Vai Trò Của Sinh Vật Đối Với Sự Sống Trên Trái Đất


kiểu hình đặc biệt, và có khả năng thích nghi, kháng bệnh trước những thay đổi của môi trường.

DLST là một trong những công cụ đắc lực nhằm bảo vệ các nguồn gen quý hiếm này.

Hiện nay, có nhiều loài hoang dại được thuần dưỡng dùng vào mục đích lương thực, dược liệu, gỗ, sợi, nhiên liệu và có nhiều tính năng sử dụng khác đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, việc gia tăng sản xuất và khai thác các dạng tài nguyên đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng đa dạng sinh học. Cần phải có biện pháp bảo vệ, trong đó “kế hoạch hành động về đa dạng sinh học” của Việt Nam là một điển hình về chiến lược quốc gia để tìm lời giải chung cho những thách thức đang đặt ra trước mắt.

Sinh vật phân bố rộng khắp trên toàn thế giới; phân bố thưa thớt ở hai cực và có khuynh hướng tăng lên khi càng gần về phía xích đạo. Số lượng của chúng đạt điểm đỉnh ở vùng nhiệt đới, ở biển và ở các bãi ngầm san hô trong các vùng biển nhiệt đới này. Mỗi thành viên của mỗi loài sinh vật là một cá thể và mỗi cá thể này đều có khả năng thực hiện chức năng sinh lý cơ bản của mình. Sự tiến hóa của sinh vật là một trong những biểu hiện về sự thích nghi của sinh vật đó với môi trường sống. Những sinh vật phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau và cần thiết phải thích nghi để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường (đặc biệt là sự thay đổi về nhiệt độ). Vì vậy, trải qua hàng triệu năm, một số loài đã bị biến mất, chỉ còn một số loài sinh sôi nảy nở. Chính sự điều chỉnh để thích nghi này đã tạo ra sự đột biến; ví dụ: như một số biến đổi trong cấu trúc gen di truyền của chúng.

Từ thời sơ khai cùng với sự phát triển của nhân loại, tổ tiên của chúng ta đã nhận thấy được giá trị của từng loài và sự phong phú của nó, đồng thời cũng cảm nhận được sự gia tăng dân số nên đã nhân giống rất nhiều loài. Chính điều này đã làm gia tăng khả năng tồn tại và phạm vi phân bố của sinh vật. Nó không những tăng sự đa dạng giữa các sinh vật với nhau mà tự trong bản thân các sinh vật cũng đã phong phú hơn. Nói cách khác, con người đã làm thay đổi một cách có cân nhắc các gen để bổ khuyết cho các thực vật và động vật mà họ thấy hữu ích. Đây là một trong những căn nguyên để thúc đẩy sự đa dạng sinh học.

3.3.2 Vai trò của sinh vật đối với sự sống trên trái đất


Sự mất đi tính đa dạng sinh học là một vấn đề thuộc khoa học đạo đức, thẩm mỹ, chính trị và kinh tế. Nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tương lai của nhân loại. Thực vật và động vật là nền tảng không thể thiếu cho các loại dược phẩm, các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

chủng nông sản thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp. Khi các quần thể sinh vật bị biến mất, con người sẽ chịu một mối đe dọa khác; đó là sự suy yếu khả năng tiến hóa và thích nghi với một thế giới đang biến động. Khi sự tổn thất loài lên cao nhất (áp lực trên trái đất lớn nhất) thì khả năng thích nghi của các quần thể cũng biến mất. Đồng thời các hệ sinh thái sẽ mất đi nhiều chức năng hỗ trợ cuộc sống của con người.

Nói đến vai trò của sinh vật đối với sự sống trên trái đất thì không thể không nói đến vai trò của rừng. Đối với môi trường đất, thực vật của rừng (xác, bã thực vật chết) là nguồn cung cấp chất mùn làm tăng lượng hữu cơ cho đất, giúp cho đất có độ phì nhiêu, màu mỡ cao. Các loài động vật sống trong đất đào lỗ hang và lấy xác bã cây mục làm thức ăn để rồi bài tiết ra chất thải chứa nhiều hữu cơ, đặc biệt là canxi. Ngoài ra, rừng còn có tác dụng chống xói mòn đất. Thực tế cho thấy ở một số nơi do khai thác rừng bừa bãi đã làm cho đất bị xói mòn trơ sỏi đá, mất tính năng sản xuất.

Du lịch sinh thái - 11

Đối với môi trường nước, rừng đầu nguồn có vai trò rất lớn, nó hạn chế tốc độ của nước do những trận mưa lớn gây ra, làm giảm nguy cơ lũ lụt ở vùng hạ lưu. Mặt khác, do có sự cản trở của cây cối trong rừng mà nước mưa có thời gian ngấm sâu xuống đất, là một nguồn cấp quí giá cho nước ngầm. Rừng còn có tác dụng lớn trong việc điều hòa lượng nước bốc hơi.

Đối với môi trường không khí, do sự quang hợp của cây xanh, rừng cung cấp một lượng oxy lớn cho nhu cầu hô hấp của con người, loại bớt khí cacbonic ra khỏi bầu khí quyển, làm cho môi trường trong sạch hơn, điều hòa khí hậu. Vì thế, có thể nói rừng là “lá phổi xanh” của hành tinh chúng ta.

Tóm lại, rừng và đa dạng sinh học là yếu tố rất cần để phát triển loại hình du lich sinh thái. Vì vậy, bảo tồn tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ giúp cho hoạt động của DLST có điều kiện để tồn tại và phát triển.


PHẦN 2: SINH THÁI MÔI TRƯỜNG HỌC PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI


CHƯƠNG 4

ĐẠI CƯƠNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI


4.1 DU LỊCH SINH THÁI


Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, DLST nói riêng như là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên làm tăng giá trị của các khu BTTN còn lại.

DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm rằng DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi... đều được hiểu là DLST.

DLST còn có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau


- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)

- Du lịch môi trường (Environmental tourism)

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)

- Du lịch xanh (Green tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)

- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)


- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)

- Du lịch bền vững (Sustainable tourism).


DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm, DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:

DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)

DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai thác các tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ”.

“DLST là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này”. (Cebllos – Lascurain, H, 1987)

DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân địa phương”. (L. Hens, 1998)

DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái,


đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội DLST Hoa kỳ, 1998)

DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội DLST Australia)

DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về DLST ở Việt Nam)

Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng “quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi trường đất, nước, không khí cũng đang trên đà suy thoái và ô nhiễm”.

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiên nhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà điều hành và quản lý du lịch. DLST chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. DLST tạo nên những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.

4.2 KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG


4.2.1 Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST


Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.

Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động vật và thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục.

Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.

Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái.

4.2.2 DLST bền vững


Khái niệm phát triển bền vững (sustainable development) ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “tương lai của chúng ta” của ủy ban môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới (WB), vào năm 1987.

Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại (những người đang sống và những người sẽ sống).



Hệ sinh thái

Tài nguyên Môi Trường

Cảnh quan Con người


Sinh thái học


Du lịch học


Nhà hàng, khách sạn Tổ chức Hướng dẫn Hội nghị



DLST


Hình 4.1: Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của Du lịch học và Du lịch sinh thái


DLST

Sinh thái môi trường học

Văn hóa, kinh tế, xã hội học

Khoa học du lịch


Hình 4.2: Du lịch sinh thái là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học


DLST



Du lịch văn hóa, lịch sử


Các loại hình Du lịch khác (DL khám phá, Giải trí…)


Hình 4.3: Tương quan giữa DLST, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử và các loại hình du lịch khác


DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trì được sự toàn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con người.

Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993)

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững cần phải dựa vào 3 yếu tố:

- Thứ nhất là thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng;

- Thứ hai là phát triển phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;


- Thứ ba là du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho các cộng đồng.

Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả ba nhân tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, để cho người ta nhận biết như một ngành DLST, đảm bảo môi trường và cảnh quan cho mọi điểm du lịch. Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch đã khẳng định “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng”. Vì nếu chỉ riêng phát triển du lịch không thôi thì không phải là sự phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là sự phát triển bền vững ấy như thế nào và để cho ai?

Như chúng ta đã biết, du lịch dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế từ tự nhiên là hình thức phát triển du lịch nhanh nhất trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay những nước nào biết kết hợp giữa phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng địa phương sẽ là những nước thu được nhiều lợi ích nhất trong hoạt động du lịch. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nền văn hóa dân tộc hội đủ điều kiện để phát triển du lịch; song song với quá trình phát triển cần phải luôn luôn nhấn mạnh đến yếu tố bền vững theo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023