Oda Vay Ưu Đãi, Có Yếu Tố Không Hoàn Lại Đạt Ít Nhất 25% Trị Giá Khoản Vay". [3].


17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ thì ODA được hiểu như sau.

"Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa nước CHXHCN Việt Nam với một hay nhiều Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế (gọi tắt là Nhà tài trợ), bao gồm các hình thức cung cấp chủ yếu sau đây:

1. ODA không hoàn lại.

2. ODA vay ưu đãi, có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% trị giá khoản vay". [3].

Như vậy, TDNM và ODA có nhiều điểm khác nhau về cơ bản. Thứ nhất đối tượng cấp ODA (bên cho vay) thông thường là chính phủ các nước đã phát triển hoặc các định chế tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)... Trong khi đó đối tượng cấp TDNM là các ngân hàng thương mại của các nước có doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai là đối tượng được cấp tín dụng (bên đi vay) của TDNM thường là các doanh nghiệp có dự án phát triển có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài. Trong khi đó, bên đi vay của tín dụng hỗ trợ phát triển thường là chính phủ nước nhận viện trợ (chính phủ các nước đang và kém phát triển) hoặc tổ chức được chính phủ nước đó ủy nhiệm hoặc chỉ định làm

đầu mối tiếp nhận nguồn viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức. Thứ ba là ODA bao giờ cũng có yếu tố không hoàn lại (ít nhất là 25%), tức là bên cho vay cho vay không hoàn lại đối với bên nhận tín dụng. Trong khi đó thì TDNM thì không có yếu tố không hoàn lại mặc dù được hưởng các điều kiện tín dụng ưu

đãi hơn so với tín dụng thương mại thông thường nhưng vẫn phải hoàn trả tiền vay gốc và tiền lãi đầy đủ cho bên cho vay. Thứ tư là TDNM luôn gắn với một hợp đồng mua hàng hóa dịch vụ cụ thể (tức là bên mua có ký HDTMNK hàng hóa, dịch vụ với doanh nghiệp nước cấp tín dụng) trong khi đó tín dụng hỗ trợ phát triển không cần phải gắn với một hợp đồng mua bán cụ thể mà chỉ cần có


đối tượng tài trợ xác định với một chương trình tài trợ cụ thể. Thứ năm là TDNM luôn phải có bảo lãnh của chính phủ và bảo hiểm tín dụng trong khi đó ODA thì có thể có yêu cầu phải có bảo lãnh của chính phủ và bảo hiểm tín dụng (nhưng không phải là bắt buộc).‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.1.7 Sự khác nhau giữa Tín dụng người bán (Supplier Export Credit) và tín dụng người mua (Buyer Export Credit)

Sự khác nhau chủ yếu giữa tín dụng người bán (sau đây gọi là ‘‘TDNB’’) và TDNM là đối với TDNB thì chính người bán hàng hóa, dịch vụ (nhà xuất khẩu hàng hóa dịch vụ) cho người mua hàng hóa, dịch vụ (nhà nhập khẩu) vay tín dụng để có tiền trả cho HDTMNK hàng hóa dịch vụ, trong khi

Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 4

đó đối với tính dụng người mua thì nhà nhập khẩu vay khoản TDNM qua một ngân hàng độc lập theo khung TDNM (buyer’s credit) để có tiền trả cho hợp

đồng nhập khẩu. Sự khác biệt về chủ thể cấp tín dụng là sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại tín dụng này. Thông thường thì để cấp được khoản TDNB cho nhà nhập khẩu thì nhà xuất khẩu có hai cách lựa chọn: (i) hoặc là cấp tín dụng trả chậm cho nhà nhập khẩu (đây là cách trước đây hay dùng để cho phép các nhà nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trả chậm trong vòng 6 tháng

đến 2 năm) hoặc là (ii) nhà xuất khẩu đi vay tín dụng từ Chính phủ nước mình hoặc ngân hàng nước mình do Chính phủ ủy nhiệm để cho vay lại đối với nhà nhập khẩu. Trong trường hợp thứ nhất thì khoản cho vay trả chậm này thường có thời hạn tín dụng ngắn và lãi suất không hấp dẫn. Đối với trường hợp thứ hai thì do nhà xuất khẩu được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nước mình nên có thể vay được khoản vay có thời hạn dài hơn (đến dài hạn trên 5 năm) với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra khi cho nhà nhập khẩu vay lại thì nhà xuất khẩu, với tư cách là bên cho vay, có thể tính thêm một phần lãi suất thêm cho mình trên khoản vay đó (thể hiện công khai thông qua lãi suất hoặc ẩn qua các chi phí của khoản cho vay lại).


Điểm khác biệt thứ hai giữa TDNB và TDNM là trong TDNM thì có sự dịch chuyển một khối lượng tiền tệ nhất định từ ngân hàng cung cấp tín dụng trực tiếp chuyển sang cho nhà xuất khẩu (theo quy định của hợp đồng tín dụng phù hợp với hợp đồng thương mại) còn đối với TDNB thì không có sự dịch chuyển dòng tiền mà chỉ là sự ghi nhận nợ về mặt chứng từ giữa bên cấp tín dụng và bên đi vay phù hợp với hợp đồng tín dụng. Tức là khi đến hạn trả tiền theo hợp đồng thương mại thì giữa bên bán và bên mua sẽ hình thành một quan hệ nợ trong đó bên mua đồng thời là bên nhận nợ và bên bán đồng thời là bên cho vay. Cùng thời điểm đó thì quan hệ thanh toán theo hợp đồng thương mại cũng được ghi nhận là bên bán đã nhận tiền thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ đối với bên mua kể từ thời điểm bên mua (bên vay) nhận nợ đối với bên bán (Bên cho vay).‌‌

1.2 TổNG QUAN Về HợP ĐồNG TíN DụNG NGƯờI MUA

1.2.1 Định nghĩa Hợp đồng tín dụng người mua

HĐTDNM (sau đây gọi là ‘‘HĐTDNM’’) là một thỏa thuận cấp tín dụng mang tính quốc tế giữa Bên cho vay tín dụng của quốc gia này và Bên đi vay tín dụng của quốc gia theo đó Bên cho vay cho Bên đi vay một khoản tiền

để trả cho hàng hóa và/hoăc dịch vụ nhập khẩu trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của bên cho vay cũng như bên vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ lãi và nợ gốc, điều kiện đảm bảo cho khoản vay, thời gian và cách thức hoàn trả vốn vay..v.v.

1.2.2 Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng tín dụng người mua

1.2.2.1 Chủ thể Hợp đồng tín dụng người mua

Điều khoản về chủ thể của HĐTDNM thường được thể hiện tại đoạn

đầu của HĐTDNM. Theo đó Bên cho vay là người cấp tín dụng cho Bên đi vay. Bên cho vay có thể là một ngân hàng, một tổ chức tín dụng đơn lẻ hoặc hoặc tổ hợp ngân hàng (sydication) cùng cho vay một đối tượng. Trong mọi trường hợp (từng) Bên cho vay đều phải là doanh nghiệp được thành lập và


hoạt động hợp pháp, có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cấp tín dụng cho khách hàng. Khi xem xét về năng lực chủ thể của Bên cho vay, người ta thường căn cứ vào quy định của luật pháp của nước nơi tổ chức tín dụng, ngân hàng đó được thành lập (hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân – Lex societatis) [10, tr. 77] mặc dù luật điều chỉnh có thể là luật của một nước khác.

Đối với trường hợp Bên cho vay là tổ hợp ngân hàng thì thông thường phải xác định rõ tỷ lệ phần trăm tham gia cho vay của các ngân hàng tham gia tổ hợp để xác định rõ trách nhiệm của Bên cho vay đối với Bên đi vay. Trong

điều khoản về Bên cho vay thường xác định rõ vai trò của Bên cho vay là ngân hàng đầu mối thu xếp vốn (Lead Arranger) của khoản vay. Điều đó xác định rằng Bên cho vay có vai trò là đầu mối thu xếp khoản tín dụng cho Bên đi vay (điều này còn liên quan đến việc Bên cho vay được hưởng chi phí thu xếp vốn

- arrangement fee).

Bên đi vay thường là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo luật pháp của nước nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, có đầy đủ năng lực chủ thể đủ điều kiện vay tín dụng theo quy định của luật pháp nước nhập khẩu. Liên quan đến vấn đề năng lực chủ thể của Bên đi vay, HĐTDNM còn có các điều khoản về khai báo và đảm bảo bảo trong đó Bên đi vay cam kết rằng: (i) Bên đi vay là doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp theo luật pháp của nước nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, (ii) Bên đi vay có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) để (1) thực hiện hoạt

động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, (2) để đi vay và giao kết hợp đồng tín dụng với Bên cho vay. Điều khoản này có liên quan chặt chẽ đến tư cách chủ thể của Bên đi vay bởi vì trong trường hợp Bên đi vay vi phạm điều khoản này (có nghĩa là các yếu tố để đảm bảo năng lực chủ thể của Bên đi vay bị ảnh hưởng) thì Bên cho vay có quyền đình chỉ việc giải ngân và thúc nợ (yêu cầu


Bên đi vay phải trả nợ ngay lập tức tất cả các khoản nợ cho đến thời điểm thúc nợ).

1.2.2.2 Giá trị khoản vay

Điều khoản về giá trị khoản vay của HĐTDNM quy định số tiền cụ thể mà Bên cho vay cho vay đối với Bên đi vay theo HĐTDNM. Đây là một một nội dung bắt buộc phải có của bất kỳ hợp đồng tín dụng nào. Như đã đề cập ở trên, TDNM cấp tín dụng để chi trả cho việc mua hàng hóa và/hoặc dịch vụ

được quy định trong Hợp đồng thương mại giữa Bên bán hàng (Bên xuất khẩu) và Bên mua hàng (Bên nhập khẩu). Do đó, giá trị khoản vay được quy định trong HĐTDNM có liên quan chặt chẽ đến giá trị của Hợp đồng thương mại Bên bán hàng (Bên xuất khẩu) và Bên mua hàng (Bên nhập khẩu). Thông thường giá trị khoản vay không vượt quá 85% giá trị của Hợp đồng thương mại. Trong trường hợp mà Bên cho vay cho vay cả tiền phí bảo hiểm và tiền lãi trong thời gian xây dựng thì giá trị khoản vay được cộng thêm cả giá trị tiền phí bảo hiểm và tiền lãi ước tính phát sinh và các giá trị này phải được quy định rõ trong HĐTDNM. Điều khoản này ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Bên cho vay phải giải ngân cho vay số tiền lên đến số tiền của giá trị khoản vay đồng thời cũng buộc Bên đi vay phải vay số tiền đó. Điều khoản này cũng thường quy định rõ về mục đích sử dụng số tiền vay để đảm bảo rằng Bên đi vay không sử dụng tiền vay vào mục đích khác mà Bên cho vay không kiểm soát được.

1.2.2.3 L∙i suất và các loại phí liên quan

a) Lãi suất:

Lãi suất là yếu tố cơ bản của bất kỳ khoản tín dụng nào. Theo định nghĩa về lãi suất tại Từ điển Bách khoa Toàn tư trên mạng www.wikipedia.org thì “Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất còn là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được


đối với việc trì hoãn chi tiêu. [39]. Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gửi, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, v.v. Đối với lãi suất tiền vay thì người ta thường phân ra các loại như lãi suất đơn, lãi suất kép, lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

HĐTDNM có thể áp dụng lãi suất cố định (mức lãi suất được cố định trong suốt thời hạn tín dụng) hoặc mức lãi suất thả nổi (mức lãi suất biến động theo một nguyên tắc nhất định trong thời hạn tín dụng). Thông thường các HĐTDNM bao giờ cũng có điều khoản riêng biệt quy định về cách tính lãi, kỳ trả lãi và thời hạn trả lãi. Ví dụ đối với Hợp đồng tín dụng dài hạn trên 10 năm thì thông thường Bên đi vay được hưởng khoản thời gian ân hạn là thời gian xây dựng của Dự án (thông thường khoảng 3 năm). Trong thời gian này Bên đi vay không phải trả nợ gốc nhưng vẫn phải trả lãi. Tiền lãi sẽ được tính trên số dư tín dụng của Hợp đồng vay tương ứng với số ngày chính xác của bất kỳ kỳ tính lãi nào. Kỳ tính lãi được phân thành hai loại là kỳ tính lãi trong thời gian giải ngân và kỳ tính lãi trong thời gian trả nơ. Trong thời gian giải ngân thì kỳ tính lãi được tính 6 tháng một lần ngược trở lại kể từ một thời điểm cụ thể mà ngân hàng chốt là ngày bắt đầu trả nợ gốc. Còn trong kỳ trả nợ thì kỳ tính lãi

được tính sáu tháng một lần tính từ ngày bắt đầu trả nợ gốc. Tiền lãi sẽ được trả vào ngày cuối cùng của mỗi kỳ tính lãi cho bất kỳ kỳ tính lãi nào.

Ngoài vấn đề lãi suất, HĐTNNM cũng quy định rất chi tiết về việc quyết định mức lãi suất (trong trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi), phương thức tính lãi thả nổi cụ thể vào mỗi thời điểm tính lãi, vấn đề hoán đổi lãi suất từ thả nổi sang cố định và ngược lại cũng như vấn đề lãi phạt chậm thanh toán.2 Nói chung, vì lãi suất (cùng với các loại phí) chính là giá của khoản vay nên đây là một điều khoản bắt buộc phải có trong HĐTDNM và là một trong những điều khoản có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong HĐTDNM. Nếu không


2 Về các vấn đề liên quan đến lãi suất, xem thêm Hồ sơ vay vốn Dự án xi măng Cẩm phả, Tổng công ty VINACONEX


có điều khoản này thì HĐTDNM không thể có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Bên đi vay. Điều khoản này cho phép Bên cho vay được hưởng thanh toán tiền lãi và các lợi ích khác có liên quan từ Bên đi vay đồng thời đây cũng là nội dung quan trọng để Bên bảo lãnh xác định trách nhiệm bảo lãnh của mình đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của Bên đi vay.

b) Các loại phí có liên quan

* Phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

Như đã phân tích ở phần trên, các Bên cho vay của HĐTDNM đều yêu cầu phải có bảo hiểm tín dụng để đảm bảo cho Bên cho vay tránh được các rủi ro tín dụng khi cho vay. Tùy theo tính chất của từng giao dịch, phí bảo hiểm tín dụng có thể được tính gộp vào trong số tiền vay gốc của khoản vay hoặc

được Bên đi vay chi trả riêng cho Bên bảo hiểm thông qua Bên cho vay. ý nghĩa pháp lý của quy định về phí bảo hiểm tín dụng là Bên đi vay đồng ý chi trả một khoản tiền riêng (ngoài tiền lãi, các loại phí khác theo quy định của Bên cho vay) cho Bên bảo hiểm (trực tiếp trả cho Bên bảo hiểm hoặc thông qua Bên cho vay). Về bản chất phí bảo hiểm là một bộ phận cấu thành của giá khoản vay. Thông thường thì Bên cho vay mua bảo hiểm tín dụng riêng và tính vào chi phí đối với Bên đi vay dưới hình thức lãi vay tín dụng. Tuy nhiên, do chi phí này tương đối lớn (thường lên đến 9%-11% giá trị hợp đồng vay) nên Bên đi vay thường tách ra thành một điều khoản riêng (vì nếu gộp vào trong lãi vay thì không mang tính cạnh tranh về lãi suất so với các khoản vay khác). Đây là một đặc điểm nổi bật của HĐTDNM so với các hợp đồng tín dụng thông thường khác.

* Các loại phí khác:

Trong khung TDNM, Bên đi vay, ngoài phải trả tiền lãi vay và phí bảo hiểm tín dụng, còn phải thanh toán các loại phí và phụ phí có liên quan bao gồm: (i) phí cam kết, (ii) phí quản lý, (iii) phí bảo lãnh (để Chính phủ Việt Nam cấp bảo lãnh), (iv) chi phí cho tư vấn độc lập, (v) các loại phí khác. Các


loại phí này, cùng với tiền lãi vay và phí bảo hiểm tín dụng, cấu thành nên toàn bộ chi phí của khoản vay. Do đó, khi thực hiện giao dịch vay TDNM thì Bên đi vay không chỉ xem xét vào lãi suất, mức phí bảo hiểm mà còn phải quan tâm đến các mức phí có liên quan vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá khoản vay (all-in cost) và là yếu tố cơ bản để đánh giá các chỉ số tài chính của khoản vay (có nghĩa là Bên đi vay không nên chỉ căn cứ vào mức lãi suất khi quyết định có đi vay hay không).

1.2.2.4 Thuế và các nghĩa vụ về thuế:

Nhìn chung, HĐTDNM bảo vệ quyền lợi của Bên cho vay khi quy định rằng tất cả các khoản thanh toán nào mà Bên đi vay có nghĩa vụ phải thanh toán theo HĐTDNM sẽ được chi trả không có bất kỳ khoản thuế, nghĩa vụ về thuế và bất kỳ khoản giữ lại nào. Hợp đồng cũng quy định trong trường hợp các khoản thanh toán mà Bên đi vay có nghĩa vụ phải thanh toán bị khấu trừ bất kỳ khoản thuế, nghĩa vụ thuế và/hoặc bất kỳ khoản giữ lại nào tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ nước nào mà từ đó hoặc qua đó các khoản thanh toán đó

được thực hiện theo quy định của HĐTDNM thì Bên đi vay sẽ phải tăng số tiền của khoản thanh toán đó lên một mức sao cho sau khi đã khấu trừ khoản thuế, nghĩa vụ thuế và/hoặc khoản giữ lại đó thì các Bên cho vay sẽ nhận được một số tiền tương đương với khoản tiền mà đáng ra Bên cho vay sẽ phải nhận

được nếu không có việc khấu trừ nghĩa vụ thuế như vậy. Tóm lại, trong mọi trường hợp thì số tiền thu nhập mà Bên cho vay thu được từ giao dịch TDNM sẽ là số tiền thu nhập thuần (net) và không bao gồm các loại thuế. Nếu bị đánh thuế thì Bên đi vay phải chịu khoản thuế này chứ Bên cho vay không chịu.

1.2.2.5 Các điều kiện tiên quyết giải ngân

Sau khi ký HĐTDNM, không phải đương nhiên Bên cho vay sẽ giải ngân cho vay ngay đối với Bên cho vay mà Bên đi vay cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định do Bên cho vay quy định trong Hợp đồng và được

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí