Biểu Hiện Động Cơ Học Tập Bên Trong Theo Hướng Học Để Tiến Bộ


sống sâu sắc. Ví dụ, trong giáo dục ngôn ngữ và văn học, biểu hiện học để hiểu biết của HS là niềm vui thích khi biết sử dụng tiếng Việt, Ngoại ngữ hay Tiếng dân tộc thiểu số để trao đổi với nhau, để hiểu các văn hoá vùng miền; biết sử dụng các phương tiện như hình ảnh, biểu tượng, kí hiệu, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu… để giao tiếp một cách hiệu quả. Ví dụ, một học sinh lớp 7 có động cơ bên trong (học để hiểu biết) khi em ấy đọc sách vì niềm vui hoàn toàn tuyệt đối mà em ấy trải nghiệm khi học được một điều gì đó mới trong nội dung cuốn sách Văn học mà em ấy chưa từng nghe qua. HS ấy vui mừng và phấn khởi khi hiểu được rằng “khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức lại để người ấy đạt được điều mơ ước” sau khi đọc cuốn sách “Nhà giả kim” của tác giả Paulo Coelho. Trên phương diện giáo dục khoa học xã hội, khám phá và hiểu biết thêm về thế giới mà HS đang sống; sự kết nối, tương tác giữa người với người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cho HS cảm hứng, sự thích thú khám phá về bản thân, tìm tòi các vấn đề của Quốc gia, của Khu vực và Thế giới có liên quan trực tiếp đến đời sống thực tế của các em. Trong giáo dục khoa học tự nhiên, học để hiểu về chất, năng lượng, Trái Đất và bầu trời cùng các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên gồm tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi ở các môn học như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ và các môn học khác; từ đó HS vui vẻ khi hiểu đươc và biết cách thức ứng xử với thiên nhiên đảm bảo các yêu cầu về phát triển bền vững xã hội và môi trường. Có những em mua các nguyên liệu về nhà làm bánh sau những tiết học về chất trên lớp và thấy vui bởi khám phá ra sự biến đổi của chất được ứng dụng trong đời sống là khi các em ấy đang có biểu hiện học để hiểu biết. Đối với giáo dục thể chất, chủ đạo là môn Thể dục, học sinh THCS chủ động tham gia các bài tập thể chất đa dạng như các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kỹ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao với tâm thế và động cơ là trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, hình thành thói quen tập luyện và biết chọn lựa những loại hình vận động phù hợp để nâng cao thể lực. Về


giáo dục hướng nghiệp, HS lấy cho mình những những kiến thức và hiểu biết về năng lực định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội làm niềm vui cho bản thân. Ngoài ra, có thêm nhiều hiểu biết ở các lĩnh vực giáo dục khác nhau như toán học, công nghệ, tin học, giáo dục công dân, quốc phòng an ninh, nghệ thuật,… thông qua từng môn học cụ thể hoặc các nội dung học tập liên môn, xuyên môn mang lại cho các niềm vui trong học tập thì chính là ĐCHT bên trong kích thích HS tham gia học tập.

Biểu hiện của ĐCHT bên trong (học để hiểu biết) gắn liền với các cấu trúc như khám phá, tò mò, mục tiêu học tập, trí tuệ nội tại và cuối cùng là động cơ bên trong đối với hoạt động học [103],[104]. Học để hiểu biết còn được biểu hiện ra thông qua việc các em tìm kiếm cơ hội học hỏi thêm về một chủ đề cụ thể [105]. Ví dụ, HS tự tìm hiểu và xem thêm các videos, clips về các anh hùng dân tộc Việt Nam sau giờ học chính khoá bởi mong muốn hiểu sâu hơn về lịch sử nước Nhà là một minh chứng cho biểu hiện của HS có động cơ học để hiểu biết. Việc tham gia các câu lạc bộ hùng biện ngoài giờ lên lớp để thử trải nghiệm kỹ năng thuyết trình của một HS được thúc đẩy bởi ĐCHT bên trong (học để hiểu biết) của em ấy. Chính việc mở rộng hiểu biết, hiểu thêm kiến thức về những điều HS hứng thú đem lại cho các em sự vui thích và thỏa mãn. Nói một cách khái quát, biểu hiện học để hiểu biết của ĐCHT bên trong là nhu cầu nhận biết và tìm hiểu tri thức, cũng như tìm kiếm ý nghĩa của những tri thức ấy [44].

1.2.4.2. Biểu hiện động cơ học tập bên trong theo hướng học để tiến bộ

Biểu hiện của ĐCHT bên trong (học để tiến bộ) đề cập đến việc HS tương tác với môi trường hoặc một loạt các hành vi học tập mà HS thực hiện nhằm cảm nhận năng lực của bản thân và/ hoặc phát triển lên những thành tựu độc đáo [16],[17],[96]. Nói cách khác, một HS học để tiến bộ được bộc lộ qua việc em ấy tham gia vào một hoạt động học tập vì sự hài lòng và mãn nguyện do cố gắng vượt qua bản thân hoặc nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ hay tạo ra một điều gì đó. Đặc biệt, biểu hiện học để tiến bộ nhấn mạnh


việc học sinh THCS tập trung vào quá trình phấn đấu, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và thu được kết quả cho bản thân. Trọng tâm của học để tiến bộ là HS không quá chú trọng hay chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng một cách đơn thuần [18]. Ví như một HS tham gia lớp học vẽ tranh bởi vì vui thích và hài lòng mà em ấy có được khi cố gắng phát triển kỹ năng nghệ thuật của mình hay một học sinh THCS khác dành nhiều thời gian để tập luyện guitar bởi những cảm xúc tích cực khi em ấy nỗ lực thành thạo để chơi được một phần solo khó là những biểu hiện rõ nét của học để tiến bộ. Như trong giáo dục tin học, học sinh THCS ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi khi đã vượt qua được những hạn chế để ứng dụng, khai thác các phần mềm tin học văn phòng cơ bản để làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và đời sống; cụ thể là dành thời gian nghiền ngẫm để phát triển được khả năng thiết kết trên Powerpoint và có sản phẩm là một bản slide nhằm hỗ trợ bài thuyết trình trong tiết Giáo dục công dân. Khi học để tiến bộ, học sinh THCS tìm thấy niềm vui từ việc cố gắng phát triển những kỹ năng mới và trau dồi trình độ năng lực bản thân. Học để tiến bộ liên kết chặt chẽ với các cấu trúc như động cơ hiệu quả (nói tới xu hướng động cơ dựa trên tiếp cận tự nhiên dẫn đến các tương tác hiệu quả với môi trường), thách thức nội tại (gồm các khó khăn cá nhân mà HS phải đối mặt) và sự sáng tạo [106].

Để nhìn ra sự cố gắng của bản thân trong học tập, HS có xu hướng tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết cách xây dựng và hoàn thành kế hoạch học tập; chọn lựa được các nguồn tài liệu học tập phù hợp để giúp bản thân tiến bộ. Bên cạnh đó, học sinh THCS luôn nhận ra được những thiếu sót, hạn chế của bản thân trong tương tác với GV, bạn bè và những người khác cũng như có ý thức tự điều chỉnh, rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội. Đồng thời, các em chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của những người xung quanh khi đối mặt với khó khăn trong học tập. Đối với khía cạnh sáng tạo, học sinh THCS nhận ra để rồi hình thành và triển khai ý tưởng mới. Cụ thể, HS xác định và làm sáng tỏ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, khái quát những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.


Ngoài ra, HS còn phát hiện ra các yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác như thầy cô giáo, bạn bè, …; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã có; đề xuất giải pháp cải thiện hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; phân biệt và bàn luận về các giải pháp đề xuất. Lấy việc mang một sản phẩm để tham gia một cuộc thi Địa lý bằng tiếng Anh do địa phương tổ chức là một ví dụ của biểu hiện học để tiến bộ. Để có được sản phẩm, các em dày công đi thực tế, đọc tài liệu để viết báo cáo, dàn dựng cảnh để quay video clip; các em tìm những nguồn lực khác nhau như hợp tác với những người bạn có thiên hướng, cá tính, điểm mạnh khác nhau để khắc phục những hạn chế của bản thân; nhờ CM trở đến nơi họp nhóm… Tất cả những hành vi học tập ấy được thực hiện bởi chính sự hài lòng của bản thân khi cố gắng từng chút từng chút một để có được thành phẩm có chất lượng, độc đáo, có dấu ấn riêng và sự hào hứng đối với việc học hỏi thêm được những kiến thức mới khi tương tác với bạn học và đạt được thành tựu.

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 8

Như vậy, biểu hiện của ĐCHT bên trong (học để tiến bộ) của học sinh THCS chính là việc tham gia vào một hoạt động khi cố gắng vượt trội và đạt được một tiêu chNguyên mới hoặc tạo ra một cái gì mới, vượt qua chính mình trong học tập, nhận ra điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.

1.2.4.3. Biểu hiện động cơ học tập bên trong theo hướng học để trải nghiệm kích thích

Biểu hiện ĐCHT bên trong (học để trải nghiệm kích thích) được bộc lộ rõ nét khi HS tham gia vào một hoạt động học tập để trải nghiệm những cảm giác kích thích, sự phấn khích hoặc niềm vui mang tính thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp liên quan tới chính hoạt động học tập đó [18]. Biểu hiện học để trải nghiệm kích thích dường như không được chú ý nhiều trong nghiên cứu về vấn đề động cơ trước đây. Mặc dù có ít nghiên cứu song học để trải nghiệm kích thích cho thấy nhiều điểm nhất quán với việc đánh thức hay khơi gợi cảm xúc một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, những HS học để trải nghiệm kích thích là khi các em được thúc đẩy để đạt được cảm giác kích thích ở mức độ tối ưu từ môi


trường xung quanh trong những lần các em trải nghiệm; và cảm nhận này sẽ có những khác biệt nhất định giữa từng cá nhân HS [106].

Biểu hiện học để trải nghiệm kích thích có mối quan hệ chặt chẽ các cấu trúc gồm trải nghiệm liên quan đến thẩm mỹ, mỹ học như nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong học tập, công việc và trong đời sống xã hội; tìm kiếm sự náo động, sự xúc động mạnh, hưng phấn, cảm giác cực kỳ hạnh phúc; khả năng cảm thụ thông qua các giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác…); cảm tính, cảm nhận hài lòng, thoả mãn khi cảm thụ bằng các giác quan và trải nghiệm đỉnh cao [106]. Những HS đến lớp để trải nghiệm sự hào hứng khi tham gia một cuộc thảo luận đầy lý thú, sôi nổi, nhiệt huyết; cảm giác hào hứng, phấn khích khi diễn thuyết một chủ đề yêu thích trước cả lớp hay toàn trường hoặc có em đọc một cuốn sách trinh thám không thể rời mắt bởi cảm giác thú vị, kích thích, xúc động mạnh, có được từ những tình tiết, đoạn văn đầy hấp dẫn và lôi cuốn là những ví dụ về những cá nhân có ĐCHT bên trong (học để để trải nghiệm kích thích) trong giáo dục. Chính những đặc trưng của cường độ tri giác, chiều sâu của cảm nhận, hoặc cảm giác có ý nghĩa sâu sắc làm nên sự nổi bật in đậm trong tâm trí, và sẽ phản chiếu lại trong các trải nghiệm với một mức độ nhất định ở một thời điểm (như là tiết học, giờ học…) hay không gian nào đó (lớp học, ở nhà, trên đường đi….) kích thích HS tham gia học tập hăng hái.

Bên cạnh đó, những đặc điểm và đặc tính khác nhau của từng hoạt động hay nhiệm vụ thú vị sẽ tạo điều kiện cho một trong ba biểu của ĐCHT bên trong bộc lộ rõ nét hơn những mặt biểu hiện khác [16],[92]. Ví dụ, khi học sinh THCS tham gia vào một hoạt động thú vị và đặc biệt là cảm giác kích thích thoả mãn được các giác quan như lắng nghe một bản nhạc trong tiết Âm nhạc, những lời kể hào hùng về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước trong giờ học Lịch sử, thưởng thức hoặc nếm những món ăn ngon trong giờ thực hành trải nghiệm làm đầu bếp hay biểu diễn một tiểu phẩm Văn học trước toàn trường trong giờ Sinh hoạt đầu tuần, học sinh THCS sẽ có xu hướng bộc lộ biểu hiện ĐCHT bên trong (học để trải nghiệm kích thích) mạnh hơn biểu hiện


học để hiểu biết và học để tiến bộ. Với ý nghĩa này, dường như biểu hiện học để trải nghiệm kích thích của HS sẽ được phát triển mạnh thông qua môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật gồm Âm nhạc và Mỹ thuật, môn Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Những HS học môn Ngữ văn vì các em thấy xúc động trước những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc sống, những giá trị cao cả và đẹp đẽ về văn hoá, văn học và ngôn ngữ dân tộc, những xúc cảm lành mạnh, tình cảm nhân văn, nhân ái, vị tha…là biểu hiện đặc trưng của học để trải nghiệm kích thích. Tuy nhiên không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc Văn học, ĐCHT bên trong (học để trải nghiệm kích thích) mới phát triển, biểu hiện cũng có thể được bộc lộ trong giáo dục Toán học cũng như giáo dục Khoa học tự nhiên. Cụ thể trong Vật lý, Copernic đề xuất thuyết nhậttâm vì toán học của thuyết này đem lại niểm vui thẩm mỹ cho ông; Kepler cũng lấy tiêuchuẩn thẩm mỹ để tìm ra các định luật hành tinh; Newton phát triển định luật hấp dẫncùng các định luật về chuyển động với mối quan tâm sâu sắc về mong muốn bảo tồn sựhài hòa và vẻ đẹp vũ trụ của Chúa. Tương tự như vậy, một HS hoàn toàn có thể bị hấpdẫn vào việc tìm hiểu các định luật Vật lý hay các công thức, phương trình Toán học bắtnguồn từ những kích thích mang tính thẩm mỹ.

Nhìn chung, biểu hiện ĐCHT bên trong (học để trải nghiệm kích thích) của học sinh THCS nói tới niềm vui, phấn khích, cảm giác tích cực, tương tác, kết nối mà người học có được khi trải nghiệm, biết thêm và tham gia vào những cái mới gắn với tính thẩm mỹ.

Trong một số tình huống cụ thể ở trường học có thể phân biệt được các em có biểu hiện ĐCHT bên trong hay bên ngoài. Ví dụ: một HS thấy mình thuộc nhóm “Một vài HS đặt câu hỏi trong lớp bởi vì muốn học và khám phá những điều mới” hơn là nhóm “ những HS hỏi bởi chúng muốn GV chú ý tới mình” thì HS ấy đang có ĐCHT bên trong. Lấy mong muốn có điểm cao là một ví dụ khác để làm rõ, phân biệt biểu hiện của ĐCHT bên trong với các loại ĐCHT khác. HS với mong muốn có điểm số cao có thể là biểu hiện của ĐCHT bên ngoài (nếu HS mong muốn có điểm cao chỉ để làm hài lòng


CM hoặc vui lòng thầy cô) hoặc cũng có thể là biểu hiện của ĐCHT bên trong (nếu HS tìm kiếm điểm cao không phải để khoe khoang một cách tự hào mà đơn giản là làm bằng chứng liên quan đến mức độ năng lực và thành tựu đạt được của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể). Với ý nghĩa là biểu hiện của ĐCHT bên trong, điểm số không đạt mức hoàn hảo như mong đợi tác động đến ĐCHT bên trong bằng cách chỉ ra những khu vực học tập có thể cần được cải thiện.

1.2.5. Các yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở

1.2.5.1. Những yếu tố liên quan tới bản thân học sinh

a. Nhu cầu tâm lý của học sinh

Động cơ bên trong đối với hoạt động học tập thực sự quan trọng ở trẻ vị thành niên cả ở phương Tây và phương Đông nhưng trên thực tế, ĐCHT bên trong ở nhiều em trong độ tuổi này thường giảm sút. Urdan và Pajares (2002) giải thích sự suy giảm này là do những thay đổi của bối cảnh trường học ở giai đoạn niên thiếu ảnh hưởng tới sự thỏa mãn nhu cầu tự chủ và năng lực chưa được đáp ứng một cách ưu việt [86].

ĐCHT bên trong của HS sẽ phát triển hoặc suy giảm phụ thuộc rất nhiều vào sự thỏa mãn của ba nhu cầu tâm lý cơ bản: tự chủ, kết nối hoặc năng lực của bản thân của các em do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài. Điều này quan trọng ở chỗ nó liên quan đến các yếu tố ngữ cảnh cụ thể tác động đến quá trình tạo ĐCHT bên trong của HS [78]. Khi các nhu cầu được thỏa mãn, các em sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập; nếu không được đáp ứng thì các em tham gia một cách thụ động hoặc chống đối.

Năng lực phản ánh nhu cầu cảm nhận hiệu quả của bản thân trong việc đạt được mục tiêu của cá nhân em HS đó. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thách thức ở mức tối ưu, phản hồi mang tính thúc đẩy và tự do/ không bị hạn chế bó buộc bởi những bình luận hạ thấp giá trị nhân phẩm sẽ hỗ trợ nhu cầu năng lực của người học và chính điều ấy tạo điều kiện cho động cơ bên trong phát triển [61],[99].


Tự chủ đề cập đến nhu cầu được tự do khi bắt đầu và trong quá trình điều chỉnh hành vi của em HS đó [61]. Ryan và Deci (2000) nói rằng cảm giác tự chủ có thể thúc đẩy các em HS từ bên trong khi các em hoàn toàn và thực sự tiếp nhận các giá trị của những yếu tố điều chỉnh bên ngoài vào bản thân[61]. Ví dụ, trong tình huống các em HS có quyền lựa chọn hành động hay nhận được phản hồi tích cực thì ĐCHT bên trong cao hơn. Ngược lại trong hoàn cảnh bị kiểm soát như hạn nộp bài, nỗi sợ bị trừng phạt, phản hồi tiêu cực làm giảm nhu cầu tự chủ và dẫn tới ĐCHT bên trong của các em giảm sút. Mặc dù nhu cầu về năng lực và tự chủ được coi là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến động cơ bên trong, nhưng sự kết nối cũng rất cần thiết để duy trì động cơ bên trong này [92]. Một trong những điều cản trở động cơ bên trong do tính tự chủ giảm là sử dụng phần thưởng như một phương tiện để thúc đẩy, tạo động cơ. Khi con người được thưởng một cách ngẫu nhiên cho việc làm một nhiệm vụ hứng thú, họ bộc lộ ít thích thú hơn so với người không được thưởng và họ không kiên trì với nhiệm vụ khi được trao quyền tự do để tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ [86]. Bên cạnh đó, đe dọa trừng phạt, đánh giá bên ngoài, hạn chót ấn định, mục tiêu bắt buộc, phần thưởng tượng trưng có thể làm giảm sự tự chủ và cũng được chứng minh là làm suy yếu động cơ bên trong [86].

Khác nhu cầu tự chủ và năng lực, nhu cầu kết nối đóng một vai trò quan trọng, nhưng ít trực tiếp hơn trong quá trình duy trì động cơ bên trong. Nhu cầu kết nối nói đến cảm giác an toàn và hài lòng mà các em được kết thân với người khác [92]. Thuyết tự xác định gợi ý rằng kết nối ảnh hưởng đến động cơ bên trong thông qua quá trình học tập và đồng hóa vô thức động cơ bên ngoài [61],[102]. Các em HS có xu hướng đồng hóa một cách tự nhiên yêu cầu, nhu cầu, giá trị và quy định về văn hóa khi họ ở trong điều kiện, bối cảnh xã hội mà họ cảm thấy được kết nối với những người khác (ví dụ như GV và CM). Các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức và cách làm từ GV khi các em cảm nhận được GV kết nối và chăm sóc một cách an toàn [56],[80]. GV tin tưởng, quan tâm và tôn trọng HS, đặc biệt quan tâm đến việc học tập của HS, GV đưa ra phương pháp nâng cao trí tuệ và cảm xúc xã hội liên quan đến vùng phát triển gần của Vygotsky mà HS cần để tiếp cận, tham gia và kiên trì thực hiện các nhiệm vụ học tập; để phát triển tích cực tự ý

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí