Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý Tài Liệu, Phân Tích Và Tổng Hợp


Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã hội …

Nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta.

Khi nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan hệ với du lịch tỉnh Đồng Nai và tiểu vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch đường sông Đồng Nai trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định.

Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả triệt để áp dụng quan điểm này.

5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song hiện nay du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch đường sông Đồng Nai từ những năm 2010 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên


nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh … Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước … Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực - tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phân tích và tổng hợp

Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về số lượng khách du lịch, doanh thu, tình hình phát triển của du lịch tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2015 từ Cục Thống kê, Sở VHTT&DL (Sở VHTT&DL ), Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai và các ban ngành có liên quan trong tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho đề tài.

Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ, bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển du lịch đường sông Đồng Nai. Đồng thời, bản đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các đối tượng, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Đó chính là cơ sở để tác giả xây dựng các tuyến, cụm du lịch đường sông một cách hợp lý.

Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về du lịch đường sông Đồng Nai. Trong đó có so sánh với du lịch đường sông với các tỉnh, thành khác và một số nước trên thế giới có du lịch đường sông phát triển để rút ra được những luận điểm sắc bén hơn.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Để thấy được hiện trạng hoạt động và phát triển của du lịch đường sông Đồng Nai, tác giả đã tiến hành 3 đợt khảo sát trong tháng 11 (02 đợt), tháng 12 (01 đợt). Trong chương trình khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát 02 cụm:


- Cụm 01 gồm các điểm tham quan: Khu du lịch (KDL) Bò Cạp Vàng, cù lao Ba Xê, cù lao Phố, KDL Bửu Long, làng bưởi Tân Triều và các KDL tại Quận 9, Tp. HCM;

- Cụm 02 gồm các điểm tham quan: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Chiến khu D, khu hồ thủy điện Trị An, đảo Ó - Đồng Trường … để có cơ sở đúng đắn trong việc đánh giá tiềm năng cũng như hiện trạng khai thác phát triển của từng điểm du lịch, từ đó có thể đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn.

5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học SPSS và SWOT

Đây là phương pháp được sử dụng để lấy ý kiến từ thị trường nguồn và các bên tham gia để tìm ra những gợi ý cho hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai. Các nhóm được điều tra gồm: du khách tiềm năng tại thị trường nguồn (Tp. HCM) và cư dân địa phương (Biên Hòa, Đồng Nai); đại diện các công ty lữ hành tại thị trường nguồn; các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh doanh lữ hành và du lịch đường sông.

Phương pháp SWOT: phương pháp này đánh giá các điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và thách thức của bản thân hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai hiện nay. Từ việc đánh giá, các bên liên quan có thể đưa ra quyết định hành động phù hợp.

Bảng hỏi được chuyển đến các đối tượng tham gia khảo sát qua phương thức: trực tiếp. Tác giả đã đến tại doanh nghiệp, khu dân cư và chuyên gia. Chi tiết bảng hỏi nằm trong phụ lục. Việc phát bảng hỏi điều tra được tiến hành với các kết quả dưới đây:


Loại bảng hỏi trực tiếp

Số phát ra

Số thu về

Số hợp lệ

Dành cho du khách tiềm năng và dân cư

50

50

49

Dành cho công ty lữ hành

24

24

24

Dành cho chuyên gia

7

7

7

Tổng số

81

81

80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 3

Sau khi thu thập, dữ liệu được chuyển vào xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.


5.2.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn: bà Nguyễn Thị Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Tp. HCM; ông Nguyễn Việt Anh - Trưởng phòng quản lý du lịch Tp. HCM; ông Nguyễn Văn Hậu - Phó trưởng phòng quản lý du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai và Ông Ngô Văn Chương - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đồng Nai, Tổng Giám đốc công ty cổ phần du lịch Đồng Nai. Qua đó, tác giả có thêm nhiều tư liệu quý giá để tổng hợp và xử lý thông tin hiệu quả hơn, cũng như đưa ra các định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và các giải pháp thực hiện phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện đề tài của mình.

6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

6.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch Đồng Nai

Hiện nay du lịch tỉnh Đồng Nai có nhiều tác giả nghiên cứu về nhiều khía cạnh khách nhau, chẳng hạn:

Nguyễn Hoàng Hải (2000), Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp năm 2000.

Nguyễn Thị Phượng Nga (2000), Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2005, Luận văn tốt nghiệp năm 2000.

Nguyễn Đình Thọ (2012), Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp năm 2012.

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai (2010), Du lịch Đồng Nai phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

Qua thời gian từ năm 2000 - 2015 cho thấy, đề tài viết về du lịch Đồng Nai đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên chưa có tác giả nào viết về chủ đề du lịch đường sông Đồng Nai. Do đó tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng tìm hiểu và xây dựng những giải pháp thiết thực để có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển du


lịch đường sông Đồng Nai nói riêng và du lịch tỉnh Đồng Nai nói chung trong thời gian tới.

7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 4 phần chính:

7.1. Phần mở đầu

7.2. Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận.

1.1. Một số khái niệm về du lịch và du khách

1.2. Một số vấn đề lý luận phát triển du lịch

1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch đường sông Đồng Nai Tiểu kết chương 1.‌

Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch đường sông Đồng Nai

2.1. Hiện trạng hoạt động du lịch đường sông Đồng Nai

2.2. Phân tích SWTO Tiểu kết chương 2.‌

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch đường sông Đồng Nai.

3.1. Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch đường sông Đồng Nai

3.2. Kiến nghị

Tiểu kết chương 3.

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Ngoài ra còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo nhằm dẫn chứng, dẫn nguồn cho đề tài thêm sinh động và phong phú.


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG

1.1.1. Du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, cách tiếp cận khác nhau mà mỗi người có một cách hiểu khác nhau về du lịch.

Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.

- Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu: du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.

- Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau:

Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính


quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.31


Mối quan hệ giữa bốn chủ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:


Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Du khách

Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch

Dân cư sở tại

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa bốn chủ thể trong du lịch2


Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town - cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Từ du lịch xuất hiện trong từ điển Oxford là “Tourism” xuất bản năm 1811 ở vương quốc Anh, có hai nghĩa là “đi xa” và “du lãm”. Ý là rời nhà đi xa rồi quay trở về, trong thời gian ấy thì tham quan du lãm ở 1 hoặc vài địa phương.3

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại khoản 1, điều 4, chương I, có nêu: Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.4

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch, họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối



1 TS. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động - Xã hội, trang 6. 2 TS. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động - Xã hội, trang 6. 3 http://oxforddictionares.com

4 http://vietnamtourism.gov.vn


quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.

Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí