Phân Bố Khách Thể Nghiên Cứu (N=745)‌


Về đội ngũ GV, trường THCS3 có nhiều GV giỏi, có trình độ cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% GV là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều GV là cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội, GV các trường Chuyên Đại học Ngoại Ngữ, Chuyên Đại học Sư Phạm, Chuyên Đại học Khoa học- Tự nhiên Hà Nội.

Về cơ sở vật chất, trường đã và đang được xây dựng thành một nhà trường hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trường THCS3 có phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm giúp HS có đời sống tinh thần tích cực, lành mạnh, tự tin, biết phát huy năng lực tiềm ẩn để đạt được thành công trong cuộc sống, đồng thời có những chia sẻ hữu ích với các bậc CM HS để phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục HS.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu‌

Cơ sở lý luận về ĐCHT bên trong ở người học nói chung và ĐCHT bên trong ở học sinh THCS nói riêng. Bao gồm: các cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm, biểu hiện, các yếu tố tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

Thực trạng biểu hiện, và thực trạng các yếu tố liên quan đến biểu hiện ĐCHT bên trong ở học sinh THCS.

Nghiên cứu 02 trường hợp sâu để tìm hiểu thực trạng và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong ở từng HS cụ thể.

Đề xuất một số biện pháp giúp các em học sinh THCS hình thành và nâng cao mức độ ĐCHT bên trong.

2.1.3. Khách thể nghiên cứu‌

2.1.3.1. Mẫu điều tra thăm dò

Nghiên cứu tiến hành điều tra thăm dò trên 16 HS tại 03 trường THCS ở Hà Nội nhằm hoàn thiện nội dung của bảng hỏi, chính xác hóa công cụ nghiên cứu bao gồm các việc sau: xác định thời gian cho việc trả lời một bảng hỏi; nhận diện những khó khăn của HS khi thực hiện bảng hỏi, trên cơ sở đó chỉnh sửa những items chưa đạt yêu cầu.

2.1.3.2. Mẫu điều tra đại trà


Nghiên cứu bao gồm 776 HS được lựa chọn ngẫu nhiên từ 03 trường THCS ở Hà Nội: trường THCS1, trường THCS2; trường THCS3. Trong đó, 31 phiếu khảo sát đã bị loại do khách thể không hoàn thành, có sự mâu thuẫn giữa các câu trả lời hoặc trả lời theo một quy luật nhất định. Chúng tôi tiếp tục phân tích dữ liệu trên nhóm khách thể gồm 745 HS. Sự phân bố của mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu (N=745)‌



Các tham số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trường (loại trường)

Trường THCS1 (công lập)

233

31,28


Trường THCS2 (tư thục)

233

31,28


Trường THCS3 (bán công)

279

37,45

Khối lớp

Khối 6

173

23,22


Khối 7

160

21,48


Khối 8

199

26,71


Khối 9

213

28,59

Học lực

Giỏi

442

59,33


Khá

221

29,66


Trung bình và Yếu

73

9,80


Không kê khai

9

1,21

Giới tính

Nam

370

49,66


Nữ

359

48,19


Khác

15

2,01


Không kê khai

1

0,13

Kinh tế gia đình

Giàu và Khá

434

58,26


Trung bình

283

37,99


Dưới trung bình và Nghèo

23

3,09


Không kê khai

5

0,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 11

Trên tổng số 745 khách thể nghiên cứu, tỷ lệ HS nam - nữ được phân bố khá đồng đều (49.73% nam; 48.25% nữ) và một tỷ lệ rất nhỏ HS thuộc nhóm giới tính khác. Tỷ lệ


HS của từng khối lớp cũng tương đối đồng đều, trong đó ít nhất là HS khối 7 (21.48%) và nhiều nhất là HS khối 9 (28.59%). HS có học lực giỏi chiếm đa số mẫu nghiên cứu. Đa phần HS sống trong điều kiện kinh tế khá giả trở lên.

2.1.3.3. Mẫu phỏng vấn

Nghiên cứu phỏng vấn trên nhóm mẫu gồm 16 học sinh THCS tại 03 trường THCS để khảo sát thử. Mẫu phỏng vấn được lựa chọn theo cách kết hợp giữa hình thức chọn mẫu thuận tiện và ngẫu nhiên. Ngoài ra, 02 học sinh THCS cũng được lựa chọn phỏng vấn trong nghiên cứu trường hợp.

2.1.3.4. Mẫu nghiên cứu trường hợp:

Mẫu nghiên cứu trường hợp là 02 học sinh THCS tại trường THCS 2. Trong đó, có 01 HS có ĐCHT bên trong cao và 01 HS có ĐCHT bên trong thấp và/ hoặc không có ĐCHT. Nghiên cứu chỉ có thể chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện do những hạn chế vì dịch bệnh Covid-19.

2.1.4. Các giai đoạn nghiên cứu‌

Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn chính là nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn gồm: lựa chọn và thiết kế công cụ, khảo sát thử và hoàn thiện các công cụ nghiên cứu; khảo sát chính thức và phỏng vấn sâu; xử lý và phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu trường hợp; xử lý và phân tích kết quả khảo sát. Nội dung cụ thể của từng giai đoạn được trình bày như sau:

2.1.4.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

a. Mục đích:Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

b. Nội dung:

- Tổng quan điểm luận và phân tích những công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam và Quốc tế về ĐCHT, ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong ở học sinh THCS.


- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ: ĐCHT, ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong của học sinh THCS để hình thành cơ sở nghiên cứu thực tiễn

- Xác định các biểu hiện cụ thể của ĐCHT bên trong của học sinh THCS

- Xác định các yếu tố cá nhân, môi trường tác động đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS

- Phân tích các biện pháp nâng cao động cơ bên trong ở các em trong hoạt động học tập

c. Phương pháp tiến hành:Tìm hiểu thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu văn bản liên quan đến những vấn đề lý luận của đề tài. Từ đó, đề tài xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ và những khái niệm liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn về ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề lý luận.

2.1.4.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

A. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng động cơ học tập bên trong và các yếu tố liênquan đến động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở

a. Mục đích: Xác định cách thức đánh giá, đo lường biểu hiện, mức độ ĐCHT bên trong của học sinh THCS và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong.

b. Nội dung: Để làm rõ ĐCHT bên trong và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong ở học sinh THCS, những nội dung cơ bản sau được nghiên cứu: biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS, các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong ở học sinh THCS và mối liên hệ giữa ĐCHT bên trong và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong ở học sinh THCS.

c. Phương pháp tiến hành: Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung trong giai đoạn này: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

B. Giai đoạn nghiên cứu trường hợp, đề xuất biện pháp tác động góp phần giúphọc sinh THCS nâng cao ĐCHT bên trong và hoàn thiện luận án


a. Mục đích: Tìm hiểu sâu về thực trạng và biểu hiện của ĐCHT bên trong trên các trường hợp cụ thể thông qua quan sát, phỏng vấn cá nhân và các mối quan hệ xung quanh cá nhân, xem xét sâu hơn mối liên quan và tác động của yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS và phát hiện ra những yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong mới để từ đó đưa ra các đề xuất và kiến nghị phù hợp.

b. Nội dung:

- Nghiên cứu 02 trường hợp, trong đó 01 HS có ĐCHT bên trong cao và 01 trường hợp có ĐCHT bên trong thấp/ không có ĐCHT.

-Trên cơ sở những phân tích lý thuyết, nghiên cứu thực trạng ĐCHT bên trong và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong, mối liên hệ giữa ĐCHT bên trong và các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong cũng như kết quả nghiên cứu trường hợp, tổng kết, phân tích và rút ra các kết luận, kiến nghị nhằm hoàn thiện luận án.

c. Phương pháp tiến hành: Để thực hiện các nội dung trong giai đoạn này, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu‌

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận‌

a. Mục đích

Xây dựng cơ sở lý luận và xác lập quan điểm chủ đạo của luận án trong nghiên cứu ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Tổng quan những nghiên cứu cả trong và ngoài nước về vấn đề ĐCHT ở người học. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, khái niệm, các xu hướng nghiên cứu liên quan tới ĐCHT nói chung và ĐCHT bên trong ở học sinh THCS. Đồng thời, làm rõ các yếu tố liên quan đến ĐCHT bên trong của HS. Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó tiến hành xây dựng bộ công cụ và nghiên cứu thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

b. Nội dung


Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa và đánh giá những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và ngoài nước về ĐCHT, ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong của HS. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình trước đây làm cơ sở tiến hành nghiên cứu luận án.

Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ: ĐCHT, ĐCHT bên trong và ĐCHT bên trong của học sinh THCS và các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu ở các phần lý luận chung, từ đó xây dựng các yếu tố liên quan để tiến hành khảo sát trong nghiên cứu thực trạng.

c. Cách tiến hành

Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản và tổng quan có hệ thống. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các vấn đề lý luận và những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về các vấn đề liên quan đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS. Tổng quan có hệ thống được thực hiện dựa trên cơ sở tìm kiếm mở rộng, chắt lọc và lựa chọn phân tích các nghiên cứu tiềm năng. Để thu thập dữ liệu, chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu và các công cụ tìm kiếm của MEDline, PsycINFO, PsyARTICLES, Eric, Sociofile, Social Science Critation Index và các thư viện trong nước như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Các từ, cụm từ khóa để tìm kiếm bao gồm “động cơ học tập”, “động cơ học tập bên trong”, “tâm lý học”, “học sinh THCS”, “academic motivation”, “intrinsic academic motivation”, “junior high school students”.

Ngoài ra, để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, đề tài còn kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tập hợp ý kiến của những nhà khoa học có kinh nghiệm, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và một số lĩnh vực liên quan đến vấn đề động cơ nhằm làm rõ thêm các nội dung nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi‌

a. Mục đích:


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính được sử dụng để tìm hiểu thực trạng biểu hiện ĐCHT bên trong của các em học sinh THCS. Đồng thời, phương pháp này còn được dùng để nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến động cơ bên trong đối với hoạt động học tập ở học sinh THCS.

b. Nội dung:

Dựa trên cơ sở lý luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra với những nội dung chính sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu về thực trạng ĐCHT bên trong của học sinh THCS

- Nội dung 2: Tìm hiểu các yếu tố dự báo ĐCHT bên trong của học sinh THCS Sau khi tham khảo các bảng hỏi, thang đo ở các công trình nghiên cứu quốc tế và

Việt Nam, chúng tôi dịch thuật bảng hỏi, thang đo từ tiếng Anh và thích nghi về mặt

ngôn ngữ, điều chỉnh dưới sự góp ý của chuyên gia người Việt và chuyên gia nước ngoài sử dụng tốt tiếng Anh. Cấu trúc và nội dung của phiếu hỏi bao gồm: giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu, câu hỏi về thông tin cá nhân/ đặc điểm nhân khẩu xã hội của HS và 8 bảng hỏi: (1) bảng hỏi biểu hiện động cơ học tập, (2) bảng hỏi nhu cầu tâm lý, (3) bảng hỏi bầu không khí học tập, (4) bảng hỏi mục tiêu học tập, (5) bảng hỏi mục tiêu lớp học,

(6) bảng hỏi mục tiêu của giáo viên, (7) bảng hỏi về tư duy và (8) bảng hỏi về phong cách làm mẹ.

- Câu hỏi về thông tin cá nhân của HS: gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, lớp, trường, học lực (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình hoặc yếu), môn học hứng thú và yêu thích nhất, môn học không hứng thú nhất, nghề nghiệp của bố và mẹ, tình trạng kinh tế gia đình (giàu, khá, trung bình, dưới trung bình hoặc nghèo) và tình trạng hôn nhân của CM HS (hạnh phúc, hay mẫu thuẫn và cãi cọ, đã ly hôn, chuẩn bị ly hôn hoặc bình thường).

- Bảng hỏi biểu hiện động cơ học tập: Để đánh giá động cơ của HS đối với hoạt động học tập, đề tài tham khảo thang đo Động cơ học tập (Academic motivation scale [44]). Thang đo ban đầu được xây dựng bằng tiếng Pháp và sau đó được chuyển ngữ


sang tiếng Anh. Bảng hỏi có tất cả 28 câu trên thang Likert 7 điểm. Vanderland và các CS (1992) cho thấy độ tin cậy bên trong của thang đo khoảng α = 0, 8 và giá trị tương quan theo thời gian, sau khi đánh giá lại (test- retest) là 0,79. Hệ số Cronbach alpha trong một nghiên cứu tương tự cho thấy độ tin cậy bên trong nằm ở khoảng α = 0,72 và α = 0,86 (Spittle & các CS, 2009). Sau khi kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi, loại bỏ những item có tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 và đảm bảo hệ số Cronbach’s alpha của từng miền đo lớn hơn 0,6, bảng hỏi còn 27 câu. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào biểu biện của ĐCHT bên trong đo ở tiểu thang: để hiểu biết, để tiến bộ, để trải nghiệm. Độ tin cậy bên trong của thang đo ĐCHT bên trong là α =0,87. Ngoài ra, chúng tôi cũng đo biểu hiện của các loại ĐCHT khác (ĐCHT bên ngoài- điều chỉnh đồng nhất, ĐCHT bên ngoài- điều chỉnh tiếp nhận, ĐCHT bên ngoài- điều chỉnh bên ngoài và không có ĐCHT) để xem mối tương quan của chúng với ĐCHT bên trong. Độ tin cậy bên trong của thang đo ĐCHT bên ngoài là α = 0,82 và độ tin cậy của thang không có ĐCHT là α = 0,69.

- Bảng hỏi nhu cầu tâm lý: Nghiên cứu này sử dụng thang đo thỏa mãn và không đáp ứng nhu cầu tâm lý (the Basic Psychological Need Satisfaction and Need Frustration Scale [145]) để khảo sát mức độ thực trạng của ba nhu cầu tâm lý ở học sinh THCS. Thang đo này đã được nghiên cứu và xác nhận về độ hiệu lực ở bốn nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau như Trung Quốc, Bỉ, Mỹ và Peru. Thang đo với 24 câu chia thành 6 tiểu thang đo, trong đó 3 tiểu thang đo xem xét việc thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý và 3 tiểu thang đo đánh giá việc không đáp ứng ba nhu cầu tâm lý. Nội dung các câu hỏi được chúng tôi chỉnh sửa một chút để đánh giá phù hợp và hiệu quả nhất đối với các em học sinh THCS trong bối cảnh trường học và hoạt động học tập. Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi đảo điểm của các items thuộc 3 tiểu thang đo không đáp ứng ba nhu cầu tâm lý và ghép các items tương ứng vào từng tiểu thang về việc đáp ứng ba nhu cầu tâm lý. Cuối cùng, chúng tôi phân tích trên 3 tiểu thang đo thỏa mãn nhu cầu tự chủ, thỏa mãn nhu cầu năng lực và thỏa mãn nhu cầu kết nối. Độ tin cậy bên trong của toàn thang ở mức cao α = 0,88 và độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang đo ở mức tốt, từ α = 0,75

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022