- Cá phương pháp sinh thái ứng dụng trong DLST
-Phương pháp mô hình mô phỏng
CHƯƠNG 5
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
5.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Có thể bạn quan tâm!
- Gia Tăng Tác Hại Do Hiệu Ứng Nhà Kính (Green House Effects)
- Vai Trò Của Sinh Vật Đối Với Sự Sống Trên Trái Đất
- Du lịch sinh thái - 12
- Du lịch sinh thái - 14
- Du lịch sinh thái - 15
- Du lịch sinh thái - 16
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
5.1.1 Môi trường
Môi trường (Environment) được một số tác giả định nghĩa như sau: “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật” (Masn và Langenhim, 1957); “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozone, sự đa dạng sinh học về các loài” (Joe Whiteney, 1993). Các tác giả Trung Quốc cho rằng: “Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó”. UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”.
Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội loài người”.
Môi trường thiên nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như: yếu tố vật lý, yếu tố hóa học, yếu tố sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người và sinh vật. Sinh vật và môi trường luôn có tác động tương hỗ nhau về sự trao đổi vật chất và năng lượng thông qua các thành phần môi trường như khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh quyển. Các thành phần môi trường tự nhiên này không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa để hướng đến trạng thái “cân bằng động” nhằm bảo vệ cho sự sống trên trái đất luôn được ổn định.
Khi mà hiểm họa về sự tồn vong của nhân loại đã quá “nhỡn tiền”, khi mà điều kiện sinh thái bị hủy hoại trầm trọng và không bảo đảm cưu mang nổi dân số thế giới, đất đai bị thoái hóa, hiện tượng trọc hóa các cánh rừng rậm, thiếu nước ngọt, ô nhiễm không khí, thiên tai, bệnh môi trường…. đã và đang đe dọa và cướp đi sinh mạng của nhiều người thì ngành học môi trường mới xác định được vị trí quan trọng của nó. Khoa học môi trường ra đời và phát triển như một tất yếu để đáp ứng cho sự phát triển của nhân loại.
5.1.2 Phân loại môi trường
Bất cứ ở đâu cũng có môi trường từ vi mô cho đến vĩ mô. Tùy theo mục đích mà người ta đưa ra các chỉ tiêu phân loại khác nhau.
Phân loại môi trường theo các tác nhân: bao gồm môi trường tự nhiên (Natural environment) là môi trường do thiên nhiên tạo ra; ví dụ: sông, biển, đất… và môi trường nhân tạo (Artifical environment) là môi trường chịu sự tác động của con người; ví dụ: môi trường đô thị, làng mạc, kênh đào, chợ búa, trường học…
Phân loại môi trường theo sự sống: môi trường vật lý (Physical environment) là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, gồm có thạch quyển, thủy quyển và khí quyển. Nói cách khác, môi trường vật lý là môi trường không có sự sống (theo quan điểm cổ điển). Môi trường sinh học (Bio-environment hay Environmental biology) là thành phần hữu sinh của môi trường, hay nói cách khác là môi trường mà ở đó có diễn ra sự sống. Môi trường sinh học bao gồm các hệ sinh thái, các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người, tồn tại và phát triển trên cơ sở và đặc điểm của các thành phần môi trường vật lý.
Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn diễn ra các quá trình chuyển hóa tự nhiên, chính điều đó đã đưa môi trường đến trạng thái “cân bằng động”. Chính nhờ sự cân bằng này đã đảm bảo cho sự sống trên trái đất luôn được phát triển ổn định.
Khái niệm môi trường sinh học đã đưa đến thuật ngữ môi trường sinh thái, điều đó muốn ám chỉ môi trường này là sự sống của sinh vật và của con người, để phân biệt với những môi trường không có sinh vật. Tuy nhiên, hầu hết các môi trường đều có sinh vật tham gia; chính vì vậy, nói đến môi trường là đề cập đến môi trường sinh thái. Nhưng khi người ta muốn nhấn mạnh đến “tính sinh học” và bảo vệ sự sống, người ta vẫn quen dùng khái niệm môi trường sinh thái, hoặc sử dụng nó như một thói quen.
c. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài:
Lấy sinh vật hoặc con người làm đối tượng để nghiên cứu người ta chia ra:
- Môi trường bên trong (Inside environment): là những hoạt động bên trong cơ thể của sinh vật hoặc của con người như: máu chảy trong các mạch máu, các dây thần kinh hoạt động theo hệ thống thần kinh từ thần kinh trung ương chuyển đến các dây thần kinh ngoại vi, dịch bào hoạt động trong tế bào… Các hoạt động này diễn ra trong cơ thể, liên quan chặt chẽ với nhau bên trong cơ thể (môi trường bên trong) và liên quan với các điều kiện bên ngoài cơ thể (môi trường bên ngoài), để tạo nên sự sống cho cơ thể.
- Môi trường bên ngoài (Outside environment): Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật như: nhiệt độ, không khí, độ ẩm… đối với cá thể con người hay động, thực vật và vi sinh vật.
d. Phân loại môi trường theo môi trường thành phần hay môi trường tài nguyên:
Theo cách phân loại này, người ta cho rằng mỗi một loại môi trường đều có đặc điểm cấu trúc, thành phần riêng. Trong hàng loạt các thành phần môi trường có một số thành phần hội đủ những điều kiện để được xem như là một môi trường hoàn chỉnh, nên những thành phần đó được gọi là “môi trường thành phần” (Componental environment), ta có các môi trường thành phần như sau:
- Môi trường đất (Soil environment): bao gồm các vật chất vô cơ, hữu cơ cũng như các quá trình phát sinh, phát triển của đất ở một vùng nào đó. Nó là một thành phần sinh thái chung nhưng chính bản thân nó cũng có đầy đủ các thành phần và tư cách là một môi trường sống nên được gọi là “Môi trường thành phần đất”.
- Môi trường nước (Water environment): bao gồm từ môi trường vi mô về dung lượng như một giọt nước, cho đến phạm vi vĩ mô như: sông, đại dương; trong đó có đầy đủ các thành phần loài động thực vật thủy sinh, vật chất vô cơ, hữu cơ… và trực tiếp hoặc gián tiếp có liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Môi trường không khí (Air environment): bao gồm các tầng khí quyển, các dạng vật chất, các hạt vô cơ, hữu cơ, nham thạch, vi sinh vật…
e. Phân loại môi trường theo quyển
Cũng tương tự như môi trường thành phần nhưng phạm vi của quyển rộng hơn bao gồm:
Thạch quyển (Lithosphere): còn gọi là môi trường đất, hay địa quyển gồm tất cả các dạng vật chất vô cơ, hữu cơ có trong môi trường đất.
a. Vật chất vô cơ: là môi trường vật lý của môi trường đất: keo đất, cấu tử đất, nước trong đất, không khí trong đất, thành phần và đặc tính của các loại đất.
b. Vật chất hữu cơ: vật chất hữu cơ được tạo ra từ các sinh vật, xác bã của sinh vật… Vật chất hữu cơ được tạo ra trong suốt quá trình sống và trao đổi chất của sinh vật.
Trong thạch quyển, các vật chất vô cơ, cấu tử đất liên kết với nhau trong một không gian nhất định. Trong môi trường đất thì nước đóng vai trò rất quan trọng (là dung môi) cho các phản ứng sinh hóa, lý học. Thạch quyển còn là môi trường cho các vi sinh vật phát triển, đồng thời sự có mặt của chúng cùng với các quá trình sống, trao đổi vật chất và năng lượng làm cho đất trở nên màu mỡ hơn, tùy thuộc vào từng loài vi sinh vật: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải mùn… Cấu trúc đất được cải thiện hay không, và đặc tính lý – hóa của các loại đất còn có sự tham gia của một số loài động vật như côn trùng: kiến, mối, giun và chuột… Thạch quyển nói chung là môi trường mà nếu có sự biến động trong đó thì ít khi được nhận biết. Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao và trạng thái để đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố môi trường rất dễ dàng.
Khí quyển (Atmosphere): khí quyển là môi trường không khí được giới hạn trong lớp không khí bao quanh trái đất và được chia ra làm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng ngoài, trong đó tầng đối lưu có tầm quan trọng quyết định đến môi trường toàn cầu. Ngoài các nguyên tố chất khí như: N, O2,CO2, NOx, SOx…, trong không khí còn có các khí hiếm như Argon, Krypton, Xenon, Heli, hơi nước và các vi sinh vật, bào tử các chất vô cơ luôn hoạt động mà các quá trình vận chuyển và biến đổi của nó tuân theo các chu trình năng lượng, chu trình vật chất trong môi trường nói chung. Trong khí quyển luôn diễn ra các hiện tượng gió, bão, phản xạ, mây mưa, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzone… Nói chung khí quyển rất nhạy cảm với các biến động của môi trường.
Thủy quyển (Hydrosphere): thủy quyển là môi trường nước với tất cả những thành phần nước trên trái đất, bao gồm nước trong ao hồ, trong sông ngòi, suối, đại dương, nước mưa, tuyết, băng, nước ngầm… Đây là thành phần không thể thiếu được đối với môi trường toàn cầu. Nước còn đóng vai trò trong việc duy trì sự sống cho sinh vật, là yếu tố mang tính quyết định đối với sự vận chuyển và trao đổi chất trong các thành phần môi trường
khác. Các quá trình vận chuyển, trao đổi này cũng tuân theo các quy luật nhất định. Trong thủy quyển luôn diễn ra các quá trình biến đổi vật chất và năng lượng. Do đó, nước là một trong những thành phần tạo nên vật chất và sự sống của môi trường.
Sinh quyển (Biosphere): sinh quyển là môi trường sinh học với tất cả những phần từ núi cao đến đáy đại dương, bao gồm cả lớp không khí có oxy trên cao cho đến các vùng thạch quyển có tồn tại sự sống.
Sinh quyển là môi trường của tất cả mọi sinh vật, từ vi sinh vật đến các loại động, thực vật, kể cả con người. Trong sinh quyển, các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra liên tục. Các chu trình vật chất, sinh địa hóa: chu trình đạm, chu trình lưu huỳnh, photpho luôn đi đôi với các chu trình năng lượng (năng lượng ánh sáng mặt trời và sự chuyển hóa của năng lượng). Nhờ có các chu trình vật chất và năng lượng mà sinh vật luôn ở trạng thái “cân bằng động” và nhờ đó mà sự sống trên trái đất luôn được duy trì và phát triển.
Các thành phần của sinh quyển có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nước và không khí chiếm hầu hết các lỗ hổng của đất và tùy thuộc vào tỷ lệ của không khí và nước mà đất đó có các tính chất lý, hóa và sinh học khác nhau, có hệ vi sinh vật khác nhau, các hệ thực vật và động vật khác nhau. Khi có một nhân tố trong một thành phần thay đổi thì kéo theo sự biến đổi của các môi trường thành phần khác cho phù hợp với trạng thái môi trường mới.
f. Phân loại môi trường theo loại hình sinh hoạt cuộc sống
Người ta có thể phân chia môi trường theo:
- Môi trường gia đình (Family environment): bao gồm các hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Môi trường xã hội (Social environment): bao gồm những hoạt động xã hội của một vùng dân cư, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ giữa người với người, giữa các tổ chức chính trị, giai cấp chính trị của một quốc gia hay của nhiều quốc gia.
- Môi trường học đường (Schooling environment): bao gồm khuôn viên, giảng đường, thầy cô, học sinh… các vật chất: ghế, bảng, phấn…
- Môi trường chợ (Market environment) hay môi trường thương mại (Trade environment): gồm các mối quan hệ phát sinh từ việc trao đổi buôn bán qua lại giữa người bán hàng và người mua, giữa hàng hóa và tiền tệ…
g. Phân loại môi trường theo tự nhiên và xã hội
- Môi trường tự nhiên (Natural environment): là tất cả những môi trường mang tính tự nhiên như: sông, suối, đất, không khí, rừng, biển…
- Môi trường xã hội và nhân văn (Environment of societies and humanities): là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội; vì con người được cấu thành, phát triển trong mối tương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.
h. Phân loại môi trường theo kích thước không gian (phạm vi):
Theo cách tiếp cận này, có 3 loại:
- Môi trường vi mô: có kích thước không gian nhỏ. Ví dụ: môi trường trong một giọt nước biển, môi trường trong một chậu thí nghiệm...
- Môi trường vĩ mô: có kích thước không gian tương đối lớn. Ví dụ: môi trường toàn cầu, môi trường trên toàn lãnh thổ quốc gia.
- Môi trường trung gian: có kích thước trung bình. Như môi trường khu công nghiệp, môi trường ở một khu dân cư…
i. Phân loại môi trường theo vị trí địa lý, độ cao:
- Môi trường ven biển (Coastal zone environment)
- Môi trường đồng bằng (Delta environment)
- Môi trường miền núi (Hill environment)
- Môi trường núi cao (Highland environment).
j. Phân loại môi trường theo hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Môi trường đô thị (Urban environment)
- Môi trường nông thôn (Rural environment)
- Môi trường nông nghiệp (Agro environment)
- Môi trường giao thông (Transport environment).
k. Phân loại môi trường theo lưu vực và theo mục đích nghiên cứu:
Tùy theo mục đích nghiên cứu hệ sinh thái môi trường mà người ta có thể chia ra:
- Môi trường trên cạn (Irrital environment)
- Môi trường dưới nước (Water environment) Trong môi trường dưới nước lại có:
- Môi trường biển
- Môi trường lưu vực sông
- Môi trường hồ, ao
- Môi trường đầm, phá.
Thậm chí môi trường sông lại chia ra:
- Môi trường cửa sông
- Môi trường suối
- Môi trường thượng lưu
- Môi trường hạ lưu.
l. Phân loại môi trường theo các tác nhân:
Có 4 loại:
- Môi trường tự nhiên (Natural environment)
- Môi trường á tự nhiên (Sub-natural environment)
- Môi trường bán tự nhiên (Half-natural environment)
- Môi trường trồng trọt (Agricultural environment) hay còn gọi là môi trường nhân tạo (Artificial environment).
5.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
5.2.1 Định nghĩa về ô nhiễm môi trường
Từ xa xưa, con người cũng có những hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, vấn đề gây ra chưa thật sự đáng lo ngại, do ở thời điểm đó dân số chưa đông, khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Môi trường chỉ thật sự bị suy thoái và ô nhiễm kể từ khi hai yếu tố trên (dân số và khoa học kỹ thuật) phát triển một cách nhanh chóng.
- Gia tăng dân số và đô thị hóa là nguồn gốc chính của sự tác động của con người lên môi trường sinh thái.