Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Trang


1 Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai 46

2. Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ doanh nghiệp biết đến các danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai 46

3. Biểu đồ 2.3: Ý kiến doanh nghiệp về hướng khai thác tour trên tuyến sông Đồng Nai 53

4. Biểu đồ 2.4: Ý kiến du khách về thời lượng tour trên tuyến sông Đồng Nai 54

5. Biểu đồ 2.5: Ý kiến du khách tiềm năng về số lượng điểm tham quan trong tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai 55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

6. Biểu đồ 2.6: Số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả cho tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai 56

7. Biểu đồ 2.7: Các hoạt động du khách thích tham gia khi đi du lịch đường sông .57

Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 2

8. Biểu đồ 2.8: Các đặc điểm của cảnh quan được du khách tiềm năng quan tâm ...57

9. Biểu đồ 2.9: Các đặc điểm của điểm tham quan được du khách quan tâm 58

10. Biểu đồ 2.10: Các điểm du khách tiềm năng thích được bố trí ăn uống 59

11. Biểu đồ 2.11: Các hoạt động buổi tối du khách tiềm năng thích tham gia 60

12. Biểu đồ 2.12: Các lựa chọn ngủ qua đêm của du khách tiềm năng 61

13. Biểu đồ 2.13: Các đối tượng du khách thích đi cùng khi tham gia tour 62

14. Biểu đồ 2.14: Các mặt hàng du khách chọn để làm quà tặng sau tour 63

15. Biểu đồ 2.15: Các yếu tố cần ưu tiên để phát triển sản phẩm du lịch, theo các doanh nghiệp 64

16. Biểu đồ 2.16: Các phương án hỗ trợ mà các doanh nghiệp cần 65

17. Biểu đồ 2.17: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết có tour đường sông Đồng Nai 66

18. Biểu đồ 2.18: Tỉ lệ doanh nghiệp biết có tour đường sông Đồng Nai 67

19. Biểu đồ 2.19: Các kênh du khách biết đến du lịch đường sông Đồng Nai 68

20. Biểu đồ 2.20: Các kênh quảng bá du khách tiềm năng cho là hiệu quả nhất 68

21. Biểu đồ 2.21: Các kênh quảng bá doanh nghiệp cho là hiệu quả nhất 69

22. Biểu đồ 2.22: Các hình thức khi đi du lịch đường sông mà du khách lựa chọn .70

23. Biểu đồ 3.1: Các đặc điểm du khách quan tâm đối với điểm tham quan 92

24. Biểu đồ 3.2: Các đặc điểm du khách tiềm năng quan tâm đối với cảnh quan 94

25. Biểu đồ 3.3: Thống kê các hoạt động du khách thích tham gia khi đi du lịch đường sông 95

26. Biểu đồ 3.4: Thời lượng tour phù hợp theo ý kiến khách tiềm năng 96

27. Biểu đồ 3.5: Số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả cho tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai 97

28. Biểu đồ 3.6: Ý kiến du khách tiềm năng về số lượng điểm tham quan trong tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai 98

29. Biểu đồ 3.7: Thống kê ý kiến khách hàng về việc bố trí ăn uống 101

30. Biểu đồ 3.8: Thống kê các kênh quảng bá hiệu quả nhất 102


DANH MỤC BẢN ĐỒ/ SƠ ĐỒ/ LƯỢC ĐỒ/ HÌNH ẢNH

Trang


1. Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa bốn chủ thể trong du lịch 10

2. Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 32

3. Bản đồ 2.1. Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai. 44

4. Bản đồ 2.2. Bản đồ quy hoạch các điểm du lịch hấp dẫn tỉnh Đồng Nai 48

5. Lược đồ 2.1. Lược đồ sông Đồng Nai (đoạn chảy qua Tp. Biên Hòa). 42

6. Lược đồ 2.2. Lược đồ tuyến du lịch đường sông Đồng Nai 47

7. Hình ảnh 2.1. Bến tàu Khu du lịch Ngọc Phát Riverside 50


DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT


BNN: Bộ Nông nghiệp BNV: Bộ Nội vụ

BNT: Bộ Ngoại thương BVMT: Bảo vệ môi trường

BVHTT&DL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CP: Chính phủ

CTCP: Công ty cổ phần

CCVCKTDL: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DL: Du lịch

DLBV: Du lịch bền vững DLST: Du lịch Sinh thái

DNNN: Doanh nghiệp nước ngoài ĐH: Đại học

ĐN: Đồng Nai

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GS: Giáo sư

GTVT: Giao thông vận tải H: Huyện

HST: Hệ sinh thái KT: Kinh tế KDL: Khu du lịch

KCN: Khu công nghiệp KHĐT: Kế hoạch đầu tư

KBTTT: Khu bảo tồn thiên nhiên HHDL: Hiệp hội Du lịch

HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng


NXB: Nhà xuất bản P: Phường

PL: Phụ lục QĐ: Quyết định

PGS. Phó Giáo sư

PTTH: Phát thanh truyền hình TP: Thành phố

TS: Tiến Sĩ

TW: Trung ương

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn TCCB: Tổ chức cán bộ

TCDL: Tổng cục Du lịch TTLT: Thông tư liên tịch TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân

VH; Văn hóa VN: Việt Nam

VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch VQG: Vườn quốc gia

XH: Xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, ngành du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói và là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương, đồng thời được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch, chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành dịch vụ.

Đối với Đồng Nai để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, có giá trị một cách hợp lý và có hiệu quả, rất cần thiết phải nghiên cứu lập quy hoạch phát triển ngành du lịch một cách cụ thể. Nhằm đánh giá đúng thực trạng về những mặt đạt được và chưa đạt trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch. Từ đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch một cách hiệu quả và bền vững, đóng góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Đồng Nai được thiên nhiên ban tặng một tài nguyên vô cùng quý giá là sông Đồng Nai, là con sông nội sinh dài nhất Việt Nam, là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam và đứng thứ ba toàn quốc. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh.

Cửa sông Đồng Nai rộng và sâu, mực nước lên xuống theo chế độ bán nhật triều, giao thông đường thủy rất thuận tiện ở khúc hạ lưu, từ Trị An ra biển. Từ nguồn về tới biển Rạp Xoài, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 586 km (364 dặm), đoạn chảy qua Đồng Nai khoảng 220 km (tính từ ngã ba sông Lòng Tàu - Nhà Bè) và lưu vực 38.600 km2 (14.910 mi2).


Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã phối hợp cùng một số sở ban ngành quy hoạch tuyến du lịch đường sông Đồng Nai là một trong năm tuyến chính thuộc quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng 2030. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển du lịch, trong đó có du lịch đường sông một cách rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2013 - 2020) và chỉ thị đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Chương trình hành động đã nêu rõ đối với phát triển du lịch đường sông: Đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch đường sông, như bến hồ Trị An, bến Bửu Long, bến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh … Nâng cấp chất lượng điểm đến trên tuyến du lịch đường sông Đồng Nai và bổ sung một số dịch vụ tại điểm du lịch cù lao Ba Xê, làng bưởi Tân Triều … Liên kết ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng chương trình du lịch đường sông và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đưa chương trình vào khai thác.

Dọc tuyến sông Đồng Nai có nhiều điểm du lịch thích hợp cho các hoạt động khám phá, trải nghiệm; tìm hiểu về lịch sử văn hóa … như “cù lao Phố, làng nghề gốm Tân Vạn, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Ông, làng cá bè Tân Mai, cù lao Ba Xê, làng bưởi Tân Triều, hồ Trị An …”

Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng vốn có của du lịch Đồng Nai đang bộc lộ nhiều bất cập như: khâu tổ chức còn khá sơ sài, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa được đầu tư đúng mức, sự liên kết còn kém, phát triển chưa xứng với tiềm năng, … khiến sức hấp dẫn du khách giảm dần đi.

Xuất phát từ những lợi thế được trình bày ở nội dung trên, kèm theo suy nghĩ mong muốn phát triển mạnh du lịch tỉnh nhà, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp”, với hy vọng tìm hiểu và xây dựng những giải pháp thiết thực để có thể đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển du lịch đường sông Đồng Nai nói riêng và du lịch tỉnh Đồng Nai nói chung trong thời gian tới.


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích:

- Dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận về du lịch, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và hiện trạng của du lịch đường sông Đồng Nai.

- Qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững và có hiệu quả

2.2. Nhiệm vụ:

- Dựa trên cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu tiềm năng du lịch đường sông Đồng Nai.

- Phân tích tiềm năng và hiện trạng trong hoạt động kinh doanh du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015.

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về nội dung: đề tài tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai.

- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai.

Tuy nhiên, du lịch có tính tổng hợp và liên vùng nên đề tài xem xét nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai trong mối quan hệ với du lịch tỉnh Đồng Nai và các tỉnh trong tiểu vùng Đông Nam Bộ.

- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015, giải pháp phát triển du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020.

5. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023