Về Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng Trước Khi Hết Thời Hạn Thực Hiện

Khoản 2 Điều 489 về trả tiền thuê tài sản quy định: "…2. Trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền ĐPCDHĐ, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [27]. Quy định này chưa làm rõ kỳ hạn trả tiền thuê (kỳ hạn thanh toán) là bao lâu, như vậy các bên của hợp đồng thuê tài sản phải thoả thuận rõ để áp dụng.

Điểm a khoản 1 Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở quy định: "Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng" [27]. Quy định này chỉ đúng với việc các bên thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê nhà theo tháng một, cứ trong thời hạn một tháng thì bên thuê phải trả tiền thuê cho bên kia. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận trả tiền thuê nhà sáu tháng hoặc một năm một lần thì việc bên thuê nhà không trả tiền thuê trong ba tháng, bốn tháng, năm tháng liên tiếp mà bên kia đã ĐPCDHĐ là không hợp lý nếu bên cho thuê viện vào quy định tại khoản 1, Điều 498 để ĐPCDHĐ.

Ở hợp đồng vay tài sản cũng có nhiều đặc điểm giống hợp đồng thuê tài sản như việc trả lãi theo kỳ hạn, pháp luật dân sự Việt Nam không có quy định nào đề cập tới vấn đề không trả lãi của bên vay tài sản khi đã hết thời hạn phải trả và cũng không có quy định cho phép bên cho vay được quyền ĐPCDHĐ nếu có vi phạm thời hạn, đó là một bất cập. Vụ tranh chấp thứ nhất mà luận văn đã đề cập tại mục 2.2.1 cho thấy một bên đã vi phạm thời hạn thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, ở đây là hợp đồng vay tài sản nhưng BLDS năm 2005 không có quy định về ĐPCDHĐ vay tài sản, các bên không thỏa thuận và TAND Thành phố Hồ Chí Minh phải vận dụng Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 để quyết định chấp nhận yêu cầu "chấm dứt hợp đồng" của nguyên đơn (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Nhưng hiện nay Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đã bị thay thế bằng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 mà Luật mới không có quy định nào về việc "chấm dứt hợp đồng" tín dụng chứ chưa nói đến ĐPCDHĐ tín dụng.

Theo khoản 1, Điều 534 bên vận chuyển có quyền ĐPCDHĐ nếu "hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển…". Cụm từ "không chấp hành quy định của bên vận chuyển" tại điểm a, khoản 2 Điều 530 chưa rõ ràng.

Điều 709 về Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất quy định: "Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,…" [27]. Tuy nhiên, thời gian gia hạn là bao nhiêu chưa có quy định cụ thể phù hợp với các đối tượng thuê khác nhau và mức gia hạn mang tính chất ưu đãi khác nhau.

+ Với ĐPCDHĐ do đối tác vi phạm địa điểm thực hiện hợp đồng: Khoản 2 Điều 521 về quyền của bên thuê dịch vụ: "2. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng…" [27], trong các nghĩa vụ đó có nghĩa vụ thực hiện đúng địa điểm thỏa thuận và Điều 550 quy định quyền của bên đặt gia công quy định bên đặt gia công có quyền ĐPCDHĐ "khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;…" trong đó có vi phạm nghiêm trọng địa điểm.

Trong BLDS năm 2005 có quy định về ĐPCDHĐ khi đối tác có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hợp đồng như tại điều trên, Điều 521 hay Điều 550 nhưng chưa đưa ra khái niệm về "vi phạm nghiêm trọng", khiến cho các chủ thể gặp nhiều khó khăn khi xác định mức độ vi phạm làm cơ sở ĐPCDHĐ. Phải chăng cứ vi phạm về số lượng, chất lượng, giá, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận thì được coi là vi phạm nghiêm trọng hợp đồng? Thuật ngữ "vi phạm nghiêm trọng" chưa được quy định rõ để xác định quyền ĐPCDHĐ.

+ Với ĐPCDHĐ do không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc:

Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở quy định: "…2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có

một trong các hành vi sau đây:…c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nếu khi giao kết hợp đồng, bên cho thuê nhà đã thông báo về quyền và lợi ích của người thứ ba liên quan đến nhà cho thuê mà bên thuê vẫn chấp thuận việc này thì khi bị ảnh hưởng bởi lợi ích của người thứ ba họ không có quyền ĐPCDHĐ. Nếu bên cho thuê không thông báo trước thì khi xảy ra tình trạng ấy, bên thuê có quyền ĐPCDHĐ. Như vậy quy định trên chưa đầy đủ và hợp lý.

Điều 507 về Khai thác tài sản thuê khoán và khoản 2 Điều 488 về Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng, mục đích quy định bên cho thuê khoán và bên cho thuê tài sản có quyền ĐPCDHĐ nếu bên kia sử dụng tài sản không đúng công dụng, mục đích. Nhưng hợp đồng vay tài sản (quy định từ Điều 471 đến Điều 479) cũng có đối tượng của hợp đồng là tài sản, bên vay cũng phải sử dụng tài sản đúng mục đích, nếu sử dụng sai mục đích so với sự thỏa thuận của các bên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên cho vay lại không có quy định về ĐPCDHĐ để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho bên cho vay khi bên vay sử dụng tài sản vay không đúng mục đích.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 13

Khoản 1 Điều 534 quy định về ĐPCDHĐ vận chuyển hành khách: "1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 530 của Bộ luật này" [27]. Điểm a, khoản 2 Điều 530 quy định: "Bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở hành khách trường hợp hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển…" [27]. Cụm từ "không chấp hành quy định của bên vận chuyển" còn chưa rõ ràng.

Khoản 2, Điều 706 về quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất quy định: "…nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng" [27] là chưa hợp lý vì hành vi vi phạm đã xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên cho thuê, thậm

chí cả lợi ích của Nhà nước là đủ để ĐPCDHĐ. Vi phạm rồi dù chấm dứt hành vi vi phạm nhưng không bị bên cho thuê ĐPCDHĐ nữa thì không bảo vệ được đầy đủ quyền lợi của bên cho thuê đất, không đảm bảo mối quan hệ giữa nhân - quả trong thực hiện hợp đồng.

+ Với ĐPCDHĐ do đối tác có vi phạm về giá, phương thức thanh toán:

Khoản 2, Điều 498 BLDS năm 2005 quy định về ĐPCDHĐ thuê nhà ở: "Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây: … b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý…" [27]. Cụm từ "tăng giá thuê nhà bất hợp lý" chưa rõ ràng cần quy định cụ thể hơn.

+ Với ĐPCDHĐ do đối tác vi phạm đạo đức xã hội, an ninh trật tự trong quá trình thực hiện hợp đồng: BLDS năm 2005 có hai quy định là khoản 1 Điều 498 về ĐPCDHĐ thuê nhà ở và khoản 1, Điều 534 về ĐPCDHĐ vận chuyển hành khách (điểm a khoản 2 Điều 530 cụ thể hóa). Tuy nhiên xu thế ngày càng tôn trọng quyền lợi của con người, lợi ích công cộng đòi hỏi pháp luật phải có thêm những quy định ĐPCDHĐ ở một số hợp đồng khác nếu chủ thể có hành vi xâm phạm, đe doạ quyền lợi của người khác, lợi ích cộng đồng, xâm phạm đạo đức xã hội.

+ Với ĐPCDHĐ do đối tác vi phạm sự thiện chí, trung thực trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng: BLDS chỉ có một quy định cụ thể là khoản 2 Điều 573 về Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm. Nhiều HĐDS khác như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng ủy quyền… cũng cần nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền ĐPCDHĐ do vi phạm loại này để góp phần nâng cao tính trung thực trong quan hệ hợp đồng.

- Với ĐPCDHĐ khi không có vi phạm của đối tác: BLDS năm 2005 quy định rất hạn chế về quyền ĐPCDHĐ của một bên khi không có vi phạm của bên đối tác. Tại mục 2.1.3.2 luận văn đã phân tích, đánh giá 6 quy định

của BLDS về ĐPCDHĐ khi không có vi phạm của bên đối tác. BLDS không chỉ rõ là bên đối tác không có vi phạm mà ta có thể hiểu điều đó qua suy luận từ những cụm từ như: "tài sản thuê không thể sửa chữa được…", "có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định…", "việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ…","Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác trong hành trình", "để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan", "việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình", "uỷ quyền không có thù lao". Các trường hợp ĐPCDHĐ nêu tại 6 quy định đó đều xuất phát từ ý thức chủ quan của một bên đối tác trong hợp đồng khi thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình, không đảm bảo an toàn cho người khác, an toàn cho xã hội hay họ thấy không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng được, ví dụ do sức khỏe không đảm bảo, do không có khả năng thực hiện… và việc ĐPCDHĐ (nếu có thỏa thuận hay quy định của pháp luật) là lối thoát để bảo vệ quyền lợi cho họ, cho cộng đồng. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể về "lợi ích không đạt được", "không mang lại lợi ích cho mình", "không có lợi cho mình" và quyền ĐPCDHĐ vì ý chí chủ quan của một bên với một số hợp đồng khác như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển tài sản, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất… không có quy định.

Trong các quy định về ĐPCDHĐ của BLDS năm 2005 chưa thấy đề cập cụ thể đến những yếu tố khách quan như "sự kiện bất khả kháng", "khó khăn trở ngại" và việc ĐPCDHĐ do có những yếu tố này. Trong khi pháp luật quốc tế từ lâu đã quy định và áp dụng những điều khoản về "sự kiện bất khả kháng", "khó khăn trở ngại" để ĐPCDHĐ thì BLDS nước ta vẫn chưa quy định cụ thể vấn đề này, một số văn bản pháp luật khác có quy định nhưng còn rất hạn chế. Vì thế, khi có sự kiện bất khả kháng hay khó khăn trở ngại xảy ra khiến việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho ít nhất một bên chủ thể hợp đồng nhưng do không có thỏa thuận và không có quy định của pháp

luật nên không thể ĐPCDHĐ được. Luận văn đã đề cập một số quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề lý do khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng tại chương 2 và trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế thế giới, pháp luật cũng không thể "ngoài cuộc" mà cần phải tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến của pháp luật các nước và các nguyên tắc, tập quán thương mại về pháp luật hợp đồng, làm cơ sở cho việc bổ sung và hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam. Nhìn chung, quy định về nguyên nhân dẫn đến ĐPCDHĐ (những vi phạm của bên đối tác hoặc một số điều kiện chủ quan và khách quan có thể dẫn đến ĐPCDHĐ) chưa đầy đủ tại BLDS năm 2005, nhiều loại HĐDS chưa có quy định cụ thể về ĐPCDHĐ, nhiều thuật ngữ hay cụm từ còn chung chung, chưa rõ ràng nên gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng thỏa thuận về ĐPCDHĐ, thực hiện quyền ĐPCDHĐ và giải quyết tranh chấp về vấn đề này.

Cần bao nhiêu HĐDS có quy định về ĐPCDHĐ là hợp lý và xuất phát từ cơ sở nào? Trả lời câu hỏi trên là cả một vấn đề. BLDS với những quy định về HĐDS thiết lập hành lang pháp lý giúp các bên xác lập hợp đồng để đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. Trong khi đó, ĐPCDHĐ khiến HĐDS kết thúc "nửa chừng" và các bên chưa đạt được đầy đủ quyền lợi mong đợi khi giao kết. Vậy, chúng ta cần hạn chế việc cho phép ĐPCDHĐ? Bản chất và ý nghĩa cốt lõi của ĐPCDHĐ là bảo vệ quyền lợi cho một bên chủ thể khi họ sẽ bị thiệt hại nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng nên pháp luật phải có những quy định về vấn đề này tránh việc một bên dù không đạt được quyền lợi hợp pháp nếu tiếp tục hợp đồng nhưng bị ràng buộc vào hợp đồng mà họ đã giao kết. Vậy, tùy vào mức độ vi phạm hay lợi ích bị thiệt hại mà chúng ta cho phép hay không ĐPCDHĐ. Chúng ta chỉ nên cho phép ĐPCDHĐ khi vi phạm là nghiêm trọng hoặc lợi ích hầu như không đạt được. Nhưng "vi phạm nghiêm trọng" hay "lợi ích hầu như không đạt được" phải được quy định rõ đối với từng HĐDS có quy định về vấn đề này. Có chuyên gia cho rằng: "Nếu có vi phạm nghiêm trọng (vi phạm cơ bản) của một bên thì bên kia

được quyền ĐPCDHĐ và giải thích thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới quan niệm vi phạm cơ bản là những vi phạm dẫn đến mục đích mà các bên đặt ra khi ký hợp đồng là không đạt được" [10]. Đối với vi phạm hợp đồng không nghiêm trọng, chúng ta không nên cho phép ĐPCDHĐ; và ở đây, việc cho phép bên bị vi phạm đòi BTTH là đủ.

3.1.3. Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện

Trong phần liên quan đến hợp đồng, chúng ta không thấy BLDS năm 2005 cho phép một bên ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện khi thấy rõ bên kia sẽ vi phạm hợp đồng hoặc gặp các hoàn cảnh khó khăn. Đó là bất cập thể hiện sự lạc hậu vì:

- Không công bằng khi một bên không được ĐPCDHĐ khi biết chắc là vì lý do khách quan việc thực hiện tiếp sẽ gây bất lợi cho họ hay bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng.

- Không hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi cho chủ thể khi họ không được ĐPCDHĐ trong trường bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng có lợi về kinh tế.

3.1.4. Về vấn đề thông báo trong đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Khái niệm và các hình thức thông báo ĐPCDHĐ chưa có quy định cụ thể. Thời hạn báo trước được quy định ở một số HĐDS có nhiều bất cập: có quy định nêu rõ thời hạn nhưng lại không hợp lý như: Khoản 3 Điều 498 quy định: "Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác" [27]. Quy định này chỉ đúng với trường hợp bên cho thuê nhà ĐPCDHĐ, đưa ra thời hạn thông báo để bên thuê nhà biết và chuẩn bị nơi ở mới; còn bên thuê nhà chỉ cần đưa ra thông báo đột xuất với hiệu ứng tức thì như là một chế tài với bên

kia. Một số quy định thời hạn báo trước là "một thời gian hợp lý" là chung chung, chưa rõ ràng, chưa căn cứ vào tính chất của hợp đồng, ý nghĩa của thời hạn thông báo với từng loại hợp đồng để quy định thời gian này, ví dụ: ngay lập tức, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng….

BLDS năm 2005 cũng chưa quy định rõ trong thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng thì các bên có thực hiện tiếp nghĩa vụ của hợp đồng hay không. Với ĐPCDHĐ khi có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác phải có quy định khác nhau về việc có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa không kể từ khi bên có quyền ĐPCDHĐ thông báo.

3.1.5. Về vấn đề hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện phải bồi thường thiệt hại" [27]. Nhưng có những trường hợp không bên nào có lỗi cả nhưng do một bên do ý chí chủ quan của mình thấy cần ĐPCDHĐ, ví dụ thấy "không có lợi cho mình" nếu tiếp tục hợp đồng thì có phải BTTH không thì chưa có quy định. Nhưng do bên đối tác không có lỗi mà hợp đồng chấm dứt khiến bên này bị thiệt hại thì bên ĐPCDHĐ cần phải BTTH. Cụm từ "yêu cầu bồi thường thiệt hại" được đề cập khá nhiều trong các quy định về ĐPCDHĐ cụ thể trong BLDS năm 2005 nhưng thiệt hại phải bồi thường là những gì, mức bồi thường là bao nhiêu và được xác định như thế nào thì chưa có quy định cụ thể. BTTH là cần thiết đối với bên bị ĐPCDHĐ, nhưng quy định cụ thể về BTTH tại các trường hợp ĐPCDHĐ trong BLDS chưa rõ ràng. Những trường hợp có vi phạm của bên đối tác và không có vi phạm của đối tác chưa phân định rõ về BTTH. Trong ĐPCDHĐ khi không có vi phạm của đối tác cũng chưa phân định việc BTTH giữa lý do chủ quan của bên ĐPCDHĐ và lý do khách quan.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí