ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
1.1.2. Du khách
Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp. Mỗi nước có một khái niệm du khách khác nhau, theo những chuẩn mực khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, phân tích. Hơn nữa, điều đó gây khó khăn trong việc áp dụng công ước quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ quyền lợi của du khách.
Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế không ngừng nỗ lực xây dựng một khái niệm thống nhất về du khách, ít ra là du khách quốc tế.
Nhìn chung, để xác định ai là khách du lịch? Phân biệt giữa khách du lịch và những người lữ hành khác phải dựa vào 3 tiêu thức: 5
- Mục đích chuyến đi
- Thời gian chuyến đi
- Không gian chuyến đi
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại khoản 2, điều 4, chương I, có nêu: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”6
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (World Tourism Organization): “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.
5 TS. Vũ Đức Minh, (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê, trang 14
6 http://www.luatdulich.net/2014/03/luat-du-lich-so-44-2005-QH11.html
Để hiểu đầy đủ hơn bản chất của du lịch, cần lưu ý một số khái niệm khác:
- Lữ hành (travel): Theo nghĩa chung nhất lữ hành là sự đi lại, di chuyển từ nơi này đến nơi khác của con người. Như vậy, trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Ở Việt Nam, quan niệm lữ hành là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi (các tour) cho du khách.
- Lữ khách (Traveller): Lữ khách là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì có hay không trở về nơi xuất phát ban đầu.
- Khách thăm (Visitor): Khách thăm là những người thực hiện chuyến đi, lưu trú tạm thời ở một hoặc nhiều điểm đến, không cần xác định rõ lý do và thời gian của chuyến đi nhưng có sự quay trở về nơi xuất phát.
- Khách tham quan (Excursionist/Same Day - Visitor): Là những người đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h.
Khách du lịch | Khách tham quan | |
Khoảng cách | Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên | Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên |
Thời gian | Trên 24h và không quá 1 năm | Dưới 24h (không lưu lại qua đêm) |
Mục đích | Nghỉ ngơi, giải trí, … ngoại trừ kiếm tiền | Nghỉ ngơi, giải trí, … ngoại trừ kiếm tiền |
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 1
- Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 2
- Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý Tài Liệu, Phân Tích Và Tổng Hợp
- Cơ Sở Hạ Tầng - Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch:
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Đường Sông Đồng Nai
- Tổng Giá Trị Gia Tăng Tỉnh Đồng Nai (Grdp) Theo Giá Cố Định Năm 2015
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Bảng 1.1: Phân biệt khách du lịch và khách tham quan
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào.
Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch, thu hút khách du lịch đến, được ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại khoản 4, điều 4, chương I, có nêu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm đến du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.7
Tài nguyên du lịch bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao là những yếu tố thuộc về tự nhiên được ngành du lịch đưa vào khai thác và phục vụ tham quan du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, … Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong điều kiện hình thành và phát triển du lịch. Giá trị hấp dẫn của tài nguyên được thể hiện thông qua các nội dung sau đây:
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch được xem là Tài nguyên du lịch nhân văn: "Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch".
Theo cách hiểu này, chúng ta có thể xem tài nguyên nhân tạo chính là tài nguyên nhân văn. Nhu cầu của con người là muốn tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn của chúng ta cũng như nghiên cứu những nét văn hóa khác nhau giữa những cộng đồng dân tộc trên thế giới. Chính vì vậy mà Tài nguyên du lịch nhân văn đóng vai
7 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-du-lich-2005-44-2005-QH11-2659.aspx
trò hết sức quan trọng trong việc thu hút những đối tượng khách du lịch thích tìm hiểu khám phá văn hóa, lịch sử.
1.1.4. Du lịch bền vững
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại khoản 18, điều 4, chương I, có nêu: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.8
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Nói cụ thể hơn, du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (World Conservation Union, 1996).
1.1.5. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu một cách đơn giản là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường).
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội nên nó cũng mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết là sức sản xuất, đó dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch sau: Điểm du lịch, Trung tâm du lịch, Tiểu vùng du lịch, Á vùng du lịch và vùng du lịch.9
1.1.6. Các loại hình du lịch
Thường phân các loại hình du lịch theo các cách sau:
8 http://www.luatdulich.net/
9 TS. Vũ Đức Minh, (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê, trang 45-46
- Phân loại tổng quát: có 2 loại là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch thăm viếng, du lịch quá cảnh.
- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế.
- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê.
- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân.
- Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay, du lịch tàu thủy …
- Theo phương tiện lưu trú: du lịch ở khách sạn, du lịch ở nhà nghỉ, du lịch ở nhà trọ, du lịch cắm trại.
- Theo thành phần của du khách: du khách thượng lưu, du khách bình dân.
- Theo phương thức kí kết hợp đồng đi du lịch: du lịch trọn gói hoặc mua từng phần dịch vụ của tour du lịch (dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, …)
1.1.7. Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại khoản 10, điều 4, chương 1, có nêu: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.10
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.
10 http://www.luatdulich.net/2014/03/luat-du-lich-so-44-2005-QH11.html
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
1.2.1.1. Vị trí địa lý:
Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi là một nguồn lực quan trọng. Vị trí địa lý bao gồm: vị trí địa lý về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị. Đồng thời vị trí địa lý còn có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu, trao đổi.
Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí địa lý là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ các điểm du lịch tới các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế (nếu có).
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch:
Là tiền đề trong việc hình thành và phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
-Địa hình:
Ảnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là các đặc điểm hình thái của địa hình thái của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn du khách.
Về mặt hình thái của địa hình, với các dạng địa hình cơ bản là: đồng bằng, địa hình đồi và địa hình miền núi.
Địa hình đồng bằng do đơn điệu về hình thái, ít hấp dẫn khách du lịch. Nhưng đây lại là địa bàn kinh tế xã hội phát triển và lâu đời. Thông qua các hoạt động sản xuất, văn hóa xã hội của con người, miền địa hình này có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
Địa hình vùng đồi thường là nơi có không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham quan, nghỉ ngơi … Nơi đây cũng có truyền thống sản xuất lâu đời, dân cư tập trung đông đúc; thường là nơi có nhiều di tích khảo cổ, tài nguyên văn hóa lịch sử độc đáo, phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
Miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Khu vực này thuận lợi cho nghỉ ngơi, an dưỡng, tổ chức hoạt động thể thao mùa đông. Miền núi còn là tập trung nhiều loài động thực vật, cùng với cảnh quan địa hình tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có giá trị cho phát triển du lịch.
Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa hình ven biển.
- Khí hậu:
Khí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó hai yếu tố của khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất. Ngoài ra gió, áp suất khí quyền, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch.
Đặc biệt sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu.
- Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao.
- Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời.
- Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh. Các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm.
Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa.
Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió.
- Nguồn nước:
Tài nguyên nước phục vụ du lịch gồm có nước trên bề mặt và nước dưới đất (nước khoáng).
Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như: hồ, sông nước …
Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Nước khoáng là nước thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng xạ …) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH …) có tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là để chữa bệnh, an dưỡng.
- Sinh vật:
Tài nguyên sinh vật là là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham quan du lịch như: các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng nhiệt đới ẩm thừng xanh, rừng ngập mặn, …) có các loài động vật quý hiếm (chim, thú, …), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có thể săn bắn … Ngoài ra, sinh vật còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học như ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Ngày nay, thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng, con người hướng về thiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái hơn. Do vậy tài nguyên du lịch sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc:
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
+ Các di tích lịch sử - văn hóa nói chung được phân chia thành:
Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xa xưa, thường nằm dưới lòng đất.