Về Trình Tự Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng

3.1.6. Về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Theo các khoản 2, 3 và 4 Điều 426 BLDS năm 2005 ta thấy khái quát trình tự ĐPCDHĐ: bên có quyền ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết việc ĐPCDHĐ, khi bên kia nhận được thông báo đó thì hợp đồng chấm dứt, từ thời điểm này các bên không phải thực hiện nghĩa vụ nữa và phần nghĩa vụ đã thực hiện của bên này thì được bên kia thanh toán và nếu bên nào có lỗi trong việc ĐPCDHĐ thì BTTH cho bên kia. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục ĐPCDHĐ như vậy là chưa cụ thể. Ngoài những bất cập của quy định về thông báo và BTTH đã được luận văn đề cập ở các mục 2.1.4 và 2.1.5, quy định của BLDS năm 2005 về nhận thông báo của bên bị chấm dứt hợp đồng còn chưa rõ.

3.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Qua phân tích, nhận định về sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về ĐPCDHĐDS ở mục 3.1, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: Trong mục quy định chung về HĐDS (hiện là mục 7 chương XVII BLDS năm 2005) nên quy định cụ thể một số thuật ngữ, cụm từ sau: "những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hợp đồng", "sự kiện bất khả kháng", "khó khăn trở ngại"; "lợi ích không đạt được nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng", "những trường hợp không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng" để áp dụng chung cho các quy định về ĐPCDHĐ với các HĐDS chuyên biệt có liên quan đến những vấn đề đó.

Ví dụ: có thể quy định: "Sự kiện bất khả kháng là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra hoặc những hiện tượng xã hội mang tính khách quan xảy ra chỉ sau khi giao kết hợp đồng, không liên quan đến hành vi của con người, các bên không thể lường trước, gây thiệt hại và không thể khắc phục được thiệt hại", "vi phạm nghiêm trọng hợp đồng dân sự của một bên là vi

phạm làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích về vật chất và lợi ích tinh thần của bên đối tác".

Hiện tại, đã có quy định cho phép ĐPCDHĐ khi có sự kiện bất khả kháng là khoản 1 Điều 21 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009: "1. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực do kết thúc thời hạn đã thỏa thuận hoặc kết thúc trước thời hạn do lỗi vi phạm của một trong các bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp khác quy định tại Hợp đồng dự án" [4, Hợp đồng dự án là HĐDS. Ngoài ra, BLLĐ năm 1994 cũng quy định tại khoản 1 Điều 38: "Người sử dụng lao động có quyền ĐPCDHĐLĐ trong những trường hợp sau đây:…d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ…" [23]. Vì vậy, cần quy định về ĐPCDHĐDS do sự kiện bất khả kháng hay khó khăn trở ngại. Sự kiện bất khả kháng và khó khăn trở ngại trong phần chung về HĐDS cần được phát huy trong quy định về quyền ĐPCDHĐ do có sự kiện bất khả kháng hay khó khăn trở ngại trong một số HĐDS chuyên biệt như: Hợp đồng vận chuyển, Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng dịch vụ… trong đó nêu rõ sự kiện bất khả kháng hay khó khăn trở ngại căn cứ vào từng loại hợp đồng.

Thứ hai: Trong những quy phạm quy định chung về ĐPCDHĐDS (hiện là Điều 426 BLDS năm 2005) nên có những quy định sau:

- Quy định về phân loại ĐPCDHĐDS, ví dụ như: " Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự bao gồm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi có vi phạm của bên đối tác và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự khi không có vi phạm của bên đối tác";

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Quy định về ĐPCDHĐDS khi có vi phạm của bên đối tác nhưng chỉ áp dụng với vi phạm nghiêm trọng, ví dụ như "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng".

- Quy định về ĐPCDHĐDS khi không có vi phạm của bên đối tác, ví dụ như với lý do chủ quan thì bổ sung Khoản 4 Điều 426 BLDS hiện hành

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 14

như sau: "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình hoặc không có khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng làm thiệt hại cho bên đối tác thì phải bồi thường thiệt hại"; với lý do khách quan thì có thêm quy định: "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi họ gặp các sự kiện bất khả kháng hoặc khó khăn trở ngại mà không thể tiếp tục thực thực hiện hợp đồng hoặc nếu tiếp tục hợp đồng sẽ không có lợi cho họ".

- Quy định về BTTH tại khoản 4 Điều 426 BLDS nên bổ sung như sau: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị ĐPCD phải BTTH. Nếu một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng do việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình hoặc không có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng mà làm thiệt hại cho bên đối tác không vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đối tác".

Thứ ba: Cần bổ sung quy định về ĐPCDHĐ đối với một số HDDS thông dụng khác và một số HĐDS không thông dụng. Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản (một bên có quyền ĐPCDHĐ khi bên kia vi phạm thời hạn thanh toán nợ, thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận, tăng giá không hợp lý…), Hợp đồng vay tài sản (một bên có quyền ĐPCDHĐ khi bên kia vi phạm thời hạn thanh toán tiền vay, sử dụng tài sản vay không đúng mục đích thỏa thuận…), Hợp đồng vận chuyển tài sản (một bên có quyền ĐPCDHĐ khi bên kia vi phạm nghĩa vụ), Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu bên chuyển nhượng không có đủ hồ sơ hợp lệ về quyền sử dụng đất, bên nhận chuyển nhượng vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng thì bên kia có quyền ĐPCDHĐ)…

Thứ tư: Cần có quy định về ĐPCDHĐDS trước khi hết thời hạn thực hiện, theo tác giả nên quy định như sau: "một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện khi thấy rõ bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng".

Thứ năm: Cần quy định thêm về ĐPCDHĐDS do vi phạm về giá, phương thức thanh toán; vi phạm đạo đức xã hội, an ninh trật tự trong quá trình thực hiện hợp đồng và vi phạm sự thiện chí, trung thực trong quá trình thực hiện hợp đồng đối với một số HĐDS như: Hợp đồng mua bán cần quy định về ĐPCDHĐ do vi phạm về giá, phương thức thanh toán; Hợp đồng thuê khoán tài sản, Hợp đồng dịch vụ cần quy định về ĐPCDHĐ do vi phạm đạo đức xã hội, an ninh trật tự; Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng thuê nhà ở, Hợp đồng dịch vụ cần có quy định về ĐPCDHĐ do vi phạm sự thiện chí, trung thực trong quá trình thực hiện hợp đồng.

BLDS hiện hành có một quy định về ĐPCDHĐ do vi phạm về giá là điểm b, khoản 2 Điều 498 nhưng "tăng giá thuê nhà bất hợp lý" cần quy định rõ. Theo tác giả, pháp luật cần có quy định về vấn đề này như điều kiện bên cho thuê nhà được tăng giá, mức tăng (%) so với giá cũ…ví dụ áp dụng khung giá thuê nhà ở áp dụng Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Thứ sáu: Cần áp dụng những quy định về ĐPCDHĐ với hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê nhà ở đối với hợp đồng vay tài sản. Theo tác giả nên bổ sung quy định sau với hợp đồng vay tài sản: "nếu các bên có thỏa thuận việc trả lãi theo kỳ hạn, bên vay không trả tiền lãi trong ba kỳ liên tiếp thì bên cho vay có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vay thanh toán nợ gốc, tiền lãi và lãi nợ quá hạn của khoản tiền lãi mà bên vay chưa trả bên cho vay" và "bên cho vay tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu bên vay sử dụng tài sản trái mục đích vay đã thoả thuận". Với quy định này, các hợp đồng vay tài sản kể cả hợp đồng tín dụng đã đề cập trong vụ việc thứ nhất tại mục 2.2.1 của luận văn (bà Nhanh vi phạm thời hạn thanh toán khi không hoàn trả nợ gốc và tiền lãi 11 kỳ liên tiếp cho Ngân hàng) có cơ sở để ĐPCDHĐ thay vì tình trạng hiện nay.

Thứ bảy: Với những quy định về ĐPCDHĐ do vi phạm thời hạn hợp đồng thì cần quy định thời hạn đó cụ thể thay vì quy định chung chung, thời

hạn đó phải phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng. Và thời hạn cụ thể liên quan đến ĐPCDHĐ cần căn cứ tính chất, đặc điểm của loại hợp đồng, ví dụ nên sửa điểm a, khoản 1 Điều 498 BLDS năm 2005 "Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng" thành "bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu bên thuê không trả tiền thuê nhà trong ba kỳ liên tiếp" là hợp lý hơn.

Cần quy định cụ thể về thời gian gia hạn thực hiện hợp đồng mà nếu hết thời gian gia hạn mà vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì bên gia hạn sẽ ĐPCDHĐ. Ví dụ: Điều 709 BLDS năm 2005 có thể thay đối như sau: "Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn thêm 10% thời hạn trả tiền thuê đã thỏa thuận; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,…".

Thứ tám: Cần quy định về thời hạn báo trước khi ĐPCDHĐDS trong phần chung về HĐDS cũng như các quy định về HĐDS chuyên biệt. BLLĐ năm 1994 quy định về thời hạn báo trước ĐPCDHĐLĐ tại khoản 2 Điều 37 (bên ĐPCDHĐ là người lao động) và khoản 3 Điều 38 (bên ĐPCDHĐ là người sử dụng lao động) với nhiều trường hợp khác nhau và rất rõ ràng mà đơn vị tính là ngày. Với ĐPCDHĐDS cũng nên quy định thời hạn báo trước cụ thể với đơn vị là ngày. Ví dụ như với hợp đồng thuê nhà nên bên cho thuê nhà có nghĩa vụ báo trước về việc ĐPCDHĐ trước 15 ngày; hoặc với hợp đồng gia công bên đặt gia công báo trước 20 ngày.

Liên quan đến vấn đề thông báo khi ĐPCDHĐ, BLDS năm 2005 cũng cần quy định rõ trong thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng thì các bên có thực hiện tiếp nghĩa vụ của hợp đồng hay không. ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác phải có quy định khác nhau về việc có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa không kể từ khi

bên có quyền ĐPCDHĐ thông báo. Với ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác, bên vi phạm không được tiếp tục thực hiện nghĩa vụ còn với ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác, các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và tiến hành hoàn tất, thanh lý hợp đồng.

BLDS cần quy định trong quy định chung về ĐPCDHĐDS hoặc quy định về ĐPCDHĐ với các HĐDS cụ thể về thời điểm (mốc) nhận thông báo ĐPCDHĐ để tính thời điểm chấm dứt HĐDS và cách thức gửi, nhận thông báo.

Thứ chín: Về hậu quả pháp lý của ĐPCDHĐDS: Ngoài quy định chung về BTTH tại quy định chung về ĐPCDHĐDS, cần quy định cụ thể về BTTH với từng trường hợp ĐPCDHĐ trong BLDS. Những trường hợp có vi phạm của bên đối tác và không có vi phạm của đối tác cần phân định rõ về BTTH. Ngoài ra, cần quy định rõ việc BTTH với các trường hợp ĐPCDHĐ khi không có vi phạm của đối tác giữa lý do chủ quan của bên ĐPCDHĐ và lý do khách quan. Với những trường hợp ĐPCDHĐ theo các yếu tố khách quan như sự kiện bất khả kháng hay khó khăn trở ngại thì bên ĐPCDHĐ không phải BTTH.

Cần quy định BTTH căn cứ vào mức thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, căn cứ vào giá trị hợp đồng mà trên thực tế hai bên đã thực hiện. tùy từng hợp đồng cụ thể mà quy định thiệt hại phải bồi thường là những gì, mức bồi thường là bao nhiêu và được xác định như thế nào.

Thứ mười: Việc hoàn thiện các quy định về ĐPCDHĐDS không chỉ diễn ra ở BLDS vì nhiều nội dung khác ĐPCDHĐDS cũng cần hoàn thiện trong khi BLDS dù là văn bản quy phạm pháp luật có số lượng quy phạm nhiều nhất ở nước ta cũng không thể cụ thể hoá hết các nội dung của nó, trong đó có ĐPCDHĐDS. Do đó, cần cụ thể hoá về ĐPCDHĐDS tại các luật có liên quan đến HĐDS ấy như: Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng… và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Nội dung của các văn bản pháp luật về cùng một vấn đề không để xảy ra chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau.

KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tác giả có một số kết luận sau:

1. Từ việc phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về ĐPCDHĐDS, luận văn đã làm rõ thực chất của ĐPCDHĐDS là một quyền quan trọng giúp cho chủ thể của HĐDS bảo vệ được quyền lợi của mình (trong một số hợp đồng việc ĐPCDHĐ còn bảo vệ được quyền lợi của người khác, cộng đồng) khi mà việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không đảm bảo quyền lợi ban đầu mà họ đặt ra khi giao kết hợp đồng. Để có được quyền này, bên chủ thể có quyền phải dựa trên sự thoả thuận khi giao kết hoặc quy định của pháp luật chứ không phải là ý muốn ngẫu hứng, bất chợt, không có cơ sở. ĐPCDHĐDS là chấm dứt nửa chừng việc thực hiện hợp đồng nên các bên đều chưa đạt được mục đích ban đầu đặt ra, chính vì thế từ thời điểm hợp đồng chấm dứt các bên phải thanh toán cho nhau nghĩa vụ đã được thực hiện và không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ còn lại. Quyền ĐPCDHĐ xuất phát từ hai loại nguyên nhân là có sự vi phạm của đối tác và không có sự vi phạm của đối tác (với nhiều nguyên nhân cụ thể được nêu ra trong các quy định về các HĐDS chuyên biệt ở BLDS). Khi muốn thực hiện quyền ĐPCDHĐDS, bên có quyền phải thông báo cho bên kia biết. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải BTTH, với ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác thì bên vi phạm phải BTTH còn với ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của đối tác thì có hai khả năng: nếu do ý chí chủ quan của bên có quyền thì bên có quyền phải BTTH khi việc ĐPCDHĐ gây thiệt hại cho bên đối tác, nếu do nguyên nhân khách quan như sự kiện bất khả kháng, khó khăn trở ngại thì không bên nào phải BTTH.

2. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá chi tiết và có hệ thống thực trạng quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐDS và thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến ĐPCDHĐDS, qua đó chúng ta thấy mặc dù BLDS hiện hành đã khắc phục được nhiều bất cập của những quy định trước đây về ĐPCDHĐDS và có nhiều quy định hợp lý, phù hợp với

thực tiễn nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập như nhiều HĐDS thông dụng và không thông dụng chưa có quy định cụ thể về ĐPCDHĐ, nhiều quy định chưa phù hợp với tính chất của loại hợp đồng ấy, nhiều thuật ngữ hay cụm từ còn chung chung, không rõ ràng, một số quy định cần có nhưng chưa có, một số văn bản pháp luật cùng quy định về một nội dung liên quan đến ĐPCDHĐDS có nội dung chồng chéo nhau, chưa thống nhất… thực trạng này gây rất nhiều khó khăn, bối rối cho các bên chủ thể khi giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng cũng như cơ quan xét xử có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có liên quan. Nhiều vụ việc tranh chấp được giải quyết tại TAND nhưng việc áp dụng pháp luật giải quyết chưa hợp lý một phần do bất cập của pháp luật, một phần do hạn chế của TAND.

3. Từ thực trạng nói trên, luận văn đã lập luận để thấy tính cấp thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và BLDS năm 2005 nói riêng thông qua việc đưa ra những bất cập trong các quy định của BLDS này đã được phân tích, đánh giá tại chương 2 và hậu quả của những bất cập đó đối với các bên chủ thể hợp đồng và cơ quan áp dụng pháp luật. Trên cơ sở những bất cập đã phân tích và rút ra, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐPCDHĐDS, trong đó hoàn thiện các quy định của BLDS về vấn đề này là cơ bản. Những kiến nghị này có thể chưa thật đầy đủ và thuyết phục song tác giả cũng mong các chuyên gia về luật dân sự và các cơ quan lập pháp quan tâm xem xét áp dụng.

4. Nghiên cứu về ĐPCDHĐDS không đơn giản vì vấn đề này còn chưa được quy định chi tiết, thống nhất trong pháp luật nước ta trong khi các công trình nghiên cứu, bài viết còn hạn chế. Tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này rất có ý nghĩa vì ĐPCDHĐDS là quyền, là vấn đề quan trọng và cần thiết trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ở đó giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐDS ngày càng đa dạng, phong phú và cũng rất phức tạp. Do khả năng của tác giả còn hạn chế, tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài không nhiều và những lý do khác nữa nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong có sự đóng góp của các thày, cô, các chuyên gia cũng như các bạn học để đề tài này hoàn thiện hơn.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí