Du lịch sinh thái - 12


nguyên tắc phù hợp với DLST, tức là phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh việc giữ gìn môi trường tự nhiên với đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư trong vùng.

4.3 CÁC NGUYÊN TẮC DLST BỀN VỮNG


4.3.1 Cơ sở của các nguyên tắc DLST


Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy một số cơ sở sau để phát triển:

o Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa

o Giáo dục môi trường

o Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

o Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường


Du lịch sinh thái - 12


Mục tiêu xã hội:

- Nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa cộng đồng

Mục tiêu kinh tế:

- Tăng trưởng

Du lịch Sinh thái Bền vững

GDP

Mục tiêu:

- bảo vệ Tài nguyên, Môi trường


Hình 4.4: Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả 3 mục tiêu liên quan


4.3.2 Nguyên tắc DLST bền vững


- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền vững.

- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hóa dân tộc…)

- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia


- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây

- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.

- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.

4.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VỀ DLST


Nhằm phát triển một ngành “kinh tế xanh”, có sức cạnh tranh và đóng góp được vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương; những mục tiêu,


chiến lược được vạch ra cho DLST là phải đặt dưới sự chỉ đạo của hoạt động toàn ngành du lịch, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, theo định hướng phát triển du lịch của từng quốc gia. Các mục tiêu cụ thể sau cần được quan tâm:

4.4.1.Mục tiêu sinh thái – môi trường


Xem xét đến khả năng gánh chịu của vùng sinh thái về lượng du khách. Tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước thải và các quá trình làm gián đoạn sinh thái do du khách gây ra.

Phát triển DLST phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác, tôn tạo các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

4.4.2 Mục tiêu tăng tính thẩm mỹ


Tối thiểu hóa những thiệt hại sinh thái do du khách mang lại là một phần trong mục tiêu thẩm mỹ của DLST. Du khách có thể giảm “thiện chí trả tiền” một khi tính hấp dẫn về thẩm mỹ, sinh thái của cảnh quan đã bị suy giảm, bị phá vỡ. DLST ở đây thực chất là hiện thân của một loạt các chờ đợi nóng bỏng về tính hoang dã của thiên nhiên hoặc những nơi chưa được khám phá.

Về bản chất thì DLST là một loại hình du lịch nhằm làm gia tăng sự mong đợi và đồng thời cũng làm tăng nguy cơ về một loại hình du lịch “đến rồi chạy xa một cách vô trách nhiệm” một sự tràn vào của những dòng người yêu thích thiên nhiên đến “điên dại” tại những điểm mới nhất và sau đó chúng lại bị bỏ rơi một khi đã được khám phá và môi trường ở đó đã bị thoái hóa. Vì vậy, trong quy hoạch và điều hành DLST phải dự tính đến khả năng này.

4.4.3 Mục tiêu kinh tế


Việc xác định lợi ích từ du lịch dựa trên cơ sở “tổng thu nhập” đơn thuần giờ đây không còn phù hợp nữa. DLST theo chúng tôi, nếu chỉ quan tâm đến những trang giấy với những “cột cân đối tiền tệ” thì chắc chắn sẽ không phản ánh được gì cả. Cần so sánh về thiệt hại bỏ ra so với tổng lợi ích kinh tế, các yếu tố ngoại vi và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút và vấn đề phụ thuộc kinh tế do DLST mang lại.

Rõ ràng mục tiêu kinh tế đạt được của DLST thể hiện ở khía cạnh kinh tế sinh thái và thôi thúc sự phát triển kinh tế của những vùng có khu DLST.


4.4.4 Mục tiêu an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội


Quy hoạch và phát triển DLST không ngoài mục tiêu thu hút lữ hành thiên nhiên trong và ngoài nước đến với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Cần chú ý tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phần ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng cho khu vực.

4.4.5 Mục tiêu văn hóa - xã hội


Văn hóa đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồn. Bảo tồn và phát triển du lịch mà từ chối quyền lợi và mối quan tâm của cộng đồng địa phương là tự chuốc hại vào mình, nếu không muốn nói là xâm phạm đến văn hóa và làm hỏng đến nền kinh tế bản địa; nguy cơ về thất bại trong DLST sẽ rất cao.

Do đó, trong quy hoạch DLST, theo chúng tôi cần phải gắn kết việc giữ gìn và tôn tạo các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch.

4.4.6 Mục tiêu hỗ trợ phát triển


Nghiên cứu về DLST ở đây không chỉ nhằm mục đích đơn thuần là tìm hiểu về thị hiếu du khách để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà còn phải cung cấp các thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữa các ban ngành, tạo lực đẩy cho sự phát triển của ngành “công nghiệp xanh” này.

Như vậy, DLST phải hội đủ các yêu cầu sau:


- Kích thích sự gia tăng lữ hành về với thiên nhiên.


- Bảo tồn các giá trị của tự nhiên, các giá trị của đa dạng sinh học.


- Giải quyết các mối quan tâm trăn trở về môi trường, kinh tế - xã hội… lấy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên làm trọng tâm.

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững - một trong những nền tảng cơ bản của ngành kinh tế “sạch” và “xanh”.

4.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH THÁI

4.5.1. Phương pháp luận


a. Nghiên cứu Du lịch sinh thái là nghiên cứu sự tương tac giữa các thành phần của nó

Có người cho rằng, DLST : Du lịch + sinh thái

Theo đó có nghĩa là DLST được tạo thành bởi 2 thành phần chính là Du lịch và sinh thái. Xin nói ngay rằng, nói như vậy cho đơn giản, dễ hiểu chứ thực ra nó không hề là một phép cộng số học đơn thuần. Mà nó có sự tương tác với nhau rất chặt chẽ, thông qua nhiều hình thức và nhân tố . Ngoài 2 phần chính này, chúng còn những thành phần phụ và những thành phần trung gian.

Trong phần sinh thái gồm có nhiều thành phần nhỏ nữa cấu tạo nên như đất, nước, không khí, sinh vật và con người ... Các thành phần này liên quan chặt chẽ và rất hữu cơ với nhau trong một hệ sinh thái

Trong phần Du lịch lại cũng có các phần nhỏ nữa tạo nên như: Cơ sở hạ tầng. người quả lý, người hướng dẫn, .(Hình 1.1)

Xin nhắc lại, giữa các thành phần nhỏ trong một thành phần chính luôn tương quan với nhau và giữa các thành phần phụ của 2 thành phần chính ,đôi lúc, tưởng như không liên quan, ấy vậy mà nó lại có sự liên quan.

Vì vậy, khi nghiên cứu môi trường sinh thái, tuyệt nhiên chúng ta phải chú ý một cách đặc biệt đến sự tương hỗ lẫn nhau này.

* Mối tương quan lẫn nhau

Sự tương quan (relationship) biểu hiện ở mức độ liên hệ lẫn nhau giữa 2, 3 hay nhiều yếu tố. Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau theo chiều thuận hay nghịch, chặt hay không chặt.

Sự tương quan này được thể hiện qua hệ số tương quan R (hư số) mà 0|R| 1. Khi R> Rstandard, chúng ta nói nó có tương quan, có thể tin cậy, chặt hoặc rất chặt.

Nếu R > 0 đó là tương quan thuận Nếu R < 0 đó là tương quan nghịch

Tuy nhiên, các mối tương quan theo cách tính này cũng chỉ biểu hiện một phần của mối liên hệ giữa các yếu tố DLST. Thậm chí, đôi lúc còn có tương quan giả. Ví dụ A tương quan với B, B lại tương quan với C thì theo toán học đơn thuần A sẽ tương quan với C. Tuy nhiên trong thực tế sinh động của DLST có thể A và C lại không có biểu hiện gì là tương quan cả. Vì vậy, khi nghiên cứu DLST người ta không dừng lại ở tìm sự tương quan mà quan trọng hơn là tìm sự tương tác giữa chúng.

* Sự tương tác giữa các thành phần và các yếu tố DLST

Sự tương tác (interaction) biểu thị sự liên quan cả bên trong lẫn bên ngoài của các yếu tố. Không những nó loại trừ sự ngẫu nhiên, mà còn biểu hiện sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các thành phần cấu trúc môi trường. Sự tác động này mang


tính chủ động và thuận nghịch. Vì vậy các nghiên cứu về DLST cũng phải đặc biệt chú ý đến các sự tương tác này. Nó biểu hiện sức sống và hoạt động của một hệ DLST nhất định, bởi vì mỗi hệ DLST có một kiểu, một dạng tương tác đặc trưng. Tìm các tương tác này là cốt lõi của phương pháp luận nghiên cứu DLST. Nếu như một nghiên cứu DLST nào đó không hoặc rất ít quan tâm đến sự tương tác thì nghiên cứu ấy coi như không thành công.

Biểu thị sự tương tác có thể có nhiều cách.

Sử dụng mô hình toán:

Sử dụng mô hình không gian nhiều chiều:

Ví dụ để biểu diễn sự tương tác giữa các yếu tố tạo nên sự suy thoái của một khu DLST , người ta đưa dạng mô hình không gian nhiều chiều vào phương pháp nghiên cứu. Ví dụ, người ta có thể dùng mô hình kết hợp GIS (hệ thống thông tin địa lí), và RS (đo đạc viễn thám) để xây dựng nên các mô hình tương tác 2 hay 3 hay nhiều yếu tố .

Người ta có thể biểu diễn yếu tố tổng hợp của sự thoái hóa DLST nào đó dưới dạng tọa độ trên mặt phẳng nghiêng lượn sóng ba chiều (3D) mà mỗi trục tọa độ biểu hiện một yếu tố riêng rẽ tác động vào Khu DLST đấy.

b) Nghiên cứu DLST không được coi nhẹ thành phần nào trong toàn hệ thống.

Ví dụ: Khi nghiên cứu để đầu tư một khu DLST nào đó, ta cũng phải nghiên cứu cả 2 thành phần Sinh thái và tổ chức DLST như thế nào cho phù hợp. Trả lời câu hỏi

-Vi sao ta phải tổ chức DLST ở đây?

-Tổ chức ở đây có ltác hại gì đến tài nguyên môi trường?

-Hệ sinh thái ở đây là HST gì? Điểm đặc thù là gì, để hấp dẫn du khách?

-Hệ sinh thái môi trường: đất, nước, không khí và con người ở đây tương tác với nhau như thế nào?

-Tác động hoạt động DLST lên sinh vật và cuộc sống, kinh tế và tình cảm con người địa phương ra sao?

- Tải lượng ô nhiễm tối đa và tối thiểu của hê STDL ở đây là bao nhiêu?

- Loại du khác cho khu DLST này là ai? bao nhiêu? Họ sẽ tác động lợi hại như thế nào đến sinh vật?

- Loại hình DLST nào là phù hợp trong khu DLST?

-Tính bảo tồn tài nguyên DL ra sao?

-Xác định tiềm năng toàn khu

- Phân vùng chi tiết dựa vào các chỉ tiêu DLST chưa?

-Có khả năng du nhập các sinh vật lạ vào khu DLST này không? loại gì? số lượng bao nhiêu?

- Khách DLST người thích gì? phản ứng ra sao với từng mô hình sinh thái?


-Tại sao khách nuớc ngoài chỉ có 15% quay Việt Nam trong đó có vai trò gì của DLST?

Đó chỉ là một vài vấn đề cần nêu ra trong nghiên cứu, có thể còn nhiều nữa.

Ấy vậy mà lâu nay nhiều hoạt động nghiên cứu hay ứng dụng ít khi lưu tâm đồng đều đến các tương tác này.

c. Nghiên cứu DLST cũng tức là tìm các yếu tố trội, chủ đạo trong hệ tương tác để tìm ra thế mạnh cho phát triển

Như phần trên chúng ta đã nói, nghiên cứu DLST cần phải tìm hiểu không những các mối tương quan, mà còn phải tìm sự tương tác của không những một vài yếu tố mà của hầu hết các thành phần trong hệ thống DLST. Bên cạnh đó có một điều không thể thiếu được trong phương pháp luận, đó là: cần phải tìm yếu tố bên trong các yếu tố. Có thể lí giải quan điểm này như sau:

Một đối tượng A xuất hiện trong môi trường luôn luôn và tất yếu chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc. Ngược lại, vật A cũng tác động trở lại các yếu tố tác động vào nó. Các tác động này mang tính vừa sinh thái môi trường lại vừa mang tính du lịch, không phải là tác động vật lí đơn thuần .

Tuy nhiên, các tác động này lên vật thể hoặc sinh vật A là không đồng đều về thời gian, không gian cũng như cường lực. Hay nói cách khác, trong một môi trường DLST, trong một giới hạn không gian và thời gian, bao giờ cũng có yếu tố trội. Yếu tố trội sẽ quyết định xu hướng, tốc độ của sự phát triển của từng thành phần, từng cá thể sinh vật hay nhóm sinh vật và kể cả người tổ chức, hướng dẫn viên và du khách .

Phương pháp luận nghiên cứu DLST cho rằng có xác định được tính đồng nhất (với hệ số đồng nhất entropi) và tính trội mới xác định được chiều hướng của sự phát triển của đối tượng nghiên cứu, thậm chí của cả hệ DLST.

d) NC DLST phải đặt trong sự sự tuơng tác với các loại hình du lịch khác

Ta biết rằng, DLST không thể tác rời khỏi các loại hình du lịch khác như DLVH, DLLS....

Cho nên nhiều lúc nghiên cứu DLST phải lấy các loại hình DL khác để làm chỗ dựa hay để so sánh hay đối trọng với DLST

Có những lúc thành tố văn hoá nằm trong DLST và ngược lại.

Vì vậy, sự bổ trợ giữa chúng là một điều cần lưu ý khi nghiên cứu tính hấp dẫn, tính kinh tế, xã hôi của DLST.

Ví dụ ta nói DLST Huế ta không chỉ nghiên cứu về sinh thái cảnh quan hùng vĩ, nên thơ của sông Hương - núi Ngự mà phải nghiên cứu trong sự thiêng kiêng của cảnh quan sinh thái sấy có cả một nền văn hoá cố đô người Việt, hoà quyện âm hưởng của nhạc nhã cung đình, có tiếng hò mái đẩy trên bến Kim Long....

e) NC DLST phải đặt trong sự sự tuơng tác với các loại hình kinh tế xã hội và KHKT đương đại.


Khi nghiên cứu DLST ta cũng phải đặt nó trong hoàn cảnh kinh tế xã hội mà nó đang hoạt động.

Ta xem nó là một mảng kinh tế, vậy phải có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận không được là yếu tố hàng đầu trong nghiên cứu khả thi và tiền khả thi. Mà bên cạnh lợi nhuận phải xét về tác động bảo vệ tài nguyên và tính bền vững của môi trường.

Sử dụng những thành tựu KHKT để phát triển DLST là cần thiết và nên làm.

Nhưng phải đặt chúng vào trong sự hài hoà của cảnh quan sinh thái

g) Phương pháp nghiên cứu DLST cũng mang nội dung sự kết hợp các khoa học đa liên ngành nhưng có đặc thù của riêng mình

DLST là một khoa học đa liên ngành, nghĩa là sự kết hợp nhiều ngành khoa học (Du lịch, sinh thái môi trường, Sinh học, Tài nguyên, Kinh tế, xã hội học, lâm học, ...).

Vì vậy để nghiên cứu môi trường sinh thái có kết quả tốt cần phải kết hợp một số ngành học với nhau, kế thừa thành tựu, phát huy tính mới, áp dụng thành tựu KHKT hiện đại . Phương pháp luận nghiên cứu DLST cũng quan niệm đây là ngành học có đặc thù cao.

Nghiên cứu DLST trước hết là nghiên cứu sự tương quan 2 chiều, 3 chiều và nhiều chiều của các yếu tố và thành phần trong hệ DLST. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để tránh tương quan ngẫu nhiên phải nghiên cứu sự tương tác bên trong, bên ngoài và nhiều chiều giữa các yếu tố, các thành phần của môi trường. Môi trường sinh thái là một dạng đặc biệt luôn luôn biến động nên cần nghiên cứu chiều hướng của sự biến động đó. Để xác định chiều hướng và tốc độ phát triển của DLST, lại cần phải nghiên cứu tính đồng nhất, tính trội của các nhân tố tác động. Cần tìm hiểu đối tượng khách họ thích gì, phản ứng như thế nào với những hiện trạng, loại hình DLST.

Có như vậy mới tránh được những kết quả và kết luận phiến diện và dự đoán được tương lai một cách đúng đắn.


4.5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp mô tả

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp điều tra ngẫu nhiên, hay chọn lọc

- Phương pháp ma trận

- Phương pháp kinh tế Sinh thái du lịch

-Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nhờ chuyên gia

- Phương pháp lấy mẫu phân tích hoá lý sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023