- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều hóa chất tổng hợp, nhiều chất thải khó bị phân hủy sinh học...
Các chất gây ô nhiễm không chỉ gây tác hại nhất thời, trong giới hạn hẹp mà chúng có thể diễn biến phức tạp về mặt không gian và thời gian. Chính vì vậy:
“Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của không khí, nước hoặc đất mà nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sống còn hoặc những hoạt động của con người, hoặc những hình thức của cuộc sống mà không ai ưa thích”.
Chất ô nhiễm là những chất hoặc những nguyên tố có khả năng làm biến đổi môi trường đang trong lành, sạch đẹp trở nên độc hại hoặc không có lợi cho sức khỏe của con người. Chất ô nhiễm có thể tồn tại ở thể rắn (các dạng chất thải ở thể rắn), chất lỏng (các chất thải ở thể lỏng của ngành dệt nhuộm, rượu, các dung môi...), chất khí (NO2 từ khói thải giao thông, CO từ đốt cháy, SO2...), các kim loại nặng (như đồng, chì, cadimi...) có khi ở thể hơi, có khi ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian. Chất ô nhiễm có thể là một chất, hai hoặc nhiều chất cùng tác động vào một môi trường và làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho sức khỏe của con người và sinh vật.
Một chất gây ô nhiễm tồn tại trong môi trường ở một hàm lượng nào đó thì sẽ trở nên độc. Chất độc trong môi trường có 3 dạng:
- Chất độc do bản chất (gây độc cho cơ thể sinh vật ở bất cứ liều lượng nào, người ta còn gọi đây là chất độc tự nhiên)
- Chất độc không bản chất
- Chất độc theo liều lượng (chỉ gây độc khi đạt đến một liều lượng nhất định trong môi trường)
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Sinh Vật Đối Với Sự Sống Trên Trái Đất
- Du lịch sinh thái - 12
- Phân Loại Môi Trường Theo Vị Trí Địa Lý, Độ Cao:
- Du lịch sinh thái - 15
- Du lịch sinh thái - 16
- Du lịch sinh thái - 17
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Dạng chất độc thứ hai và thứ ba người ta thường gọi chung là chất độc không bản chất
5.2.2 Phân loại ô nhiễm
Dựa vào đối tượng chịu tác động của ô nhiễm người ta chiathành: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm biển và đại dương, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm do tiếng ồn...
Dựa vào tính chất hoạt động, người ta chia thành 4 nhóm:
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch...).
- Ô nhiễm môi trường do quá trình giao thông vận tải
- Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt (vứt rác, đổ nước thải sinh hoạt bừa bãi...)
- Ô nhiễm do tự nhiên (núi lửa phun, gió xoáy...) Dựa vào sự phân bố không gian, có 3 nhóm
- Ô nhiễm dạng điểm (ống khói nhà máy, điểm xã nước thải của nhà máy...), gây ô nhiễm cố định
- Ô nhiễm dạng đường (xe cộ lưu thông gây ô nhiễm di động)
- Vùng ô nhiễm (vùng thành thị, khu công nghiệp...) gây ô nhiễm lan tỏa trên diện rộng.
Phân chia theo nguồn gây ô nhiễm có
- Nguồn sơ cấp là ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường
- Nguồn thứ cấp, chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
5.3 SUY THOÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
5.3.1 Ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt động du lịch
Du lịch đã được chứng minh là ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo WTTC, chỉ đến năm 1993 ngành du lịch đã sản sinh ra 3,5 ngàn tỷ USD cho thu nhập thế giới; ngoài ra ngành lữ hành và du lịch còn tạo công ăn việc làm cho 127 triệu người và ước lượng các con số như trên sẽ tăng gấp đôi tính đến năm 2005.
Ngành du lịch và lữ hành đã thúc đẩy sự phát triển cả về mặt chất và mặt lượng về các loại phương tiện giao thông. Số lượng các phương tiện đưa vào lưu thông ngày một nhiều hơn, đường sá càng được mở rộng hơn, dài hơn, nhiên liệu được sử dụng nhiều hơn, khói thải nhiều hơn, các chất thải sinh hoạt (thể rắn, lỏng, khí) từ du lịch diễn biến phức tạp hơn, các sinh vật hoang dã bị săn bắn mãnh liệt hơn... và cuối cùng là suy thoái, ô nhiễm môi trường sẽ diễn biến phức tạp hơn. Lấy ví dụ Châu Phi vào thế kỷ 20; những cuộc đi săn vào năm 1909 của Theodore Roovelt đã mang về những cái đầu hoặc những chiếc sừng lớn nhất mà ông tìm
thấy được trong lúc săn bắt, cho đến giữa những năm 70 của thế kỷ 20 du lịch thiên nhiên vẫn chỉ để tâm vào các con thú lớn, phá hoại tới môi trường sống của động vật và phá hủy thiên nhiên. Đây là một trong những nguyên nhân của sự sút giảm về đa dạng sinh học.
Ngành công nghiệp hàng không ra đời và phát triển cũng là một trong những bước nhảy vọt trong hoạt động lữ hành, song song với đó cũng đặt ra những thách đố lớn đối với thời đại, công nghiệp hàng không một mặt đưa lữ khách đi nhanh hơn, xa hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn và không gian được thu gần hơn, mặt khác các ống khói máy bay đã không ngần ngại thải vào bầu khí quyển nhiều khói hơn, thành phần khí thải có tính nguy hại lớn hơn... đó là chưa kể đến các loại hình giao thông trên bộ, trên biển nhằm phục vụ du khách ngày một nhiều và chính điều này đã gây tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái như gây ô nhiễm bầu khí quyển (khói thải giao thông), gây ô nhiễm biển (tràn dầu, các sự cố tàu trên biển...), ô nhiễm và suy thoái đất (mở rộng đường sá, gây chai cứng đất...) và tác động vào các đới tự nhiên nhằm tạo mặt bằng xây dựng đường sá và các công trình phục vụ cho du lịch.
5.3.2 Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường
Nói chung, hoạt động du lịch đã đưa đến rất nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái. Lần lượt liệt kê một số tác động tiêu cực:
- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch... đã làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, phá vở các khu hệ động - thực vật... và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.
- Chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiểm bẩn môi trường đất và các nguồn nước trong các thủy vực
- Việc san lấp mặt bằng, phá rừng ngập mặn, đất và rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch ở các vùng ven biển, các vùng ngập, bán ngập, các vùng đới bờ... đã làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật có đời sống gắn liền với điều kiện ngập nước, ngập mặn.
- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng, tuy nhiên tựu trung vào các vấn đề sau: giảm sút đa dạng sinh học, gây ra xói
mòn và rửa trôi trên các sườn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan rộng nhanh hơn...
- Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra sự di cư đối với nhiều loại động vật nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường không khí.
- Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường.
- Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực.
- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ (ở các sân golf), cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch... có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
- Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất dòng chảy, đới bờ... và làm cho tính chất môi trường bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống.
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại như làm thay đổi tính chất mặn ở các đới bờ do việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn, gây chết nhiều loại động - thực vật... Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số vấn đề mang tính chất “nóng” xảy ra trong hoạt động du lịch, từ đó các vấn đề khác sẽ được diễn giãi một cách dễ dàng hơn.
Các tác động tiềm tàng:
Tác động tiềm ẩn lên thực vật: có thể kể đến các tác động của phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật như sau:
- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường, sử dụng các phương tiện giao thông
- Gây suy giảm giống loài
- Gây phiền nhiễu đến sự phát triển bình thường của thực vật
- Ngăn chặn sự tái sinh của các vật chất hữu cơ trong đất
- Làm giảm độ che phủ của thực vật và đa dạng sinh học
Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: tác động tiềm ẩn của phát triển du lịch và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nước, đây là kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các kênh rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang... một mặt gây ra sự suy giảm chất lượng nguồn nước, mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người. Ngoài ra, vấn đề “phú dưỡng hóa” trong môi trường nước cũng là trường hợp đáng lo ngại.
Tác động tiềm ẩn lên môi trường không khí: Tác động tiềm ẩn của du lịch lên môi trường không khí thể hiện qua các nguồn khí thải CO2, CO, SOx, NOx... từ giao thông bộ, giao thông thủy và vận chuyển hành khách trên không. Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính chất và phạm vi tác động của sự ô nhiễm...
Tác động tiềm ẩn lên động vật: hầu hết du khách quan tâm đến việc thưởng ngoạn các động vật bản địa. Từ đó sẽ tác động lên:
- Phá vỡ điều kiện sống của động vật
- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật
- Giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng
- Hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học...
Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước và môi trường đất đã có sự biến đổi không có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có chiều hướng biến đổi theo như thay đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Phát triển du lịch cần tiêu thụ cảnh quan để phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch. Nếu có sự tính toán, đánh giá tác động môi trường và quản lý một cách thận trọng thì các ảnh hưởng của du lịch lên môi trường sinh thái có thể được giảm thiểu.
5.4. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
5.4.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÀI NGUYÊN
Trong khuôn khổ của chương này, chúng ta sẽ lần lượt làm quen với một số khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên DLST. Trước khi đi vào vấn đề, cần làm rõ 2 khái niệm “tài nguyên môi trường” và “môi trường tài nguyên”.
Tài nguyên môi trường (Enviromental resources): tài nguyên môi trường là một loại tài nguyên thiên nhiên nhưng nó cũng là nguyên, nhiên vật liệu, là đầu vào của một hệ sinh thái hoặc một quá trình sản xuất nào đó. Hơn thế nữa, đôi lúc chất thải của một hệ sinh thái hoặc một quá trình A nào đó lại trở thành “nguyên, nhiên, vật liệu”, làm đầu vào cho một hệ sinh thái hoặc một quá trình B tiếp theo. Một hệ dây chuyền các nguyên, nhiên liệu đầu vào đó cũng được gọi là tài nguyên môi trường.
Vậy, “Tài nguyên môi trường là một loại tài nguyên trong đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên có mặt trong một môi trường nhất định nào đó mà nó tham gia vào các quá trình hoạt động của môi trường đó”.
Môi trường tài nguyên (Environment of resources): trước hết, nó là một môi trường hoàn chỉnh của một dạng tài nguyên nào đó. Đã là môi trường thì phải có không gian địa lý cụ thể, lãnh thổ cụ thể, có cấu trúc và hoạt động của nó. Trong đó, các thành phần chủ yếu của môi trường này lại là tài nguyên và các bộ phận hợp thành tài nguyên đó. Khái niệm này đôi lúc gần đồng nghĩa với khái niệm “môi trường tự nhiên”. Ví dụ: môi trường tài nguyên mỏ đá Châu Thới, nó bao gồm không gian địa lý là toàn bộ vùng núi đá Châu Thới. Thành phần của môi trường chủ yếu là đá khoáng cùng với cấu trúc của nó cũng như: các thành phần đất lẫn các chất hữu cơ, vô cơ, các động, thực vật và vi sinh vật trong mỏ đá cùng với các hoạt động khai thác (nếu có) của con người.
Ta có định nghĩa: “tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con người”.
5.4.1.1 Phân loại tài nguyên
Mỗi tác giả đưa ra một tiêu chuẩn để phân loại tài nguyên khác nhau, hay nói cách khác, nếu ta có một tập hợp các tiêu chuẩn để phân loại (Categories for classification) ta sẽ có một bảng phân loại tài nguyên tương ứng. Theo chúng tôi, tài nguyên được phân loại như sau:
a. Phân loại môi trường theo nguồn gốc:
- Tài nguyên thiên nhiên (Natural resources) là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.
- Tài nguyên nhân tạo (Artificial resources) là loại tài nguyên do lao động của con người tạo ra như: nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn và các dạng của cải, vật chất khác.
b. Phân loại môi trường theo môi trường thành phần:
Được gọi là “tài nguyên môi trường” (Environmental resources), gồm các loại:
Tài nguyên môi trường đất (Soil environmental resources). Gồm có tài nguyên đất nông nghiệp (Agro-land resources), tài nguyên đất rừng (Forest soil resources), tài nguyên đất đô thị (Urban soil resources), tài nguyên đất hiếm (Rare earth resources), tài nguyên đất cho công nghiệp (Industrial soil resources)…
Tài nguyên môi trường nước (Water environmental resources). Bao gồm tài nguyên nước mặt (Surface water resources), tài nguyên nước trong đất hay còn gọi tài nguyên nước thổ nhưỡng (Soil water resources), tài nguyên nước ngầm (Ground water resources).
Tài nguyên môi trường không khí (Air environmental resources) Tài nguyên không gian (Space resources)
Tài nguyên ngoài trái đất như mặt trăng, các hành tinh…
Tài nguyên sinh vật (Bio-environmental resources). Gồm có tài nguyên thực vật (Botanical resources), tài nguyên động vật (Animal resources), tài nguyên vi sinh vật (Micro-biological resources), tài nguyên hệ sinh thái cảnh quan (Landscape ecosystem recouses).
Tài nguyên khoáng sản (Mineral resources). Gồm có tài nguyên khoáng sản kim loại (Metal mineral resources), tài nguyên khoáng sản phi kim loại (Unmetal mineral resources)
Tài nguyên năng lượng (Energy resources). Gồm có tài nguyên năng lượng địa nhiệt (Resources of geotherm energy), tài nguyên năng lượng gió (Resources of wind energy), tài nguyên năng lượng mặt trời (Resources of solar energy), tài nguyên năng lượng sóng biển (Resources of marine wave energy), tài nguyên năng lượng địa áp (Resources of geopression energy).
c. Phân loại môi trường theo khả năng phục hồi của tài nguyên:
Tài nguyên có khả năng phục hồi (tài nguyên có thể tái tạo - Renewable resources): là các tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như: rừng, các loài thủy hải sản ở sông hồ, biển, độ phì nhiêu của đất, nước ngọt, … Các tài nguyên có thể tái tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng là nguồn cung cấp thức ăn liên tục cho sinh vật và cho các nhu cầu cần thiết khác. Đây là các tài nguyên không giới hạn.
Tài nguyên không có khả năng phục hồi (Unrenewable resources): gồm các khoáng vật (Pb, Si...) hay nguyên - nhiên vật liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên…) được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất. Các tài nguyên này có một khối lượng nhất định và bị hao hụt dần sau khi được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của nhân loại; những tài nguyên này có giới hạn về khối lượng.
Trong suốt quá trình sống, con người đã liên tục can thiệp vào giới tự nhiên, do đó, một số trường hợp, tài nguyên có khả năng phục hồi sẽ biến thành tài nguyên không có khả năng phục hồi. Ví dụ: đất là tài nguyên có khả năng phục hồi nhưng một khi nó đã bị “đá ong hóa”, “laterite hóa”, “phèn hóa”… thì nó sẽ trở thành “đất chết” và người ta xem đó là tài nguyên không có khả năng phục hồi. Vì vậy, có thể nói khái niệm “tài nguyên có thể phục hồi” và “tài nguyên không thể phục hồi” ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
d. Phân loại môi trường theo sự tồn tại:
Tài nguyên hữu hình (Visible resources): là dạng tài nguyên hiện diện trong thực tế mà con người có thể đo lường, ước tính về trữ lượng cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Tài nguyên hữu hình bản thân nó cũng có sự phân loại tương đối. Bởi vì, sự tồn tại của dạng tài nguyên hữu hình này có thể là đầu vào cho một trong những dạng tài nguyên hữu