Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học‌


a. Mục đích:

Phương pháp này giúp thu thập thêm thông tin, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu thập được trước và sau khảo sát thực tiễn trên diện rộng, đồng thời tìm hiểu thêm những thông tin mới về sự thay đổi của ĐCHT bên trong và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐCHT bên trong trong những trường hợp điển hình.

b. Nội dung:

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị một cách chi tiết, rõ ràng theo từng mục của vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn không cố định theo trình tự đã chuẩn bị, mà có thể linh động, mềm dẻo tùy theo từng khách thể. Dựa trên đặc điểm của từng đối tượng khách thể của cuộc phỏng vấn sâu mà nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn có thể thay đổi.

c. Khách thể phỏng vấn:

16 khách thể trong điều tra thử và 02 khách thể trong nghiên cứu trường hợp

d. Cách tiến hành:

Trước tiên, tác giả gặp gỡ các cá nhân được phỏng vấn và tự giới thiệu về bản thân cũng như mô tả vấn đề nghiên cứu. Những thông tin phỏng vấn được đảm bảo giữ bí mật, những câu trả lời chỉ để phục vụ cho nghiên cứu. Sau đó, tác giả giải thích về tầm quan trọng những thông tin mà các khách thể được phỏng vấn nêu ra. Các câu trả lời, kết quả phỏng vấn sâu được phân tích và được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận án.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp‌

a. Mục đích:

Làm rõ hơn ĐCHT bên trong của học sinh THCS cụ thể cũng như các yếu tố tác động tới ĐCHT bên trong của các em. Kết quả này sẽ minh họa và làm rõ hơn những số liệu thu được từ bảng hỏi. Đồng thời xem xét sâu các khía cạnh mang tính cá nhân của mỗi trường hợp nhằm gợi mở các giả thuyết hỗ trợ chuyên sâu hoặc phòng ngừa khi cần thiết.

b. Nội dung:


Mô tả và phân tích những biểu hiện cụ thể và mức độ ĐCHT bên trong của HS được chọn nghiên cứu trường hợp. Đồng thời, xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT bên trong của từng trường hợp cụ thể.

c. Khách thể: 02 học sinh THCS tại trường tư thục thuộc Hà Nội

d. Cách tiến hành:

Sau khi điều tra thực trạng, chúng tôi chọn ra 2 HS có những đặc điểm đặc trưng về ĐCHT cho độ tuổi THCS để điều tra kỹ hơn so với các HS khác (gồm 01 HS có mức độ ĐCHT bên trong cao và 01 HS không có ĐCHT). Đầu tiên, HS được khảo sát lần hai bằng phiếu hỏi qua một học kỳ để đánh giá sự thay đổi của ĐCHT bên trong và các yếu tố tác động. Tiếp theo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn, lắng nghe các câu chuyện kể, quan sát và theo dõi các bước tiến triển của bản thân HS để làm sáng tỏ các đối tượng nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học‌

a. Mục đích:

Nhằm xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên.

b. Các phương pháp xử lí số liệu:

- Phương pháp xử lí số liệu định tính:

Phương pháp định tính được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được từ các câu hỏi trong phỏng vấn và nghiên cứu trường hợp. Những thông tin thu thập được từ các quá trình phỏng vấn sâu được trình bày dưới dạng mô tả và phân tích.

- Phương pháp xử lí số liệu định lượng

+ Tạo các biến số

Để tiến hành phân tích dữ liệu định lượng, chúng tôi tạo 29 biến số. Các biến số gồm

(1) ĐCHT bên trong (học để hiểu biết); (2) ĐCHT bên trong (học để tiến bộ), (3) ĐCHT bên trong (để trải nghiệm), (4) ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh tiếp nhận), (5) ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh đồng nhất), (6) ĐCHT bên ngoài (điều chỉnh bên ngoài), (7) không có


ĐCHT, (8) nhu cầu tự chủ, (9) nhu cầu kết nối, (10) nhu cầu năng lực, (11) bầu không khí học tập, (12) mục tiêu tiếp cận học tập, (13) mục tiêu lảng tránh học tập, (14) mục tiêu tiếp cận kết quả, (15) mục tiêu lảng tránh kết quả, (16) mục tiêu lớp học tiếp cận học tập, (17) mục tiêu lớp học tiếp cận kết quả, (18) mục tiêu lớp học lảng tránh kết quả, (19) mục tiêu của giáo viên tiếp cận học tập, (20) mục tiêu của giáo viên tiếp cận kết quả,

(21) mục tiêu của giáo viên lảng tránh kết quả, (22) tư duy cố định, (23) tư duy phát triển, (24) sự khuyến khích tự chủ của mẹ, (25) sự tham gia của mẹ, (26) sự nồng ấm của mẹ, (27) sự khuyến khích tự chủ của bố, (28) sự tham gia của bố, (29) sự nồng ấm của bố. Mỗi biến số được tính theo mức điểm riêng ở bảng 2.2 và phân tích dựa trên từng biến số ấy. Các biến số đều được phân tích độ tin cậy và cho kết quả tốt, cụ thể được trình bày trong Phụ lục

+ Các thông số thống kê sử trong xử lí số liệu:

Phân tích thống kê mô tả, chúng tôi sử dụng các chỉ số sau: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỉ số phần trăm.

Phân tích thống kê suy luận, chúng tôi sử dụng các thông số sau: phân tích so sánh, phân tích tương quan nhị biến, phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, phân tích biến trung gian

2.3. Đạo đức nghiên cứu‌

Nghiên cứu được sự cho phép của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng như Ban giám hiệu và HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những HS tham gia khảo sát này hoàn toàn tự nguyện sau khi biết đầy đủ thông tin về mục đích, nội dung và ý nghĩa của nghiên cứu. Thông tin mà tất cả các HS cung cấp được bảo mật và trong trường hợp trích dẫn ý kiến của HS sẽ ghi lại ý kiến chính xác, không đưa vào suy diễn và những phỏng đoán của cá nhân. Số liệu được thu thập, phân tích, diễn giải đều hoàn toàn trung thực với thực tế khảo sát. Khi ý kiến của HS được sử dụng để minh họa cho nghiên cứu, việc trích dẫn này cần được thực hiện ẩn danh.


Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi cam kết ghi nguồn trích dẫn của các công trình khoa học, tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học của đề tài nghiên cứu.

Tiểu kết chương 2

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án được tổ chức tiến hành theo một chu trình chặt chẽ theo các giai đoạn, các bước và kết hợp một hệ thống các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tâm lý học. Hai giai đoạn chính là nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phối hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Ở từng phương pháp, mục đích, nội dung, thời gian và cách tiến hành được trình bày rõ ràng, cụ thể. Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp này có thể đảm bảo tính khoa học và chính xác về kết quả đạt được ở chương 3.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong chương này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ 4 nội dung chính là: Thực trạng ĐCHT bên trong của học sinh THCS. So sánh ĐCHT bên trong theo các lát cắt: giới tính, khối lớp, trường, học lực và tình trạng kinh tế gia đình. Mối quan hệ của ĐCHT bên trong của học sinh THCS với các yếu tố cá nhân và môi trường. Mối tương quan và dự báo tác động thay đổi của các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường tới ĐCHT bên trong của học sinh THCS.

3.1. Thực trạng động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở

3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở‌

Bảng 3.1. Phân tích mô tả chung thực trạng động cơ học tập bên trong‌



ĐTB

ĐLC

Min

Max

Động cơ học tập bên trong

5,55

0,89

1,67

7

ĐCHT bên trong (học để hiểu biết)

5,75

1,01

1

7

ĐCHT bên trong (học để tiến bộ)

5,81

0,95

1

7

ĐCHT bên trong (học để trải nghiệm kích thích)

5,08

1,11

1

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Ghi chú:N= 745

Bảng 3.1 cho thấy ĐCHT bên trong của học sinh THCS ở mức trung bình trên bình diện chung cũng như ở từng thành phần cụ thể. Xem xét ba thành phần của ĐCHT bên trong, học sinh THCS có xu hướng học để tiến bộ (ĐTB = 5,81) cao nhất, sau đó là học để hiểu biết và học để trải nghiệm kích thích thấp nhất. Điều này chứng minh rằng, học sinh THCS tham gia vào hoạt động học tập với một tâm thế cố gắng để vượt trội và đạt được một tiêu chuẩn mới, đặc biệt là học tập để vươn tới thành tích cao và vượt qua bản thân trong học tập. Thiên hướng học tập chủ yếu của học sinh THCS mạnh về học để có kết quả, thành tích, nhìn ra được biến chuyển của bản thân trong học tập và để biết những điều mới, mở rộng kiến thức về những điều hứng thú. Học để trải nghiệm kích thích thấp nhất có thể hiểu là HS không có nhiều cảm xúc tích cực với việc học, học mà thấy chưa thấy thật hấp


dẫn bởi nội dung học, không nhiều cảm xúc tích cực khi chia sẻ ý tưởng với thầy, cô, bạn bè và mọi người xung quanh, không thật vui khi tham gia trải nghiệm các dự án học tập.

Biểu đồ 3 1 Động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở‌ 1

Biểu đồ 3.1. Động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở‌

Biểu đồ về ĐCHT bên trong của học sinh THCS có phân bố điểm dồn về phía điểm cao với phân bố nghiêng phải (độ xiên Sk = -0,85) và tập trung nhiều ở khu vực điểm 5 đến 6 điểm (độ nhọn Kur= 1,04) cho thấy phần nhiều học sinh THCS có ĐCHT bên trong ở mức trung bình cao. Điểm thấp nhất (1,67 điểm) chỉ chiếm 0,1% chỉ ra số lượng học sinh có ĐCHT bên trong rất thấp là gần như không có. Việc duy trì và phát triển ĐCHT bên trong khá cao ở đại đa số HS là cần thiết, đặc biệt cần tập trung nâng cao ĐCHT bên trong cho nhóm những HS có điểm thấp.


Học để hiểu biết Học để tiến bộ Học để trải nghiệm kích thích Biểu 2


Học để hiểu biết Học để tiến bộ Học để trải nghiệm kích thích Biểu 3


Học để hiểu biết Học để tiến bộ Học để trải nghiệm kích thích Biểu 4

Học để hiểu biết

Học để tiến bộ

Học để trải nghiệm kích thích

Biểu đồ 3.2. Ba thành phần của động cơ học tập bên trong‌

Ba khía cạnh chính của ĐCHT bên trong ở học sinh THCS gồm học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích biểu hiện ở mức độ trung bình đến cao. Biểu đồ

3.2 chỉ ra khía cạnh học để hiểu biết (độ xiên Sk=-1,14; độ nhọn Kur= 1,81) và học để tiến bộ (độ xiên Sk= -1,07; độ nhọn Kur=1,91) có phân bố điểm dồn về phía điểm cao với phân bố nghiêng phải nhiều hơn so với khía cạnh học để trải nghiệm kích thích (độ xiên Sk=-


0,57; độ nhọn Kur= 0,31). Qua đó thấy được số lượng lớn học sinh THCS có ĐCHT bên trong học để hiểu biết và học để tiến bộ mạnh mẽ hơn học để trải nghiệm kích thích. Dù có rất ít HS có ĐCHT bên trong thấp ở 3 khía cạnh nhưng vẫn thấy được rằng lượng HS có xu hướng học để trải nghiệm kích thích ở mức thấp (chiếm 0,5%) nhiều hơn HS học để hiểu biết (chiếm 0,1%) và học để tiến bộ (chiếm 0,3%). Điều này có nghĩa cần chú ý tăng cường phát triển cảm xúc tích cực trong học tập thông qua những trải nghiệm phong phú liên quan đến mỹ học, tri giác.

Bảng 3.2. Tương quan giữa các khía cạnh biểu hiện động cơ học tập bên trong‌



(1)

(2)

(3)

(1) Học để hiểu biết

-



(2) Học để tiến bộ

0,61**

-


(3) Học để trải nghiệm kích thích

0,69**

0,57**

-

Ghi chú:**: p<0,001

Xem xét mối liên hệ giữa ba thành phần của ĐCHT bên trong thông qua hệ số tương quan Pearson; kết quả cho thấy học để hiểu biết và học để trải nghiệm kích thích tương quan thuận với nhau chặt chẽ nhất (r = 0,69; p < 0,001). Học để hiểu biết và học để tiến bộ cũng có mối liên hệ tuyến tính có ý nghĩa (r =0,61; p < 0,001). Hai thành phần học để trải nghiệm kích thích và học để tiến bộ cũng có mối tương quan thuận với nhau (r = 0,57; p < 0,001). Vì lẽ đó, một học sinh THCS có động cơ bên trong với xu hướng học để đạt được thành tựu cao hơn thì càng muốn học để hiểu biết thêm nhiều điều mới và lại càng muốn tìm kiếm thêm niềm vui, những cảm xúc tích cực khi tham gia những dự án học tập thú vị.

Nhìn chung, ĐCHT bên trong của học sinh THCS mạnh nhất là để tiến bộ, thành tích và có mối tương quan tỷ lệ thuận với học để hiểu biết và học để trải nghiệm kích thích. Do vậy, tăng cường bồi dưỡng nâng cao khía cạnh nào thì các khía cạnh còn lại của ĐCHT bên trong cũng được cải thiện.

3.1.2. Các biểu hiện của động cơ học tập bên trong‌

ĐCHT bên trong được phân tích theo 3 khía cạnh học để hiểu biết, học để tiến bộ và học để trải nghiệm kích thích. Thực trạng của từng biểu hiện cụ thể trên học sinh THCS được trình bày ở bảng 3.3.


Bảng 3.3. Các biểu hiện của động cơ học tập bên trong ở học sinh trung học cơ sở‌

Động cơ học tập bên trong

ĐTB

ĐLC

Học để hiểu biết

5,75

1,01

Em thấy vui và hài lòng trong lúc học những điều mới

5,63

1,3

Em thấy vui khi khám phá những thứ mới mà em chưa từng biết

5,87

1,24

Em thấy vui khi có thể mở rộng hiểu biết về những môn học thú vị đối với em

5,85

1,28

Học tập giúp em có cơ hội tìm hiểu thêm về những điều mà em hứng thú

5,65

1,36

Học để tiến bộ

5,81

0,95

Em vui khi vượt qua chính mình trong học tập

6,15

1,21

Em thấy vui khi vượt qua chính mình để đạt thành tích nhất định

6,00

1,27

Em cảm thấy hài lòng khi em đang hoàn thành các hoạt động học tập nhiều khó khan

5,33

1,44

Trường cho em cơ hội trải nghiệm để vươn tới thành tích cao hơn trong học tập

5,73

1,25

Học để trải nghiệm kích thích

5,08

1,11

Em có cảm xúc tích cực khi chia sẻ ý tưởng của mình với mọi người

4,89

1,56

Em vui khi em đọc được những cuốn sách và tài liệu thú vị

5,14

1,64

Em vui khi mình hoàn toàn bị hấp dẫn bởi những gì em đọc được trong tài liệu học tập

Em cảm thấy phấn khích khi em trải nghiệm những chủ đề và dự án học tập thú vị

Ghi chú:N= 745; Min = 1; Max =7

4,80 1,59


5,48 1,45

Đa số học sinh THCS có biểu hiện ĐCHT bên trong cao nhất ở khía cạnh học để tiến bộ. 55,9% HS cho rằng “vui khi vượt qua chính mình trong học tập” (ĐTB=6,15) và 44,7% HS thấy “vui khi vượt qua chính mình để đạt thành tích nhất định” (ĐTB=6) là hoàn toàn chính xác với bản thân khi nói về những lý do nội tại kích thích các em học tập. Kết quả này có nghĩa là phần lớn học sinh THCS có cảm nhận vui thích, hào hứng về sự phát triển năng lực, khả năng và thực lực trong nhiều môn học cũng như các hoạt động dạy và học, trải nghiệm đa dạng. Tương tự như nghiên cứu tại Bà Rịa- Vũng Tàu, “khẳng định mình” hay niềm vui với chặng đường cố gắng, tìm tòi, tiếp thu nhiều tri thức hơn và sự vui thích với kết quả của quá trình học tập nghiêm túc, say mê ấy là một trong những biểu hiện

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí