Phân Biệt Trách Nhiệm Dân Sự Sự Theo Hợp Đồng


thường, thậm chí chủ thể còn phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều 623).

Khi đi nghiên cứu “lỗi” trong mối quan hệ là một trong bốn điều kiện

của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì một vấn đề quan

trọng được đặt ra là việc xác định đúng mức độ lỗi của các bên trong quan hệ này để đưa ra một quyết định bồi thường chính xác và thỏa đáng. Bởi lẽ trong rất nhiều trường hợp việc xác định lỗi là rất phức tạp và gây không ít khó khăn như trong các trường hợp lỗi hỗn hợp hoặc lỗi lại là của người bị thiệt hại. Thứ nhất là trường hợp lỗi hỗn hợp nghĩa là cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. Điều 617 có quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bthit hi cũng có li trong vic gây thit hi thì người gây thit hi chphi bi thường phn thit hi tương ng vi mc độ li ca mình”, trong điều luật này có nhắc đến “mức độ” lỗi do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường cả hai bên đều có lỗi thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy nhiên, trong BLDS 2005 của nước ta lại không có quy định về mức độ lỗi, vậy đâu là căn

cứ để

xác định mức độ

lỗi cho từng bên? Việc xác định mức độ

lỗi cũng

được đặt ra trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, nhưng trong trường hợp này có phần đơn giản hơn vì theo quy định của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

luật nếu không xác định được mức độ lỗi thì bồi thường thiệt hại theo phần

bằng nhau. Thứ hai là trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Điều 617 của BLDS quy định rất rõ ràng: “Nếu thit hi xy ra hoàn toàn do li ca người bthit hi thì người gây thit hi không phi bi thường”. Nhưng hiểu thế nào về trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, và lỗi ở đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý và việc phân chia ra hai hình thức lỗi có ý nghĩa gì không? Có thể nêu ra một số vấn đề sau khi đi xác định lỗi của người bị thiệt hại:

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 3


Nếu người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn trong việc để thiệt hại xảy thì dù đó là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà người gây thiệt hại không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại có lỗi cố ý trong việc để thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường.

Như vậy, vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi không có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường nếu lỗi đó là hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại và đương nhiên người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Việc pháp luật quy định vấn đề lỗi thuộc về người bị thiệt hại đã loại

trừ trách nhiệm của người gây thiệt hại. Do đó, người gây thiệt hại muốn

giải thoát trách nhiệm thì phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại (Điều 606 BLDS 2005).

Bàn về vấn đề lỗi ta thấy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ đặt ra với chủ thể có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại mà còn đặt ra việc xác định trách nhiệm của người không trực tiếp gây ra thiệt hại để quy trách nhiệm bồi thường cho chính họ. Đó là trường hợp lỗi của người giám hộ, người đỡ đầu, người quản lý và lỗi của pháp nhân trước hành vi trái pháp luật do người của pháp nhân gây ra.


1.1.3. Phân biệt trách nhiệm dân sự sự theo hợp đồng

ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân

Theo quy định của pháp luật dân sự thì trách nhiệm dân sự được chia

thành hai loại là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng. Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh do một bên đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Điều cơ bản nhất để hình thành nên loại trách nhiệm này là giữa các bên phải có quan hệ hợp đồng, hợp đồng đó


phải có hiệu lực và thiệt hại xảy ra phải là do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng.

Tuy có những điểm giống nhau nhất định vì cùng là trách nhiệm dân sự nhưng giữa hai loại trách nhiệm này cũng có những điểm khác nhau căn bản:

Về cơ sở phát sinh: trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự hiện diện của một hợp đồng, loại trách nhiệm này phát sinh do hành vi

không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ

nghĩa vụ

của hợp

đồng. Trong khi đó, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ một hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

Khi thực hiện trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp (nếu có), còn trong trách nhiệm theo hợp đồng thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể tiên liệu trước khi ký kết hợp đồng.

Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ làm

chấm dứt nghĩa vụ

giữa các bên, trong khi đó việc thực hiện nghĩa vụ

bồi

thường thiệt hại theo hợp đồng thì nghĩa vụ chắc đã chấm dứt.

của người gây thiệt hại chưa

Trong trách nhiệm dân sự theo hợp đồng trách nhiệm chỉ phát sinh do

lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện, thực hiện không đúng hợp

đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc giữa các bên có thỏa

thuận khác, còn trong trách nhiệm dân sự

ngoài hợp đồng thì ngay cả

trong

trường hợp không có lỗi thì vần phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005).

Một điểm khác nữa giữa hai loại trách nhiệm này là những người gây thiệt hại ngoài hợp đồng đa phần phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ


các điều kiện mà luật định, còn trong trách nhiệm theo hợp đồng trách nhiệm liên đới chỉ đặt ra nếu có thỏa thuận trước.

Khi ta đi so sánh hai loại trách nhiệm này có điểm cần phải lưu ý là không phải giữa hai bên có quan hệ hợp đồng thì mọi thiệt hại gây ra đều đưa đến trách nhiệm theo hợp đồng và ngược lại trách nhiệm ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi giữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ hợp đồng, đặc biệt cần

phải phân biệt rõ về thời điểm phát sinh trách nhiệm giữa hai loại trách

nhiệm này để xác định rõ đâu là trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp

đồng và đâu là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: trong bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trách nhiệm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại. Mặt khác, phân định hai loại trách nhiệm này còn có ý nghĩa để xác

định chủ

thể

phải bồi thường. Thông thường trách nhiệm dân sự

theo hợp

đồng thì người tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể do người đại diện, giám hộ chịu trách nhiệm.

1.2. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.2.1. Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại,

cùng các điều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là người phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng.

Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhận được đơn kiện yêu cầu đòi bồi

thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng trong vấn đề này.

Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Tuy nhiên điều kiện để trở thành một chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng


lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có rất nhiều hành vi gây thiệt hại cho người khác và hành vi gây thiệt hại này cũng có thể là của bất kỳ cá nhân nào kể cả những người không đủ, không có hoặc bị hạn chế năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khi một người đã gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh, nhưng nếu như người gây ra thiệt hại lại không có năng lực để tham gia vào quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.

Như vậy, khi thiệt hại xảy ra cần phải xác định trách nhiệm bồi

thường sẽ thuộc về ai. Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi lẽ nếu không

xác định được người phải bồi thường thì quyền lợi của người bị thiệt hại

không được đảm bảo. Chính vì vậy mà vấn đề cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra.

Vậy, cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệt hại cụ thể bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không.

Cá thể hóa trách nhiệm chính là việc quy trách nhiệm bồi thường cho một chủ thể, việc này có một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng: Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ

giúp cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ dàng hơn,

xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường sẽ

tạo ra tính khả

thi cho

công tác thi hành án sau này; cá thể hóa trách nhiệm để xác định trách nhiệm thuộc về ai giảm bớt nguy cơ việc lạm dụng việc mất năng lực hay không đầy đủ khả năng nhận thức của người khác mà kích động họ gây thiệt hại cho người khác và thu lợi bất chính, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm

của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo dục những người không có

năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần.


1.2.2. Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự thì người tham gia cần đáp ứng điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một quan hệ pháp luật dân sự do vậy để trở thành chủ thể của quan hệ này thì người tham gia cũng cần phải có đầy đủ những điều kiện về năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của quan hệ pháp luật này mà cần có thêm một số điều kiện nhất định.

Khi một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có nghĩa là chủ thể đó

đang tham gia vào một quan hệ pháp luật, do vậy người này cần phải có đầy đủ năng lực chủ thể để tham gia vào một quan hệ pháp luật đó là độ tuổi và nhận thức (năng lực hành vi). Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khi người đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường lại không phải là người đã trực tiếp gây ra thiệt hại mà họ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường là do lỗi quản lý của mình trong việc để thiệt hại xảy ra. Do đó, một điều kiện cần để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho một chủ thể đó là mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường.

Như vậy để

cá thể hóa trách nhiệm dân sự

ngoài hợp đồng cho một

chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện sau: (độ tuổi, nhận thức, mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người bồi thường.)

­ Độ tuổi

Việc quy định độ tuổi là một trong những điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất hợp lý. Bởi vì khi một chủ thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại có nghĩa là chủ thể đang tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự. Để có thể tham gia vào quan hệ này thì trước hết chủ thể này phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực chủ thể theo

quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì năng lực chủ thể


được cấu thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Về năng lực pháp luật tại khoản 3, Điều 14 BLDS 2005 đã quy định : “Năng lực

pháp luật dân sự

của cá nhân có từ

khi người đó sinh ra và chấm dứt khi

người đó chết”. Theo quy định này, mỗi cá nhân đang sống và tồn tại trong xã hội luôn luôn có năng lực pháp luật dân sự có nghĩa là họ luôn có khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì ngược lại. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân hình thành khi đáp ứng những điều kiện nhất định đó là về độ tuổi và nhận thức. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành các mức khác nhau, phụ thuộc vào độ

tuổi của cá nhân. Theo quy định tại Điều 19 BLDS “Người thành niên có

năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều

23 của BLDS”.

Người thành niên là người từ đủ

18 tuổi trở

lên (Điều 18

BLDS 2005). Như vậy, người từ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được phép tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự mình gánh chịu các nghĩa vụ dân sự.

Quy định độ

tuổi là điều kiện để

cá thể

hóa trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật

dân sự về việc xác định năng lực hành vi dân sự (một trong hai yếu tố tạo

thành năng lực chủ thể của cá nhân). Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều kiện có thể tự mình gánh vác các nghĩa vụ dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Sự phù hợp của việc quy định độ tuổi là yếu tố để cá thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ngay trong BLDS 2005, đó chính là sự tương thích giữa việc quy định độ tuổi để xác định năng lực

hành vi dân sự

với việc căn cứ

vào độ

tuổi để

quy định trách nhiệm bồi

thường thiêt hại ngoài hợp đồng.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng độ


tuổi là điều kiện

không thể thiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


cho bất cứ một chủ thể nào. Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể.

­ Nhận thức

Cũng như độ tuổi khả năng nhận thức cũng là yếu tố tạo thành năng

lực hành vi dân sự của một chủ thể. Nếu một người tuy đã thành niên nhưng không thể nhận thức, không làm chủ hành vi của mình, thì bị coi là người mất

năng lực hành vi dân sự và không có năng lực chủ

thể

để tham gia vào các

quan hệ

pháp luật và cũng không thể

nào trở

thành chủ

thể

có thể

đứng ra

gánh vác trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ngay cả khi thiệt hại đó là do họ gây ra?

Khi phân tích về

khả

năng nhận thức của chủ

thể

ta thấy giữa khả

năng nhận thức và độ tuổi có mối quan hệ với nhau, chúng đều là hai yếu tố tạo thành năng lực hành vi dân sự, nhưng khả năng nhận thức của con người lại phụ thuộc vào chính độ tuổi. Con người chỉ có khả năng nhận thức đầy

đủ khi đạt một độ

tuổi nhất định, khi chưa đạt độ

tuổi này thì con người

hoặc chưa có khả năng nhận thức hoặc là khả năng nhận thức còn hạn chế.

Có trường hợp người không có khả năng nhận thức nhưng không phải do

chưa đạt một độ tuổi nhât định mà do bị mất khả năng nhận thức của mình. Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Nếu một người đang có khả năng nhận thức nhưng lại bị mất đi thì nguyên nhân dẫn đến sự mất đi này có thể là do người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến hậu quả không thể nhận thức và làm chủ được bản thân mình. Do vậy, họ mất đi năng lực hành vi, mất đi năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội.

Như

vậy, để

tham gia vào một quan hệ

xã hội nhất định thì chủ

thể

phải có đầy đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thức được những gì mình đang làm cũng như hậu quả của hành vi đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022