Quy Định Về Trình Tự Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng Dân Sự

như dự kiến. Nhưng nếu do gặp sự kiện bất khả kháng nên bên có nghĩa vụ không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng và được miễn trách nhiệm BTTH. Vậy trong trường hợp ĐPCDHĐ theo các yếu tố khách quan thì bên ĐPCDHĐ không phải BTTH.

2.1.6. Quy định về trình tự đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

Các khoản 2, 3 và 4 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định khái quát về trình tự ĐPCDHĐDS:

…2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện phải bồi thường thiệt hại [27].

Tại các quy định về ĐPCDHĐDS cụ thể có một số quy định về việc thông báo hay yêu cầu BTTH nhưng đều chưa quy định cụ thể về trình tự ĐPCDHĐ. Theo các khoản trên thì chúng ta có thể thấy khái quát trình tự ĐPCDHĐ: bên có quyền ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết việc ĐPCDHĐ, khi bên kia nhận được thông báo đó thì hợp đồng chấm dứt, từ thời điểm này các bên không phải thực hiện nghĩa vụ nữa và phần nghĩa vụ đã thực hiện của bên này thì được bên kia thanh toán và nếu bên nào có lỗi trong việc ĐPCDHĐ thì BTTH cho bên kia. Những bất cập của quy định về thông báo và BTTH đã được luận văn đề cập ở các mục 2.1.2.5 và 2.1.2.6, quy định của BLDS năm 2005 về nhận thông báo của bên bị chấm dứt hợp đồng còn chưa rõ. Mục đích của bên có quyền ĐPCDHĐ chỉ đạt được khi bên còn lại biết được ý định của họ, tức là nhận được thông tin về việc chấm dứt hợp

đồng. Chỉ khi nhận được thông tin này thì bên vi phạm mới không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Khoản 3, Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt" [27]. Bên cạnh đó, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế quy định: "Một thông báo có hiệu lực khi nó đến bên nhận" [21, Điều 1.10]. Thông báo chấm dứt hợp đồng của bên có quyền ĐPCDHĐ chỉ có hiệu lực khi nó đến bên nhận, tức là bên vi phạm hợp đồng. Vậy việc đến bên nhận là đến tận tay người nhận hay căn cứ theo dấu của bưu điện nơi đến. Quy định này của Bộ nguyên tắc UNIDROIT khẳng định chắc chắn rằng nghĩa vụ thông báo và đảm bảo thông báo đến tay bên kia về việc chấm dứt hợp đồng của bên có quyền này là bắt buộc, nếu không thực hiện nghĩa vụ này thì họ đương nhiên bị mất quyền được chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp ĐPCDHĐ có sự vi phạm của bên đối tác, thường là thông báo đột xuất, có hiệu lực ngay lập tức nên vấn đề nhận được thông báo có ý nghĩa quan trọng đối với bên có quyền, thường là họ sẽ thông báo trực tiếp tới bên vi phạm. Trong trường hợp ĐPCDHĐ không có vi phạm của đối tác thì khi bên đối tác nhận được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng sau một thời hạn bên có quyền ĐPCDHĐ đưa ra, hợp đồng sẽ được chấm dứt và các bên tiến hành thanh lý hợp đồng.


2.2. Thực tiễn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế - xã hội nước ta. Các nguồn lực trong xã hội được phát huy mạnh mẽ, cơ chế quản lý có nhiều biến chuyển tích cực, giao lưu kinh tế được tạo điều kiện phát triển, các quan hệ dân sự trong đó có quan hệ HĐDS nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, giải trí… ngày càng đa dạng, phong phú. Hành lang pháp lý cũng từng bước được tạo lập đầy đủ, hợp lý hơn để điều

chỉnh các quan hệ đó. Tuy nhiên, do các quan hệ HĐDS ở nước ta phát triển nhanh nhưng hệ thống pháp luật, cơ chế thực hiện pháp luật về HĐDS còn nhiều bất cập, không theo kịp thực tế nên quá trình giao kết, thực hiện và chấm dứt các HĐDS trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có tranh chấp có liên quan đến ĐPCDHĐDS chiếm tỷ lệ không nhỏ. Theo báo cáo của ngành TAND, các tranh chấp về ĐPCDHĐDS xảy ra khá nhiều và đa dạng như tranh chấp về các hợp đồng mua bán, thuê tài sản, vay tài sản, dịch vụ, bảo hiểm, đại lý, cho thuê tài chính, thuê quyền sử dụng đất…. Địa bàn xảy ra nhiều tranh chấp về ĐPCDHĐDS nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, nơi giao lưu kinh tế sôi động nhất cả nước. Nhìn chung với tranh chấp về ĐPCDHĐDS phần lớn xảy ra do có sự vi phạm của bên đối tác, có thể là vi phạm việc không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn hoặc vi phạm điều khoản về chất lượng hàng hóa, dịch vụ…, số lượng tranh chấp liên quan đến ĐPCDHĐ không có sự vi phạm của đối tác tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng lại khó khăn hơn trong giải quyết vì quy định của pháp luật nhiều bất cập. Nhiều tranh chấp về cách thức, thời hạn thông báo ĐPCDHĐDS; vấn đề thanh toán nghĩa vụ đã thực hiện, tính toán BTTH trong ĐPCDHĐDS gặp nhiều khó khăn khi giải quyết. Bên cạnh đó, nhiều HĐDS trên thực tế không thỏa thuận về ĐPCDHĐ hoặc thỏa thuận không đầy đủ trong khi pháp luật không có quy định cụ thể nên khi một bên muốn ĐPCDHĐDS thì xảy ra tranh chấp giữa các bên, giải quyết không hợp lý và yêu cầu TAND là nơi giải quyết cuối cùng, điều này rất tốn kém thời gian và tiền của cho các bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Mặc dù BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật khác đã khắc phục được nhiều vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về ĐPCDHĐDS nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho việc áp dụng không dễ dàng, thuyết phục. Tác giả xin đưa ra hai vụ việc tranh chấp liên quan đến ĐPCDHĐDS và việc giải quyết của TAND có căn cứ vào BLDS năm 2005:

Vụ thứ nhất: Tranh chấp Hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và bà Trần Thị Nhanh và Bản án số 730/2007/KDTM-ST ngày 09/5/2007 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết vụ tranh chấp này.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 11

Tóm tắt nội dung vụ án (chi tiết tại Phụ lục 1):

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) do ông Trương Hữu Hiệp làm đại diện, địa chỉ: 191 Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội khởi kiện Bà Trần Thị Nhanh (vắng mặt), địa chỉ: 53 Hưng Phú, phường 8, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh về việc bị đơn vi phạm nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và thanh toán tiền lãi 11 kỳ liên tiếp từ ngày 31/12/2004 đến nay nên nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết buộc bị đơn phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời thanh toán số nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 là 1.135.967.362 đồng

Trong trường hợp bà Nhanh không thanh toán được nợ thì phải chịu các biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật kể cả việc phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 53 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh do bà Nhanh làm chủ để thu hồi nợ cho ngân hàng.

* Bản án số 730/2007/KDTM-ST ngày 09/5/2007 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh:

TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, chấm dứt việc thực hiện hợp đồng tín dụng số 01/131088/HĐ ngày 16/6/2004 trước thời hạn; không chấp nhận yêu cầu của bị đơn về tiếp tục thực hiện hợp đồng và trả nợ dần 25.000.000 đồng/tháng; buộc bị đơn phải thanh toán cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam số tiền còn nợ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng nói trên là 1.135.967.362 đồng, trong đó: 944.885.008 đồng nợ gốc và lãi 191.082.354 đồng tạm tính đến ngày 9/5/2007. Lãi sẽ được tiếp tục tính kể từ ngày 10/5/2007 với mức lãi suất 1,425%/tháng trên số dự nợ gốc thực nợ cho đến khi thực trả hết nợ gốc.

Trong trường hợp bị đơn không thanh toán như trên thì phải chịu các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật, kể cả việc phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 53 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh...

Bình luận những tình tiết liên quan đến ĐPCDHĐ ở vụ việc:

Bị đơn đã thanh toán nợ không đúng thời hạn thoả thuận (nợ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam số tiền 1.135.967.362 đồng) là vi phạm vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng tín dụng giữa bị đơn và nguyên đơn. Khoản 2 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997: "2. Khách hàng vay có những nghĩa vụ sau: …c) Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng" [25].

Do bị đơn vi phạm hợp đồng tín dụng nên theo khoản 1 Điều 54 Luật này: "Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng" [25], còn khoản 2 Điều 54 quy định: "Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền: …c) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh theo quy định của pháp luật" [25], nên việc nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn, yêu cầu bị đơn hoàn trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi là phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997.

Hợp đồng tín dụng giữa hai bên là hợp đồng vay tài sản, một loại HĐDS thông dụng quy định tại mục 4, chương XVIII BLDS năm 2005 nhưng cả mục này không có quy định nào về ĐPCDHĐ nên để xác định quyền ĐPCDHĐ phải xem có thoả thuận hay quy định khác của pháp luật không. "May" cho bên nguyên đơn là có quy định về "quyền chấm dứt việc cho vay" của tổ chức tín dụng tại Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, tức là ĐPCDHĐ vì là ý chí của riêng bên tổ chức tín dụng và là chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm toà tuyên án (9/5/2007) và từ

đó các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa nhưng phải thanh toán cho nhau phần hợp đồng đã được thực hiện - ở đây nợ gốc và lãi phát sinh là nghĩa vụ chưa thanh toán thì bà Nhanh phải thanh toán hết. Và như vậy, việc NHĐT&PTVN cho phép ĐPCDHĐ là đúng (có tính chất như thông báo) và Tòa chấp nhận yêu cầu ĐPCDHĐ của ngân hàng và yêu cầu bà Nhanh thanh toán nợ cho ngân hàng là đúng quy định, thời điểm toà tuyên án chính là thời điểm bị đơn nhận thông báo ĐPCDHĐ và hợp đồng chấm dứt.

Việc Tòa án dùng từ "chấm dứt hợp đồng" là phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật Các tổ chức tín dụng nhưng chưa rõ là hủy bỏ hợp đồng hay ĐPCDHĐ và với cách giải quyết của tòa như trên, việc chấm dứt hợp đồng này là ĐPCDHĐ. Nhưng do đến hạn phải trả mà không trả được nợ nên chấm dứt hợp đồng ở đây không phải là "trước thời hạn như cách dùng từ của nguyên đơn (trong yêu cầu) và của TAND (trong bản án). Qua đây thấy quy định của pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng: Tòa đã vận dụng "quyền chấm dứt việc cho vay" để quyết định ĐPCDHĐ tín dụng nhưng rõ ràng việc không có cụm từ "đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vay" trong luật gây khó khăn trong giải quyết các vụ việc tương tự. Quy định về hợp đồng vay tài sản trong BLDS thì không có ĐPCDHĐ vay tài sản, Luật các tổ chức tín dụng cũng không quy định rõ ĐPCDHĐ tín dụng dù có thể hiểu "chấm dứt việc cho vay" tại khoản 1 Điều 54 là ĐPCDHĐ. TAND Thành phố Hồ Chí Minh cho ĐPCDHĐ là đúng nhưng cần dùng "đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng tín dụng số…" thay cho "chấm dứt hợp đồng tín dụng số… trước thời hạn" để khẳng định đây là ĐPCDHĐ chứ không phải hủy bỏ hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do thỏa thuận. Hiện tại, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đang có hiệu lực không còn quy định cụ thể về hợp đồng tín dụng như Luật năm 1997 và việc áp dụng giải quyết tranh chấp về ĐPCDHĐ tín dụng phải trông hoàn toàn vào BLDS năm 2005 và sự thỏa thuận (nếu có). Vụ việc trên nếu giải quyết vào thời điểm từ 01/01/2011 thì không có căn cứ chấm dứt nữa vì Luật Các tổ chức tín dụng năm 2007 đã hết

hiệu lực mà Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không có quy định về việc này.

Về việc thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh, quyết định của Toà yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền nguyên đơn yêu cầu là đúng quy định nhưng cần nêu rõ thời hạn thanh toán và hậu quả của việc không thanh toán. Tuy nhiên, quy định của BLDS và Luật các tổ chức tín dụng về vấn đề này chưa đầy đủ, hợp lý.

Vụ thứ hai: Tranh chấp Hợp đồng hợp đồng cho thuê tài chính giữa Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC) và Công ty TNHH giày thời trang P.L.T và Bản án số 451 /2006/KDTM-ST ngày 07/9/2006 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt nội dung vụ án (chi tiết tại Phụ lục 2):

Trong các ngày 31/8/2006 và 07/9/2006, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 155/KTST ngày 07/3/2006 về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1358/QĐXX-ST ngày 10/8/2006 giữa các đương sự: Nguyên đơn là Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC); địa chỉ: Phòng 905, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện: ông Nguyễn Mạnh Hùng, GUQ ngày 05/5/2006 và bị đơn là Công ty TNHH giày thời trang P.L.T; địa chỉ: 266 Pasteur, phường 8, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện: ông Trần Quí Hỉ, giám đốc. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán số nợ gốc và lãi phát sinh từ ba hợp đồng thuê tài chính số 651-02179 ngày 26/9/2002, số 722-02250 ngày 20/12/2002 và số 1318-04308 ngày 15/9/2004 là 934.533.648 đồng.

Bản án số 451/2006/KDTM-ST ngày 07/9/2006 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh:

- Trên cơ sở nhận định về vụ án và căn cứ điều 29, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm c khoản 2 Điều 63 Luật các tổ chức tín dụng; các khoản 1, 2

Điều 489 BLDS; điểm đ, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000, Điều 13 Nghị định số 79/2001/NĐ-CP; khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự; …TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

+ Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng số 1318-04308 ngày 15/9/2004; buộc bị đơn Công ty TNHH giày thời trang P.L.T phải thanh toán cho Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam số tiền phát sinh từ các hợp đồng số 651-02179 ngày 26/9/2002, số 722-02250 ngày 20/12/2002 và số 1318-04308 ngày 15/9/2004 là 872.135.119 đồng, trong đó tiền gốc là 871.296.119 đồng và phí bảo hiểm là 839.000 đồng. Lãi sẽ được tiếp tục tính trên số nợ gốc thực nợ với mức lãi suất 19%/năm kể từ ngày 08/9/2006 cho đến khi thực trả hết nợ gốc.

Thu hồi, phát mãi tài sản thuê (theo danh mục…) để thanh toán khoản tiền còn thiếu. Trong trường hợp sau khi thu hồi, xử lý tài sản thuê, nếu số tiền thu không đủ thanh toán số nợ, nguyên đơn có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất như hai bên đã trình bày để thu hồi nợ.

+ Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn phải bồi thường do thanh lý hợp đồng trước hạn với số tiền là 62.398.529 đồng…

Bình luận những tình tiết liên quan đến ĐPCDHĐ ở vụ việc:

Khoản 11 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định: "Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê…Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng" [25]. Tuy nhiên, chưa có quy định về ĐPCDHĐ cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức tín dụng nên cần áp dụng quy định về ĐPCDHĐ thuê tài sản trong BLDS năm 2005 hoặc các văn bản dưới luật có liên quan để giải quyết.

- Việc Toà quyết định nguyên đơn được ĐPCDHĐ, tác giả có đánh giá như sau: Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: "Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2024