Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 7


- Khu du lịch ven biển có: khu du lịch quốc gia biển Thiên Cầm (1.577ha), khu du lịch biển Xuân Thành (300ha), khu du lịch biển Lộc Hà (500ha), khu du lịch biển Kỳ Ninh và Kỳ Xuân; khu du lịch Quỳnh Viên Lê Khôi, du lịch biển Thạch Hải.

- Khu đô thị có: khu đô thị tại thị trấn Kỳ Anh - Vũng Áng; các dự án nhà ở cho công nhân và người lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng, thành lập thị xã Kỳ Anh (Nam Hà Tĩnh).

Ngày 27/11/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. Quan điểm phát triển của bản quy hoạch đề cập nhiều đến vấn đề tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng, tăng trưởng gắn với thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quá trình CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay diễn trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khai thác, đánh bắt

Khai thác, đánh bắt là một trong những hoạt động kinh tế có tính đặc trưng của cư dân ven biển so với các vùng, miền khác trong tỉnh từ trước đến nay. Hiện nay, hoạt động khai thác, đánh bắt của cư dân ven biển có nhiều thay đổi so với trước, thể hiện trong đầu tư trang thiết bị, ngư cụ đánh bắt, hoạt động đánh bắt, hiệu quả đánh bắt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Theo con số thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, hiện nay (năm 2014) toàn tỉnh có 3.724 tàu khai thác hải sản; trong đó loại có công suất dưới 20cv là 2.879 chiếc; loại có công suất từ 20cv đến dưới 50cv có 610 chiếc; loại từ 50cv đến dưới 90cv có 105 chiếc; loại từ 90cv trở lên có 130 chiếc. Hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ được trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại, như: Máy định vị, máy dò cá, máy bộ đàm, máy trực canh, điện thoại, hầm bảo quản sản phẩm


trên tàu cá và các trang thiết bị hỗ trợ ngư cụ đánh bắt như: Tời, cẩu thu lưới, buly, con lăn,… Mặc dù, việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đánh bắt được triển khai rộng rãi ở tất cả các xã vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay, nhưng tập trung mạnh nhất ở các xã thuộc khu kinh tế đánh bắt (các xã bãi dọc), vì đây là khu có nhiều tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển nghề cá (như đã giới thiệu ở trên). Tại khu kinh tế này, hiện nay nhà nước có chính sách khuyến khích, cho ngư dân vay vốn để đầu tư đóng tàu lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại, tập trung phát triển nghề cá và đảm bảo an ninh vùng biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Theo quy hoạch của tỉnh, hiện có 4 làng cá nằm ở 4 cửa biển, thuộc 4/5 huyện ven biển là: làng cá Xuân Hội (xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân); làng cá Thạch Kim (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà); làng cá Cẩm Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) và làng cá Kỳ Hà (xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh). Tuy nhiên, trong bốn làng cá, có hai làng nằm trong khu kinh tế đánh bắt là làng cá Xuân Hội và làng cá Thạch Kim, tại hai làng này có 02 nghiệp đoàn nghề cá được thành lập. Còn hai làng cá Cẩm Nhượng và Kỳ Hà nằm trong quy hoạch của khu kinh tế du lịch, nên sẽ được phát triển thành làng nghề truyền thống. Hiện toàn tỉnh có 49 tổ, đội đánh bắt hải sản trên biển, tập trung ở 4 làng cá. Những năm qua, sản lượng khai thác, đánh bắt trên toàn tỉnh tăng dần qua từng năm, chỉ tính riêng năm 2013 đạt

30.145 tấn (trong đó vùng biển 26.975 tấn, vùng nội địa 3.170 tấn).

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 7

Cùng với việc tăng nhanh sản lượng khai thác, đánh bắt, tại khu kinh tế đánh bắt đã hình thành các chợ trung tâm đầu mối thuỷ hải sản, chuyên cung cấp hải sản đi các chợ lớn trong tỉnh, ra các tỉnh và ra thế giới, các cảng cá thương mại, các công ty đông lạnh, nhà máy sản xuất đá lạnh, các nhà máy chế biến thuỷ hải sản, các cơ sở cung cấp nhiên liệu, dịch vụ sửa chữa tàu cá,… phát triển rất mạnh ở khu kinh tế này. Các dịch vụ vận tải, cơ sở hạ tầng, đường sá,… được đầu tư phát triển, làm cho các xã vùng cửa biển (bãi dọc) vốn đã chật chội, nay trở nên sầm uất với lượng xe thu mua, chuyên chở hải sản vào ra tấp nập, có cả xe trong tỉnh và xe từ các tỉnh đến. Xe từ các tỉnh đến khu kinh tế đánh bắt ở vùng ven biển Hà Tĩnh không chỉ để thu mua, mà còn bán, nhập cá từ các nơi khác đến.


* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nuôi trồng thuỷ hải sản

Bên cạnh khai thác, đánh bắt, CNH, HĐH đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản ở vùng ven biển Hà Tĩnh, bởi hiệu quả nuôi trồng thuỷ hải sản phụ thuộc rất lớn vào việc đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. Ở ven biển Hà Tĩnh, hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản tập trung ở các xã cửa sông, trong các đầm, phá nước lợ hoặc ở các xã bãi ngang, nơi có các lạch nước được con người tạo ra để dẫn nguồn nước mặn vào. Những năm qua kinh tế nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển Hà Tĩnh phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được mở rộng, diện tích nuôi tôm trên cát theo hướng bán thâm canh, thâm canh công nghiệp tăng nhanh, đã hình thành 52 vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển có quy mô trên 15ha/vùng, mỗi năm thu hút thêm 1.000 lao động tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các xã ven biển. Năng suất thuỷ hải sản nuôi bình quân toàn tỉnh đạt 1,83 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,23%/năm. Tính đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 7.870ha (trong đó nuôi ngọt 5.080ha; nuôi mặn, lợ 2.790ha, diện tích nuôi thâm canh công nghiệp 300ha), tổng sản lượng nuôi trồng đạt 11.746 tấn (trong đó nuôi ngọt 5.755 tấn, nuôi mặn, lợ 5.991 tấn).

* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển du lịch-đô thị biển

Du lịch bãi biển là một trong những tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển Hà Tĩnh. Hiện tại Hà Tĩnh đã đưa vào khai thác, sử dụng các bãi tắm, như: bãi tắm Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên), bãi tắm Thạch Hải (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà), bãi tắm Thạch Bằng (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà), bãi tắm Xuân Thành (xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân), bãi tắm Kỳ Ninh (xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh). Trước đây, các bãi tắm này còn hoang sơ, chưa có đầu tư lớn cho phát triển du lịch. Hiện nay, do tác động và chiến lược phát triển CNH, HĐH, các bãi biển này hiện đang thu hút những dự án đầu tư lớn, hình thành nên các khu du lịch nghỉ mát hiện đại theo quy hoạch của tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã và đang kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch ven biển với những dự án đầu tư lớn, như: khu du lịch Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) được đầu tư thành khu du lịch quốc gia, với tổng diện tích quy hoạch 1.557 ha, gồm thị trấn


Thiên Cầm, xã Cẩm Dương, xã Cẩm Lĩnh và toàn bộ diện tích đất tự nhiên xã Cẩm Nhượng. Dự án hiện đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư của dự án là

10.289 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 1 (từ năm 2010 - 2013) là 289 tỷ đồng và giai đoạn 2 (từ năm 2014 - 2017) là 10.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Thiên Cầm làm chủ đầu tư. Khu du lịch biển Xuân Thành đã được đầu tư 38 tỷ đồng, trong tương lai sẽ tiếp tục đầu tư các khu du lịch Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), Thạch Bằng (huyện Lộc Hà), Thạch Hải (huyện Thạch Hà),… Bên cạnh các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, có nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các khu du lịch như: Dự án “Hạ tầng du lịch phục vụ phát triển toàn diện” do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, trong đó có nội dung xây dựng hạ tầng khu du lịch Thiên Cầm, hạ tầng giao thông khu du lịch Xuân Thành, kết nối với khu lưu niệm Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du,…

Mặc dù các khu du lịch ven biển Hà Tĩnh hiện đang được triển khai ở giai đoạn đầu, nhưng hoạt động bãi tắm và các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ đón khách du lịch đã đi vào hoạt động và phát triển khá mạnh. Tại các khu du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, các dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ đưa đón khách du lịch, dịch vụ thuê xe du lịch, khu vui chơi giải trí giành cho các lứa tuổi,… đã đi vào hoạt động và mang lại nguồn thu khá lớn cho ngân sách địa phương. Chiếm số lượng lớn nhất là bãi tắm Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên), hàng năm đã thu hút lượng khách du lịch khá lớn. Trong năm 2015 có

413.000 lượt khách du lịch biển, riêng khu du lịch Thiên Cầm đã có 130.000 lượt khách. Hiện tại tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, trong đó xác định phát triển du lịch biển là mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Tĩnh.

*Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xây dựng khu kinh tế tổng hợp ven biển (Vũng Áng)

Nói đến CNH, HĐH ở ven biển Hà Tĩnh, rò nét nhất, mạnh mẽ nhất, biến đổi lớn nhất, là ở khu kinh tế Vũng Áng. Đây là khu kinh tế tổng hợp ven biển của Hà Tĩnh, được thực hiện theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg, ngày 03/4/2006 của Thủ


tướng Chính phủ, về việc thành lập Khu kinh tế Vũng Áng có tổng diện tích tự nhiên 22.781 ha, thành khu kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ với không gian kinh tế riêng biệt, với những mục tiêu cơ bản được đề ra là:

- Phát triển trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển. Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương bao gồm việc đầu tư khai thác hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để trở thành một trong những cửa ngò quan trọng ra biển của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển khu kinh tế Vũng Áng cùng với các khu kinh tế khác của khu vực để tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp - luyện kim - dịch vụ cảng biển - Du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ và trở thành cầu nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Hiện tại, khu kinh tế Vũng Áng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 84 dự án với số vốn đăng ký trên 180.000 tỷ đồng. Một số công trình, dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I (1.200MW); Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa (Đài Loan); dự án thép của Tập đoàn Tata (Ấn Độ), Khu Du lịch Hồ Tàu voi; Khu Đô thị - Dịch vụ Phú Vinh; Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng; Nhà máy Liên hợp gang thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh... và nhiều dự án có quy mô lớn đang triển khai các bước để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy lọc hoá dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,47 tỷ USD); Nhà máy luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II... Nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: Các cầu cảng số 1, số 2, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1,... Tương lai không xa, khu kinh tế Vũng Áng sẽ là một khu vực phát triển năng động, là một trọng điểm phát triển kinh tế của khu vực miền Trung, tạo động lực mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.


* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khai thác chế biến khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản, là một trong những tiềm năng lớn của vùng ven biển Hà Tĩnh. Hiện nay, vùng ven biển Hà Tĩnh có hai khu công nghiệp khai thác khoáng sản là khu mỏ sắt Thạch Khê và khu công nghiệp Vũng Áng. Những năm qua, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê để phục vụ cho phát triển ngành thép Việt Nam đang được khẩn trương thực hiện. Dự án khả thi khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, với quy mô 10 triệu tấn/năm đã được phê duyệt, do chủ đầu tư là công ty Cổ phần sắt Thạch Khê gồm 9 cổ đông có tiềm năng kỹ thuật, tài chính. Công tác giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư khu vực mỏ được địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt; Hiện nay cơ bản đã thực hiện xong phần Quy hoạch vùng tái định cư, đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống giao thông, điện, nước đến mỏ đang được tập trung thi công; dự án thử nghiệm bóc đất đá và

phương pháp vận chuyển đã thực hiện với khối lượng bốc 1,5 triệu m3 đất cát đã cơ

bản hoàn thành. Phương án vận chuyển quặng từ mỏ vào Khu kinh tế Vũng Áng hiện đã được tư vấn thiết kế.

Song song với tiến độ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tại khu công nghiệp Vũng Áng, các dự án luyện cán thép đã được triển khai: Nhà máy thép liên hợp của tập đoàn Formosa (Đài Loan) công suất giai đoạn 1: 7,5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2: 15 triệu tấn/năm đang tập trung thiết kế, xây dựng cơ sở. Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 250.000 tấn/năm (giai đoạn 1), 500.000 tấn/năm (giai đoạn 2) của Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh đã hoàn thành 85% giá trị xây dựng cơ bản. Các dự án luyện thép của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, Liên hợp thép của liên doanh giữa tập đoàn TaTa (Ấn Độ), Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty xi măng Việt Nam đang khẩn trương làm thủ tục về địa điểm... Việc thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các dự án thép tại Hà Tĩnh sẽ tạo bước phát triển đột phá đối với Công nghiệp tỉnh nhà và của ngành thép Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc khai thác và chế biến sâu quặng Titan tại Hà Tĩnh cũng đã được Chính phủ, Bộ Công Thương và tỉnh Hà Tĩnh tập trung thực hiện với dự án sản xuất Pigment từ nguyên liệu Ilmenite đã được Bộ Công Thương thẩm định


thông qua với tổng mức đầu tư gần 120 triệu USD, công suất 30.000 tấn/năm. Dự án do công ty cổ phần Đioxit Titan Việt Nam làm chủ đầu tư gồm 5 cổ đông là các doanh nghiệp khai thác, chế biến Titan trong cả nước, trong đó có tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, đơn vị khai thác, chế biến Titan chính trên địa bàn địa phương.

* Công nghiệp hoá, hiện đại hoá dịch vụ cảng biển

Hà Tĩnh có 03 cảng thương mại là cảng biển nước sâu Sơn Dương, cảng Vũng Áng và cảng Xuân Hải. Trong đó, cảng Vũng Áng: là khu bến tổng hợp, năng lực tiếp nhận tàu trọng tải 3 - 5 vạn DWT, tàu container sức chở 4000 TEU. Theo quy hoạch, cảng Vũng Áng được đầu tư xây dựng 15 bến. Hiện nay đã đầu tư xây dựng 4 bến; trong đó 2 bến do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng, năng lực xếp dỡ 1,32 triệu tấn/năm, 2 bến chuyên dùng phục vụ Tổng kho xăng dầu và Nhà máy nhiệt điện. Hiện đang chuẩn bị đầu tư 2 bến thương mại và 1 bến chuyên dùng cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. Cảng Sơn Dương: là cụm cảng nước sâu chuyên dụng, năng lực tiếp nhận tàu tải trọng 30

- 34 vạn tấn, thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa Đài Loan, với công suất bốc dỡ hàng hoá giai đoạn 1 đạt 30 triệu tấn/năm. Theo quy hoạch, Sơn Dương sẽ trở thành Khu liên hợp cảng nước sâu đặc dụng cho tổ hợp nhà máy thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, được mở rộng công suất 60 - 90 triệu tấn/năm vào năm 2020. Hiện Tập đoàn Formosa đang đầu tư 8 bến, công suất 30 triệu tấn/năm và 4,2 km đê chắn sóng phục vụ trực tiếp cho Khu liên hợp luyện thép, lọc hoá dầu, các cơ sở công nghiệp khác. Cảng Xuân Hải, gồm hai cầu cảng: cầu cảng số 1 và cầu cảng số 2, có thể tiếp nhận tàu 30 nghìn tấn ra vào.

Bên cạnh các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay còn thực hiện CNH, HĐH ở một số lĩnh vực khác như: Sản xuất muối, phát triển hệ thống dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bởi giao thông tốt là yếu tố thuận lợi để tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH.

CNH, HĐH ở Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà Tĩnh đang tiếp diễn, đã và đang tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về kinh tế-xã hội ở Hà Tĩnh nói chung và ở


vùng ven biển của tỉnh này nói riêng. Để đáp ứng nguồn lực cho quá trình chuyển đổi, một bộ phận cư dân địa phương đã chuyển từ các nghề sản xuất truyền thống sang làm các nghề mới như kinh doanh, dịch vụ du lịch.... Một bộ phận cư dân nơi khác đến, kể cả người nước ngoài (Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản...) cũng đã tới đây để làm việc, làm cho mật độ cư dân tăng lên nhanh chóng và thành phần cư dân đổi thay rò rệt. Quá trình CNH, HĐH đã làm cho những vùng quê nghèo ven biển nhanh chóng biến thành các khu kinh tế, các đô thị sầm uất với nhịp sống nhanh đời sống kinh tế cao. Cùng với quá trình biến đổi kinh tế-xã hội ấy, một làn sóng văn hóa bên ngoài đã tràn vào tạo ra ở địa phương những nhu cầu hưởng thụ văn hóa mới. Bằng quan sát trên thực địa, người nghiên cứu có thể nhận thấy trong đời sống văn hóa của các cư dân ở vùng này, xu hướng tiêu dùng văn hóa (người hưởng thụ văn hóa mua các sản phẩm hàng hóa văn hóa từ bên ngoài để thỏa mãn nhu cầu văn hóa) đang lấn át đời sống văn hóa truyền thống của người địa phương (người hưởng thụ văn hóa chính là các chủ nhân đã sáng tạo nên các thành tố, các giá trị văn hóa để thòa mãn các nhu cầu của đời sống tinh thần). Những xu hướng như vừa đề cập và cả những vấn đề khác nữa nếu không được kịp thời nghiên cứu, nhận thức và có các giải pháp để điều chỉnh thì sự quan ngại về các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một sẽ sớm trở thành hiện thực.

Tóm lại, sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ven biển Hà Tĩnh những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế ven biển Hà Tĩnh, đem đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi đây, dẫn đến đời sống văn hoá của cư dân cũng có những biến đổi trên nhiều mặt.


Tiểu kết

Vùng đất, con người và văn hoá ven biển Hà Tĩnh đã được một số học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các học giả quan tâm đề cập đến cư dân tiền trú, các cơ sở tín ngưỡng và những địa danh ven biển Hà Tĩnh qua các thời kỳ lịch sử. Một số học giả đề cập đến tính bác tạp của cư dân ven biển Hà Tĩnh, do sự di cư từ nhiều vùng, miền trong nước và nước ngoài đến.

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí