Dược học cố truyền - 7

- Giảm tính bền vững cơ học của vị thuốc, tăng khả năng giải phóng hoạt chất do tế bào hút nước và trương nở.

- Làm mềm dược liệu, giúp cho việc phân chia (bào, thái..) được dễ dàng.

- Bảo quản thuốc.

2.2.2. Các phương pháp thủy chế

2.2.2.1. Ngâm

Là cho dược liệu ngâm vào trong nước hay dịch phụ liệu một thời gian, sau đó gạn bỏ dịch (tùy theo mục đích điều trị hay chế biến mà chọn dịch phụ liệu).

* Dịch ngâm

Dịch ngâm có bản chất chung là dịch nước, là dung môi có độ phân cực lớn (80,37) có thể hòa tan các thành phần hóa học có độ phân cực cao (thân nước). Dịch ngâm có độ pH khác nhau có thể làm thay đổi độ tan các chất hóa học khác nhau.

Một số dịch ngâm thường dùng:

- Dịch ngâm có pH trung tính: Nước, dịch nước bồ kết, cam thảo, gừng, đậu đen.

- Dịch ngâm có pH acid: Giấm, nước, phèn chua.

- Dịch ngâm có pH thay đổi như:

+ Dịch nước vo gạo sau khi ngâm 1 ngày có thể chuyển từ pH trung tính sang pH acid do bị lên men.

+ Nước đồng tiện sau khi ngâm 1 ngày có thể chuyển từ pH trung tính sang pH kiềm do

NH3.

Khả năng hòa tan của một số thành phần hóa học có trong dược liệu trong dịch ngâm.


STT

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

MÔI TRƯỜNG DỊCH NGÂM

TRUNG

TÍNH

ACID

BASE

1

Alcaloid (dạng muối)

T

T

-

2

Alcaloid (dạng base)

-

-

-

3

Glycosid (dạng kết hợp)

T

T

T

4

Glycosid (dạng tự do)

-

-

-

5

Coumarin

T

T

-

6

Tanin

T

T

T

7

Acid hữu cơ

T

T

T

8

Đường

T

T

T

9

Vitamin (tan trong nước)

T

T

T

10

Vitamin (tan trong dầu)

-

-

-

11

Pectin

T

T

T

12

Chất nhầy

T

T

T

13

Chất béo

-

-

-

14

Nhựa

-

-

-

15

Tinh dầu

-

-

-

16

Tinh bột

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Dược học cố truyền - 7

Gôm

-

-

-

17


* Chú thích: T là khả năng hòa tan

Một số thành phần hóa học khả năng hòa tan còn phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố khác nhau.

* Thời gian ngâm:

Phụ thuộc vào từng vị thuốc cụ thể

- Ngâm đến khi dịch ngâm được ngấm hoàn toàn vào vị thuốc

- Cùng một vị thuốc nhưng mùa đông ngâm kéo dài hơn mùa hè

- Ngâm để đạt mục đích riêng.

Ví dụ

Phụ tử ngâm đến khi mất vị tê, cay

Bán hạ ngâm đến khi hết “nhân trắng đục” Hoài sơn ngâm đến khi nước ngấm đều toàn bộ

2.2.2.2 Ủ

Dùng nước hay dịch phụ liệu tẩm vào vị thuốc vài giờ đến vài ngày, dùng vải ủ đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật riêng.

- Ủ để tăng tác dụng trị bệnh nhờ tác dụng hiệp đồng giữa thuốc và phụ liệu.

Ví dụ

+ Bán hạ ủ tẩm dịch nước cam thảo, gừng để tăng tác dụng chỉ ho, hóa đờm, chống nôn.

+ Hoàng kì tẩm mật ong để tăng tác dụng nhuận bổ…

- Ủ để len men: thời gian ủ khác nhau thùy thuộc vào từng vị thuốc cụ thể, ủ đến khi có lớp mốc mọc đều, mốc có thể có màu trắng hoặc vàng.

Ví dụ

+ Địa hoàng chế thành sinh địa

+ Chế thần khúc

+ Chế bán hạ

- Ủ làm mềm thuốc: thuận lợi cho việc phân chia thuốc.

2.2.2.3. Tẩy rửa

Tẩy: Dùng rượu để dầm, tẩm vào thuốc

Rửa: Dùng nước để rửa sạch các tạp chất cơ học.

2.2.2.4. Thủy phi

Thủy phi là phương pháp tán thuốc ở trong nước thành dạng bột mịn, thường áp dụng với một số vị thuốc có nguồn gốc là khoáng vật như chu sa (thần sa).

Mục đích:

Tránh sụ tăng nhiệt độ trong khi tán do ma sát sinh ra Thu được bột thuốc nhỏ mịn

Tránh được bay bụi thuốc

Cách chế: Cho vị thuốc vào cối sành hoặc sứ, cho nước vào nghiền kỹ, khuấy đều, vớt bỏ tạp chất, gạn lấy dịch nước đục có chứa các hạt thuốc nhỏ mịn. Cho thêm nước, tiếp tục nghiền cắn lắng ở dưới, rồi gạn lại. Làm nhiều lần như vậy đến khi thu được toàn bộ thuốc.

Để bột thuốc lắng xuống, gạn bỏ nước trong. Bột thu được mang phơi đến khi khô (có thể dùng rượu thay thế nước).

2.3. Thủy hỏa hợp chế (phương pháp chế biến phói hợp nước và lửa)

Thủy hỏa hợp chế là phương pháp sử dụng sự tác động của nước ở nhiệt độ sôi.

2.3.1. Chưng

Đun cách thủy vị thuốc với nước hay dịch phụ liệu

2.3.1.1. Mục đích:

Chuyển hóa thuốc trong điều kiện nước ở nhiệt độ cao khoảng 1000C Ví dụ: Chưng sinh địa thành thục địa

Giảm tác dụng phụ của thuốc

Ví dụ: Hoàng tinh có vị ngứa, chưng thành thục hoàng tinh có vị ngọt, hết ngứa.

2.3.1.2. Cách chế

Thuốc dùng dịch phụ liệu cho vào nồi nhỏ. Tất cả được đặt trong nồi to có chứa nước. Đun đến khi đạt tiêu chuẩn và quá trình đun cần bổ sung dịch phụ liệu vào thuốc và nước ở nồi ngoài.

2.3.1.3. Thời gian chưng:

Cổ truyền: Chưng theo phương pháp “cửu chưng, cửu sái” ( 9 lần chưng, 9 lần phơi; đêm thì chưng, ngày thì phơi)

Hiện nay: Chưng liên tục 3 ngày, 3 đêm, phơi (hoặc sấy). Tẩm đến khi hết dịch chưng thì phơi, sấy đến khô.

Ví dụ: Chế thục địa, hoàng tinh.

Chú ý: Nếu chưng không đủ thời gian thì vị thuốc dễ bị mốc, nếu chưng đủ thời gian, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì vị thuốc thơm, bảo quản được lâu, ít bị mốc mọt.

2.3.2. Trích

Trích là phương pháp tẩm vào vị thuốc một hay nhiều loại dịch phụ liệu, ủ đế khi thấm đều thì sao hoặc nướng. Việc lựa chọn dịch phụ liệu cụ thể cho từng vị thuốc dựa trên cơ sở lý thuyết của học thuyết ngũ hành.

2.3.2.1 Mục đích

- Tăng tác dụng trị bệnh

Ví dụ

+ Bán hạ trích dịch nước gừng để tăng tác dụng chống nôn, trích dịch cam thảo để tăng tác dụng long đờm, giảm ho.

+ Bạch truật trích mật ong để tăng tác dụng nhuận, kiện tỳ, bổ khí.

- Thay đổi tính vị, khuynh hướng tác dụng của thuốc.

Ví dụ

+ Tăng tính ấm, gairm tính hàn, giảm tính ứ trệ của thuốc dùng: dịch nước sinh khương, cồn sa nhân, rượu.

+ Giảm tính ráo (khô), tăng tính nhuận của thuốc dùng nước vo gạo, nước cam thảo, nước đậu đen, đồng tiện, mật ong, sữa.

+ Tăng tác dung thăng của thuốc thì chế với rượu.

+ Tăng tác dụng thu liễm giảm đau thì chế với giấm

+ Tăng tác dụng trầm giáng thì chế với nước muối

- Thay đổi độ pH của môi trường: pH ảnh hưởng đến độ tan của thành phần hóa học trong thuốc. Nhiều dịch độ pH khác nhau, khí tẩm vào thuốc sẽ làm thay đổi pH của thuốc.

2.3.2.2. Phụ liệu trích

Phụ liệu thường được chế dưới dạng dịch nước, dịch cồn, dung dịch. Một số dịch phụ liệu thường dùng: Nước gừng, rượu sa nhân, nước cam thảo, nước vo gạo, nước đậu đen, hước hoàng thổ, bích thổ, dịch mật ong, dung dịch nước muối, giấm, rượu.

2.3.3. Đồ

Dùng hơi nước đun sôi để làm mềm thuốc, phân tán mùi vị khó chịu của thuốc hoặc làm chín thuốc, ổn định thuốc.

Chú ý: những vị thuốc có hoạt chất là các chất bay hơi như tinh dầu thì không được đồ.

2.3.4. Nấu (đun, chử)

Cho vị thuốc nấu trực tiếp với nước hay dịch phụ liệu đến khi ngấm đều vào thuốc.

2.3.5. Sắc (tiển)

Nấu thuốc nhiều lần, thu dịch nấu, gộp lại, cô đặc để dùng.

Sác thuốc thường dùng cho chiết xuất thuốc thang hoặc cao thuốc. Thuốc thang có 2 phương pháp sắc:

- Văn hỏa: Sắc thuốc nhỏ lửa, thời gian nấu kéo dài 1-4 giờ, thường áp dụng cho thuốc có cấu trúc rắn, chắc như các bài thuốc bổ. văn hỏa để thu vị của thuốc.

- Vũ hỏa: Sắc thuốc lửa to, dịch thuốc sôi mạnh, thời gian đun khoảng 15-30 phút. Vũ hỏa thường áp dụng sắc các thang thuốc có chứa tinh dầu như: Quế chi thang, tang cúc ẩm… các bài thuốc có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí trệ. Vũ hỏa để khi thu khí của thuốc.

2.3.6. Tôi

Tôi là phương pháp nung vị thuốc ở nhiệt độ caco, rồi nhúng vào nước hay ịch phụ liệu. Tôi thường áp dụng đối với những vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật như: Cửu khổng, mẫu lệ, trân châu mẫu.

Tôi nhằm mục đích

- Giảm độ bền cơ học của thuốc

- Giảm thành phần hóa học bất lợi sinh ra trong quá trình nung.

Ví dụ: Nung thời gain dài mẫu lệ, cửu khổng thì có thể hình thành CaO, nấu sắc hoặc hòa tan bằng nước tạo thành Ca(OH)2. Tôi trong giấm để trung hòa Ca(OH)2

2.4. Một số phương pháp chế biến khác

2.4.1. Rán dầu

Rán dầu là phương pháp đun thuốc trong dầu thực vật

2.4.1.1. Mục đích

Sử dụng sự tác động nhiệt độ cao của dầu thực vật sôi (nhiệt độ sôi của dầu thực vật khoảng 2000C).

Suwrw dụng sự tác động của dung môi có độ phân cực thấp để hòa tan một số thành phần hóa học có độ phân cực thấp (thân dầu).

2.4.1.2. Một số dầu thường dùng dầu lạc, dầu vừng.

2.4.1.3. Cách chế

Đun sôi dầu, cho thuốc vào, tiếp tục đun cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Lấy thuốc ra, để chảy hết dầu, lấy giấy bản lau khô.

Ví dụ: Mã tiền (hạt) đun trong dầu sôi đến khi có màu vàng cánh gián, vị đắng nhẹ

2.4.2. Chế thuốc dạng khác (dạng bánh)

Thuốc được chế dưới dạng thuốc bánh như thần khúc, bán hạ khúc

- Công thức chung: Bột thuốc 10 – 20 phần

Bột mì 80 – 90 phần

- Qui trình chế: Thuốc (1 vị hay nhiều vị) tán thành bột khô, thêm bột mì, trộn đều với nước thành khối bột nhão, cho vào khuôn ép thành bánh 20 – 40g. Để vào chỗ râm cho đến khi có mốc mọc đều thì phơi khô kiệt.

Xem tất cả 62 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí