Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THỊ VÂN TRANG


THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hà Nội – 2017


Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THỊ VÂN TRANG


THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƯƠNG


Hà Nội – 2017

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.


Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Trần Thị Vân Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY 7

1.1. Khái quát chung về thế chấp phần vốn góp 7

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến thế chấp phần vốn góp 7

1.1.2. Bản chất của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty 13

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của tài sản thế chấp là phần vốn góp theo pháp luật Việt Nam 15

1.2. Vai trò của hoạt động thế chấp tài sản là phần vốn góp đối với doanh nghiệp

................................................................................................................................ 20

1.3. Hệ thống pháp lý về hoạt động thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 22

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY 27

2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay 27

2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp phần vốn góp trong công ty 29

2.2.1. Đối tượng thế chấp phần vốn góp trong công ty 33

2.2.3. Nội dung hợp đồng về thế chấp phần vốn góp 36

2.2.4. Quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp phần vốn góp trong công ty 39

2.2.5. Hệ quả của thế chấp và Xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp 43

2.3. Đánh giá thực trạng thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam 54

2.3.1. Những kết quả đạt được 54

2.3.2. Hạn chế 56

2.3.3. Nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY 66

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản là phần vốn góp và hoạt động xử lý tài sản 66

3.1.1. Các yêu cầu cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo định hướng của

Đảng và nhà nước 66

3.1.2. Hoàn thiện quy định về thế chấp phần vốn góp nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển trong và ngoài nước 69

3.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam 71

3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý 77

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

11. ........................................................................................................................... 83

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS : Bộ luật dân sự

LDN : Luật Doanh nghiệp

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho các quốc gia phải tăng cường mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế trên tất cả các mặt. Hội nhập và tham gia vào sân chơi của thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của từng nước.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các giao dịch dân sự, thương mại được xác lập ngày càng nhiều thì các tranh chấp, kiện tụng cũng theo đó ngày một gia tăng. Theo đó, hoạt động thế chấp quyền tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng được xem là một trong những công cụ pháp lý căn bản, mang hiệu quả cao nhằm hạn chế nhưng rủi ro phát sinh từ những giao dịch vay vốn, tín dụng. Đồng thời, hoạt động này có tác động mạnh mẽ đối với doanh nghiệp nhằm góp phần giúp doanh nghiệp có sự linh động trong nguồn vốn để có thể vận hành một cách dễ dàng hơn.

Những năm gần đây, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo tiền đề cho việc phát triển các mối quan hệ có liên quan đến thế chấp trong những giao dịch dân sự, thương mại, đặc biệt trong các quan hệ cấp tín dụng. Vậy hành lang pháp lý cho các quan hệ thế chấp nói chung và thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp nói riêng đã thực sự an toàn, hiệu quả. Đồng thời, quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền trong quan hệ đã được bảo đảm hay chưa? Cho đến thời điểm này, các văn bản pháp luật đã được ban hành như: BLDS năm 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Đất Đai năm 2013, Luật kinh doanh Bất động sản năm 2014…và đặc biệt sự ra đời của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng

02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm nói chung và quan hệ thế chấp nói riêng. Các dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật đăng ký Bất động sản đang trong quá trình hoàn thiện.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về phần vốn góp và thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp còn phát sinh mâu thuẫn, không mang tính thống nhất. Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các quy định của pháp luật về thế chấp phần vốn góp để hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như phát hiện những điểm bất cập nhằm hoàn thiện chúng là một công việc thực sự cần thiết và cấp bách.

Liên quan đến nội dung giao dịch đảm bảo nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan. Đối với giao dịch đảm bảo thì có sự nghiên cứu tương đối nhiều, có thể kể đến như: Sách chuyên khảo của tập thể tác giả do Tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội. Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Sách chuyên khảo của PGS.TS Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ -Bản án và bình luận bản án, Tập 1&2, NXB Chính trị quốc gia. Đề tài khoa học, 2010, Lý luận và thực tiễn về biện pháp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay trong các hợp đồng tín dụng của Trường Đại học Luật Hà Nội, do Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Yến làm chủ nhiệm đề tài. Nhận tài sản bảo đảm là phần vốn góp: Từ quy định pháp luật đến thực tiễn của Thạc sĩ Bùi Đức Giang - Công ty Luật Audier and

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023