Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ (2001), Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Hà Nội.

3. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội.

4. Chính phủ (2009), Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, Hà Nội.

5. Ngô Huy Cương (2005), "Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005", www.nclp.org.vn.

6. Ngô Huy Cương (2008), "Tự do ý chí và sự tiếp cận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (115).

7. Đỗ Văn Đại (2004), "Vấn đế hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm",

Khoa học pháp lý, (3).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

9. Hà Thị Mai Hiên (2005), "Sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế định hợp đồng", Nhà nước và pháp luật, (3).

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 15

10. Phan Chí Hiếu (2005), "Hoàn thiện chế định hợp đồng", www.nclp.org.vn.

11. Bùi Đăng Hiếu (2006), "Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự", Luật học, (11).

12. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Hà Nội.

13. Lê Minh Hùng (2006), "Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam", www.nclp.org.vn.

14. Nguyễn Ngọc Khánh (2006), "Những điểm mới cơ bản về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005", Kiểm sát, (2).

15. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), "Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế",

Nghiên cứu lập pháp (91).

16. Nguyễn Thị Khế (1995), "Một số ý kiến về chế định hợp đồng dân sự trong dự thảo Bộ luật Dân sự", Luật học, (2).

17. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo, quyển II: Nghĩa vụ và Khế ước, phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, Nxb Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

18. Lê Đình Nghị (Chủ biên) (2008), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phạm Duy Nghĩa (Chủ biên) (2001), Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Phạm Duy Nghĩa (2003), "Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam", Nghiên cứu lập pháp, (5).

21. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

22. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ nguyên tắc luật hợp đồng chung Châu Âu (PECL phiên bản 1999 - 2002), (Bản dịch tiếng Việt), Hà Nội.

23. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

24. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

26. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

28. Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn (2007), "Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thực và thiện chí", Khoa học pháp lý, (38).

29. "Sưu tầm án lệ Việt Nam", www.e-lawreview.com.

30. Đinh Văn Thanh (1996), "Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự", Luật học, (Số chuyên đề về Bộ luật Dân sự).

31. Lê Minh Toàn (Chủ biên) (2009), Luật Kinh doanh Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

33. "Từ điển điện tử", wikipedia.org

34. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội.

36. Đinh Trung Tụng (Chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

37. Ugo Draetta (2004), "Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản hardship trong hợp đồng quốc tế", Kỷ yếu Hội thảo: Hợp đồng thương mại Quốc tế, do nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội, ngày 13 - 14/12.

38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội.

39. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề của Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC


Phụ lục 1

Vụ tranh chấp Hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và bà Trần Thị Nhanh

(Theo Sưu tầm án lệ Việt Nam (http://www.e-lawreview.com), mục Tìm kiếm "chấm dứt hợp đồng", tr. 3)

Ngày 09/5/2007 tại phòng xử án của TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 43/KTST ngày 18/01/2007 về tranh chấp hợp đồng tín dụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 860/QĐXX- ST ngày 25/4/2007 giữa các đương sự gồm: Nguyên đơn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam do ông Trương Hữu Hiệp làm đại diện. Địa chỉ: 191 Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội và bị đơn: Bà Trần Thị Nhanh (vắng mặt). Địa chỉ: 53 Hưng Phú, phường 8, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Trình bày của các đương sự:

- Trình bày của nguyên đơn: Trong đơn khởi kiện đề ngày 11/12/2006, biên bản hoà giải ngày 12/3/2007 và tại phiên tòa nguyên đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trình bày giữa nguyên đơn và bị đơn có giao kết Hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và thanh toán tiền lãi 11 kỳ liên tiếp từ ngày 31/12/2004 đến nay nên nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết buộc bị đơn phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời thanh toán số nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 là 1.135.967.362 đồng, bao gồm:

+ Nợ gốc: 944.885.008 đồng

+ Lãi: 191.082.354 đồng (tạm tính đến ngày 9/5/2007). Lãi được tiếp tục tính kể từ ngày 10/5/2007 với mức lãi suất 1,425%/tháng trên số dư nợ gốc thực nợ cho đến khi trả hết nợ gốc.

Thời hạn thanh toán tiền trên: ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp bà Nhanh không thanh toán được nợ thì phải chịu các biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật kể cả việc phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 53 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh do bà Nhanh làm chủ theo hợp đồng thế chấp số 01/131088/HĐ ngày 17/6/2004 được công chứng nhà nước số 2, Hồ Chí Minh chứng nhận số 16564 ngày 17/6/2004, được đăng ký giao dịch bảo đảm quyển số 98, số đăng ký 41-2004-019539 ngày 23/12/2004 của Trung tâm thông tin Tài nguyên - Môi trường và Đăng ký nhà đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh để thu hồi nợ cho ngân hàng.

- Trình bày của bị đơn: Tại bản tự khai ngày 05/2/2007, biên bản hòa giải ngày 12/3/2007 bị đơn xác nhận còn nợ và có trách nhiệm trả cho nguyên đơn số tiền phát sinh từ hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 là 1.112.247.364 đồng, gồm: nợ gốc 944.885.008 đồng và lãi 167.362.356 đồng (tạm tính đến ngày 12/3/2007) như nguyên đơn khai. Tuy nhiên, do bị đơn gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên đề nghị tiếp tục thực hiện theo hợp đồng và hàng quý trả thêm 25.000.000 đồng trên số tiền bị đơn đã vi phạm đến nay.

* Bản án số 730/2007/KDTM-ST ngày 09/5/2007 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh:

- Căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày và xác nhận của các đương sự trước Tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

+ Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bà Nhanh (cá nhân có đăng ký kinh doanh số 4101004748 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp) có ký kết hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004. Do có tranh chấp phát sinh nên nguyên đơn khởi kiện. TAND Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải quyết là đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền được quy định tại các điều 29, 34 và 35 Bộ luật Tố tụng dân sự.

+ Về các yêu cầu của nguyên đơn:

Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoàn trả 944.885.008 đồng nợ gốc cùng với thanh toán nợ lãi 191.082.354 đồng (tạm tính đến ngày 09/5/2007) phát sinh từ Hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 và lãi tiếp tục tính từ ngày 10/5/2007 trên số dư nợ gốc thực nợ theo mức lãi suất 1,425%/tháng cho đến khi trả hết nợ gốc, Hội đồng xét xử có nhận định như sau: Căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ và lời khai nhận của các bên đương sự có cơ sở xác định bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán còn nợ nguyên đơn số tiền 1.135.967.362 đồng chưa thanh toán theo Hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ là vi phạm Điều

11 của Hợp đồng này, Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng nên việc NHĐT&PTVN yêu cầu bà Nhanh phải chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn đồng thời hoàn trả 944.885.008 đồng nợ gốc và thanh toán nợ lãi 191.082.354 đồng phát sinh do chậm thanh toán tạm tính đến ngày 09/5/2007 và lãi phát sinh trên số nợ gốc thực nợ với mức lãi 1,425%/tháng kể từ ngày 10/5/2007 là phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng; các điều 471, 473 BLDS năm 2005 nên yêu cầu này cần được chấp nhận.

Để bảo đảm cho việc hoàn trả đầy đủ vốn vay và lãi phát sinh, các bên đương sự đã áp dụng biện pháp thế chấp là căn nhà của bà Nhanh nên việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp nếu bà không trả được hoặc không trả hết nợ là có cơ sở phù hợp với quy định tại Điều 366 BLDS năm 2005 nên cần được chấp nhận.

Về ý kiến của bị đơn đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả nợ dần với mức 25.000.000đ/tháng: bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên việc bị đơn đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả nợ dần với mức 25.000.000đ/tháng, không phù hợp với thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, cũng như quy định của pháp luật hiện hành, gây thiệt hại cho nguyên đơn và không được nguyên đơn đồng ý nên không có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận…

- Từ những nhận định trên và căn cứ các điều 29, 34, 35, 131 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; các điều 366, 471 và 473 BLDS năm 2005; các điều 54 và 56 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; … TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, chấm dứt việc thực hiện hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 trước thời hạn; không chấp nhận yêu cầu của bị đơn về tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả nợ dần 25.000.000 đồng/tháng; buộc bị đơn phải thanh toán cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam số tiền còn nợ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng nói trên là 1.135.967.362 đồng, trong đó: 944.885.008 đồng nợ gốc và lãi 191.082.354 đồng tạm tính đến ngày 9/5/2007. Lãi sẽ được tiếp tục tính kể từ ngày 10/5/2007 với mức lãi suất 1,425%/tháng trên số dự nợ gốc thực nợ cho đến khi thực trả hết nợ gốc.

Trong trường hợp bị đơn không thanh toán như trên thì phải chịu các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật, kể cả việc phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 53 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh...

Phụ lục 2

Vụ tranh chấp Hợp đồng hợp đồng cho thuê tài chính giữa Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC) và Công ty TNHH giày thời trang P.L.T.

(Theo Sưu tầm án lệ Việt Nam (http://www.e-lawreview.com), mục Tìm kiếm "chấm dứt hợp đồng", tr. 3)

Trong các ngày 31/8/2006 và 07/9/2006, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 155/KTST ngày 07/3/2006 về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1358/QĐXX-ST ngày 10/8/2006 giữa các đương sự: Nguyên đơn: Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC); địa chỉ: Phòng 905, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, quận 1, Hồ Chí Minh; đại diện: ông Nguyễn Mạnh Hùng, GUQ ngày 05/5/2006 và bị đơn: Công ty TNHH giày thời trang P.L.T; địa chỉ: 266 Pasteur, phường 8, quận 3, Hồ Chí Minh; đại diện: ông Trần Quí Hỉ, giám đốc.

* Trình bày của đương sự:

- Nguyên đơn trình bày: Trong đơn khởi kiện đề ngày 23 tháng 02 năm 2006, bản tự khai ngày 13/3/2006, các biên bản hòa giải ngày 17/4/2006, ngày 19/4/2006 và ngày 24/7/2006 và tại phiên tòa nguyên đơn là Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC), nguyên đơn trình bày: giữa nguyên đơn và bị đơn là Công ty TNHH giày thời trang P.L.T có giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại về thuê tài sản. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, nên nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết buộc bị đơn Công ty TNHH giày thời trang P.L.T thanh toán số nợ gốc và lãi phát sinh từ ba hợp đồng thuê tài chính số 651-02179 ngày 26/9/2002, số 722-02250 ngày 20/12/2002 và số 1318-04308 ngày 15/9/2004 là 934.533.648 đồng. Cụ thể:

+ Hợp đồng số 651-02179 ngày 26/9/2002: Hợp đồng này bị đơn đã

7 kỳ chưa thanh toán. Gồm: nợ gốc: 108.315.728 đồng; lãi trong hạn 4.443.829 đồng và lãi quá hạn 7.975.653 đồng. Tổng cộng 120.735.210 đồng. VILC còn giữ của bị đơn 54.817.000 đồng tiền ký quỹ. Cân đối lại bị đơn còn nợ nguyên đơn 65.918.210 đồng tiền gốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2024