị, hạ tiêu chứa thận, bàng quang. Về công năng: Thượng tiêu chủ phân bố tống khí, trung tiêu chủ hấp thu tiêu hóa vật chất, hạ tiêu chủ bài tết. Tam tiêu liên quan đến nhiều chức năng của nhieeuf bộ phận trong cơ thể, nó không phải là một cơ quan độc lập.

Ngoài ra còn có phủ kỳ hằng là những phủ mang tính chất khác thường gồm: Não, tủy xương, mạch, tử cung. Phủ kỳ hằng không giống với lục phủ mang tính chất chuyển hóa nói chung mà chúng có công năng đặc hiệu là tàng tinh (đởm cũng thuộc loại này).

4. MỐI QUAN HỆ TẠNG PHỦ

4.1. Mối quan hệ giữa tạng với tạng

- Sự liên quan giữa can – tâm – tỳ

Can, tâm, tỳ ba tạng liên quan với nhau về mặt huyết mạch. Tâm chủ huyết, cang tàng huyết, tỳ thống huyết. Tỳ khí vượng, chức năng thống huyết tốt, can huyết sung túc, tâm huyết dồi dào, vận hành điều hòa thông suốt trong lòng mạch. Tỳ khí nhược, can huyết bất túc, tâm hồi hộp (tâm quý), loạn nhịp, mất ngủ, tâm thần suy nhược khiến kém ăn, bụng đầy trướng, chân tay mệt mỏi rã rời.

- Sự liên quan giữa can và tỳ

Tỳ ích khí sinh huyết, can tàng huyết. tỳ sinh huyết tốt giúp cho can tàng huyết tốt, cơ thể đầy đủ huyết dịch khỏe mạnh, nược lại can sơ tiết tốt giúp tỳ tiêu hóa tốt.

- Sự liên quan giữa can và thận

Khí của can luôn có khuynh hướng cường thịnh song luôn được thận thủy ức chế “thủy chế hỏa”. Sự chế hóa tốt, giúp can khí bình thường. Nếu thận âm bất túc, thủy không chế được hỏa dẫn đến can dương thượng cường, xuất hiện các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, di tinh. Do đó bổ chân âm, bổ thận âm cũng là tư dưỡng khí của can.

- Sự liên quan giữa tỳ và phế

Tỳ hấp thu vận hóa tinh hoa của thức ăn, chất dinh dưỡng của thủy cốc được nhập vào huyết mạch mà dồn lên phế. Tại phế quá trình khí hóa sẽ diễn ra (khí dinh dưỡng) kết hợp với khí trời thành tông khí. Như vậy giữa tỳ và phế cùng thực hiện một chức năng tạo khí, tạo ra năng lượng cho cơ thể. Trong đó tỳ thực hiện giai đoạn 1, phế thực hiện giai đoạn 2. Hai giai đoạn này gắn bó với nhau tạo thành một chuỗi liên tục, không thể tách rời. Do đó khí của tỳ

hư cũng làm khí phế hư, xuất hiện triệu chứng đoãn hơi, ho hen. Ngược lại khí phế không thông, không điều hòa được thủy đạo, gây phù nề.

- Sự liên quan giữa phế và thận

Phế và thận liên quan về hô hấp. Phế chủ khí, thận chủ nạp khí. Hai tạng cùng hiệp đồng làm chức năng hô hấp. Nếu thận thủy không thông, phế tắc, khó thở, ngược lại phế không thông, tiểu tiện bí, dắt… thận âm bất túc, dẫ đến phế âm hư xuất hiện chứng trào nhiệt ho khan.

- Sự liên quan giữa tỳ và thận

Tỳ chủ vận hóa tiêu hóa, song chức năng này phải được sự giúp đỡ của thận dương. Thận dương kém làm tỳ không vận hóa được “thận dương ôn hóa tỳ dương”.

4.2. Sự liên quan giữa phủ với phủ

Giữa các phủ liên quan với nhau về 3 phương diện; Hấp thu, chuyển hóa tiêu hóa và bài tiết. Nếu một khi mối quan hệ giữa các phủ không được điều hòa sẽ dẫn đến rối loạn chức năng các phủ.

- Sự liên quan giữa đởm ,vị, tiểu tràng: 3 phủ này liên quan với nhau về tiêu hóa. Vị chứa đựng làm nhừ thức ăn, đởm sơ tiết mật giúp tiêu hóa, tiểu tràng hấp thu dinh dưỡng.

- Tiểu tràng và đại tràng: Liên quan về chức năng hấp thu dinh dưỡng, nước, muối khoáng… và chức năng tống thải cặn bã.

- Đại tràng và bàng quang: Liên quan về chức năng bài tiết cặn bã.

4.3. Sự liên quan giữa phủ và tạng

Giữa phủ và tạng liên quan biểu lý từng cặp:

- Giữa tỳ và vị: liên quan về chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, có ý nghĩa tạo nguồn khí huyết cho cơ thể.

- Giữa tâm và tiểu tràng: Liên quan về phương diện hấp thu dinh dưỡng, làm huyết sung túc, tâm chủ về huyết mạch, chuyển tải chất dinh dưỡng đi toàn cơ thể.

- Giữa can và đởm: Liên quan chức năng sơ tiết (mật, men) giúp cho tiêu hóa thức ăn.

- Giữa phế và đại tràng: Liên quan về phương diện khí hóa. Phế khí kém làm đại tràng khô kiệt gây táo bón, ngược lại khí đại tràng kém gây đoản hơi đoản khí ở phế.

- Giữa thận và bàng quang: Liên quan về chức năng thanh lọc thủy dịch, làm cân bằng chất điện giải, thải chất trọc lấy chất thanh “thăng thanh giáng trọc”.

Chương 3:

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU

Sau khi học xong sinh viên phải:

1. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền

2. Trình bày được tứ chẩn trong khám bệnh theo Y học cổ truyền.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Theo y học cổ truyền có 2 nguyên nhân lớn gây bệnh đó là ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài) và nội nhân (nguyên nhân bên trong).

1.1. Ngoại nhân

có 6 nguyên nhân bên ngoài (lục dâm) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đó là: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là lục khí của trời. Ở điều kiện bình thường lục khí này vô hại với con người, song ở điều kiện bất thường lục khí đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, trên cơ sở đó mà phát sinh ra bệnh tật. Tuy nhiên khi cơ thể có sức đề kháng kém thì trong điều kiện bình thường cũng có thể sinh ra bệnh.

1.1.1. Phong

Phong là chủ khí của mùa xuân, song 4 mùa đều có phong tà. Tuy nhiên khí của thấp, nhiệt, táo, hàn đều dựa vào phong để nhập vào cơ thể mà gây ra bệnh. Đặc điểm của bệnh phong là lưu động và nhanh chóng chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác. Ví dụ sáng đau khớp vai, chiều đau khớp khủy tay, tối đau cổ tay…

Bệnh phong chia làm 2 loại

- Ngoại phong: Là bệnh phong do những nguyên nhân bên ngoài gây chứng ngoại cảm phong tà như: Cảm phong hàn, cảm mạo phong nhiệt.

- Nội phong: Là bệnh phong do trong cơ thể phát ra như:

+Nhiệt cực sinh phong: Do sốt cao mà gây phong co giật.

+Can phong nội động: Phong do ở can sinh ra gây động kinh, kinh giản…

+Huyết hư sinh phong: Thường là phong ngứa, chàm, dị ứng nội sinh.

Để chữa bệnh phong phải căn cứ vào nguyên nhân cụ thể. Nếu ngoại phong gây ra cảm mạo thì dùng thuốc tân ôn hoặc tân lương kiêm trừ phong. Nếu huyết hư sinh phong thì dùng thuốcchữa về huyết bổ huyết còn huyết trệ sinh phong thì dùng thuốc hành huyết và muốn hành huyết thì phsir dùng kèm thuốc hành khí. Trường hợp can phong nội động phải dùng thuốc trấn kinh an thần kiêm thư can hoạt lạc để bình can tiềm dương.

1.1.2. Hàn

Có ngoại hàn và nội hàn:

- Ngoại hàn

Nguyên nhân chính là do lạnh gây ra. Lạnh làm tổn thương dương khí của cơ thể. Ở mức độ nhẹ hàn tà còn ở biểu, gây cảm mạo phong hàn sốt cao, rét run, đau đầu, đau họng, ho…Bệnh hàn có đặc điểm là ngưng trệ. Khi hàn vượt qua “biểu” vào tới tạng phủ (trúng hàn) gây tích trệ, đau tắc do huyết ứ, khí tắc. Tạng mà hàn dễ nhập vào đó là tỳ và phế.

Để điều trị các bệnh do ngoại hàn dùng thuốc tân ôn giải biểu (với cảm hàn); dùng thuốc ôn lý trừ hàn (khi hàn nhập lý).

- Nội hàn

Nguyên nhân chính là do nội tạng thiếu dương khí, đó là trường hợp tâm dương hư, biểu hiện: Chân tay giá lạnh, sợ gió. Hoặc thận hư, biểu hiện: Xương cốt, lưng gối đau lạnh, đi ngoài phân sống, ỉa chảy. khi ăn nhiều thức ăn sống lạnh cũng dễ dẫn đến hội chứng hàn.

Thuốc dùng cho chứng nội hàn thường có vị cay tính ôn nhiệt hoặc thuốc bổ dương.

1.1.3. Thử

Thử có liên quan đến hỏa, đề là chủ khí của mùa hạ. Thử là nóng là dương nhiệt, thử có tính chất chủ thăng, chủ tán. Vì vậy khi thử xâm nhập vào cơ thể làm cho tấu lý mở, ra nhiều mồ hôi làm tổn thương đến nguyên khí và tân dịch, dẫn đến đau đầu, chóng mặt bồn chồn háo khát. Nếu thử quá mạnh nhập sâu vào cơ thể gọi là trúng thử dẫn đến bất tỉnh, sốt cao, mê sảng, đờm nhiều và ảnh hưởng đến phế gây ho, khái huyết…

Thuốc dùng cho chứng thử thường có vị đắng tính bình hoặc lương. Đa phần là sinh tân chỉ khát, các thuốc thanh nhiệt giải thử như: rễ sắn dây tươi, rau má, lá sen tươi… Nếu đã trúng thử thì phải dùng thuốc giải thử, thanh nhiệt tả hỏa kiêm hóa đờm thanh nhiệt lương huyết.

1.1.4. Thấp

Thấp là ẩm thấp, là chủ khí của mùa trưởng hạ. Thấp là âm tà làm tổn thương đến dương khí. Thấp có khuyenh hướng hút vào bên trong và gắn lại nơi thấp chạy vào khó gỡ ra, khó chữa hơn phong. Có 2 loại thấp:

- Thấp ngoại:

Là thấp ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, do ẩm thấp của môi trường khí hậu nơi sinh sống hoặc nơi làm việc. Thấp tà xâm nhập vào cơ thể thường thấy ở các bộ phận bên dưới cơ thể như: Chân, các khớp đau nhức sưng phù tê bì, hoặc đau lưng, đau vai… Nếu thấp ở phần trên thì đầu có cảm giác nặng, chảy nhiều nước mắt, nước mũi; thấp ở biểu thì lúc nóng lúc lạnh.

- Thấp nội:

Bệnh thường phát sinh từ tỳ vị do ăn nhiều thức ăn tính lạnh, nhờn béo, làm cơ thể khó hấp thu, chuyển hóa, cũng có khi do cơ quan khác chuyển đến như: Bệnh hoàng đản do can đởm song ảnh hưởng đến tỳ vị gây thấp nội, thường biểu hiện: Bụng đầy trướng, buồn nôn.

Thuốc có liên quan đến các bệnh thấp như: Thuốc hóa thấp, lợi thấp và trừ thấp. Ngoài ra thấp thường đi đôi với một số chứng khác như: Phong gọi là phong thấp, đi với hàn gọi là hàn thấp, đi với nhiệt gọi là thấp nhiệt. Như vậy khi thấp đi kèm với các chứng này khi sử dụng thuốc cần có sự kết hợp hài hòa. Ví dụ như bệnh phong thấp phải kết hợp thuốc trừ phong với thuốc trừ thấp…

1.1.5. Táo

Táo là khô ráo, là chủ khí của mùa thu, tính của táo là khô, tương ứng với khí của phế. Khí phế thông với bì mao và quanheej biểu lý với đại tràng. Do đó các triệu chứng của táo gây ra với cơ thể là: Đa khô, mũi khô, môi khô, họng đau ho và đại tràng táo kết. Táo có 2 loại:

- Táo ngoại:

Là táo do khí hậu khô hanh dẫn đến, gây da khô nứt nẻ, miệng khô, chảy máu cam.

- Táo nội:

Do huyết hư, tân dịch không đầy đủ. Biểu hiện: Háo khát, tiểu tiện ít đỏ, đại tiện táo kết, hoặc da khô, xanh gầy, nhiều khi uống thuốc không đúng cũng gây ra táo nội như: Uống nhiều thuốc có vị cay tính nóng hay thuốc lợi tiểu… Hoặc ăn uống kém, ít vận động cũng gây táo nội.

Thuốc có liên quan đến các chứng táo là: Thuốc tả hạ, nhuận hạ, sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, thuốc bổ âm…

1.1.6. Hỏa

Hỏa là nhiệt ở mức cao, có liên quan đến thử, cũng là chủ khí của mùa hạ. Nắng và nóng là nguyên nhân trực tiếp gây ra chuwngas hỏa. khi mắc chứng hỏa thì tạng phủ, tan dịch khí huyết trong cơ thể bị thiêu đốt, cơ thể sốt cao, phát cuồng, hôn mê.

Các chứng phong hàn, thử thấp, táo đều có thể dẫn đến hỏa gọi là: Phong hóa hỏa, thử hóa hỏa, thấp hóa hỏa. Khi chuyển sang giai đoạn hỏa thì bệnh nặng hơn, khó chữa hơn. Triệu chứng của bệnh hỏa nói chung là: Sốt cao, mắt đỏ, mặt đỏ, môi khô nứt nẽ, miệng loét, họng lợi sưng đỏ.

1.2. Nội nhân (nguyên nhân bên trong)

Nội nhân có thất tình (bảy trạng thái, bảy nguyên nhân) của cơ thể ảnh hưởng đến việc phát sinh bệnh tật. Bảy nguyên nhân đó phản ánh bảy mức độ khác nhau của tâm lý con người. Đó là: Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh.

1.2.1. Hỷ (vui mừng)

Là một trạng thái của hoạt động tinh thần, vui mừng làm cho con người sảng khoái, phấn chấn. Nếu quá mức sẽ ảnh hưởng đến tạng tâm.

1.2.2. Nộ

Là phẫn nộ, bực tức. Nội hại can.

1.2.3. Ưu (ưu sầu) Buồn rầu hại phế

1.2.4. Tư (tư lự)

Lo âu hại tỳ

1.2.5.Bi (bi quan, chán nản) Hại phế, hại tỳ

1.2.6. Khủng (khủng khiếp) Hại tâm

1.2.7. Kinh (kinh hoàng) Hại tâm, hại thận

Nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ điều hoa được các yếu tố tâm lý nói trên, nghĩa là điều hòa được âm dương trong cơ thể, nếu không sẽ gây bệnh.

*Tóm lại: Trong hai nguyên nhân dẫn đến bệnh tật: Ngoại nhân (lục dâm) và nội nhân (thất tình) thì nội nhân vẫn là nguyên nhân chính, quyết định đến sức khỏe con người. Khi sức đề kháng của cơ thể đủ mạnh thì thời thời tiết, khí hậu dù có biến đổi cũng không dễ dàng làm cho cơ thể mắc bệnh.

2. CHẨN ĐOÁN BỆNH

Trong y học cổ truyền chẩn đoán bệnh phải được xem xét toàn diện, thầy thuốc phải nắm chắc căn bệnh của bệnh nhân để thiết lập được phương dược chuẩn xác, từ đó mới có

hiệu quả điều trị ccao. Y học cổ truyền có tứ chẩn (bốn phương pháp chẩn đoán bệnh). Tuy nhiên hiện nay có sự kết hợp với các phương tiện chẩn đoán hiện đại khác. Bốn phương pháp chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền đó là: Vọng, văn, vấn, thiết.

2.1. Vọng

Là phương pháp nhìn để khám bệnh (nhìn thần thái, nhìn sắc da, nhìn lưỡi, nhìn hình thể). Người thầy thuốc dùng mắt để quan sát, khám phá các dấu hiệu bệnh tật của bệnh nhân. Giúp phần nào trong định hướng về một loại hình bệnh nào đó.

2.2. Văn chẩn

Là phương pháp dùng tai để nghe đối với bệnh nhân (nghe âm thanh tiếng nói, nghe tiếng ho, nghe tiếng thở)

2.3. Vấn chẩn

Là phương pháp hỏi của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (hỏi về tên tuổi, nghề nghiệp, hỏi về tiền sử và triệu chứng bệnh). Nên thực hiện sau khi đã tiến hành thiết chẩn để thể hiện tính khách quan, giúp người thầy thuốc không sa vào những lời trình bày chủ quan của người bệnh.

2.4. Thiết chẩn

Còn gọi là bắt mạch, xem mạch. Phương pháp này có ý nghĩa hết sức quan trong vì đây là sự tiếp xúc trực tiếp của thầy thuốc với bệnh nhân. Đây là những thông tin mà người thầy thuốc luôn coi trọng.

Chương 4:


MỤC TIÊU


PHÉP TẮC TRỊ BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Sau khi học xong, sinh viên phải:

1. Trình bày được bát cương, bát pháp

2. Mô tả được các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh theo y học cổ truyền.

A. NỘI DUNG

1. BÁT CƯƠNG

Bát cương là 8 cương mục lớn của y học cổ truyền khái quát 8 trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể. Tám cương mục đó là: Âm – dương, hàn – nhiệt, hư – thực, bểu – lý.

1.1. Hàn

Là biểu hiện hội chứng hàn, chứng mà cơ thể rét nhiều, sốt có kèm theo rét run, chân tay giá lạnh, mặt tái, niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng, miệng không khát, đại tiện lỏng…

1.2. Nhiệt

Là biểu hiện hội chứng nhiệt. Có thể biểu hiện có sốt cao, khi sốt không rét, có khi mê sảng vật vã, mặt đỏ, môi đỏ, mắt đỏ sung huyết, lưỡi đỏ, miệng khát, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo kết…

* Trong hai cương mục hàn và nhiệt cần chú ý các trường hợp:

- Chân nhiệt giả hàn: Chính bệnh là nhiệt, song biểu hiện ra một số triệu chứng lại như hàn. Ví dụ như: Chân tay lạnh nhưng không thích sưởi ấm, không thích uống nước ấm, rêu lưỡi đen nhưng chất lưỡi đỏ chứng tỏ tà nhiệt còn ẩn nấu bên trong.

- Chân hàn giả nhiệt: Chính bệnh là hàn, song biểu hiện ra một số triệu chứng lại như nhiệt: Ví dụ: Có sốt miệng khát nhưng thích uống nước ấm, thích mặc ấm, sợ lạnh, mặt đỏ hồng. Rêu lưỡi vàng nhưng chất lưỡi nhợt nhạt.

1.3. Hư: Hư là biểu hiện chứng hư, chứng của bệnh lâu ngày, bệnh mạn tính.

1.4. Thực: Thực là biểu hiện chứng thực, chứng bệnh mới mắc, cấp tính, các triệu chứng còn rầm rộ.

1.5. Biểu: Biểu là biểu chứng, chứng bệnh còn ở phía ngoài, bệnh còn ở phần da, phần cơ nhục. Bệnh thuộc chứng biểu thường là bệnh cảm mạo.

1.6. Lý

Lý là chỉ chứng lý, chứng bệnh ở phía trong phủ tạng hoặc bệnh ở phía ngoài đã đi sâu vào kinh lạc, tạng phủ.

2. BÁT PHÁP

Là tám phương pháp chính để chữa bệnh theo y học cổ truyền. Bát pháp ở đây ý chỉ 8 phương pháp dùng trong.

2.1. Các phương pháp dùng trong

2.1.1. Phương pháp hãn

Là phương pháp làm cho ra mồ hôi, chỉ dùng với các bệnh cảm mạo, tấu lý bị vít lại, nhằm khai mở tấu lý. Phương pháp này không nên dùng cho những trường hợp hư nhược, ốm lâu ngày, phụ nữ sau khi sinh, băng huyết, mất máu, trẻ em sốt cao ra nhiều mồ hôi.

Xem tất cả 62 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí