ảnh hưởng của ph đến tai trong bùn hoạt tính - 7

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT KUẬN

- Đối với nước thải thuộc da, tải trọng 0,5 kg COD/m3.ngày là tải trọng tối ưu

vì:

 SVI nằm trong khoảng tối ưu (< 100 ml/g.SS), bùn lắng và nén tốt nhất.

 Độ đục đầu ra thấp (67 FAU).

So với tải trọng 0,3 kg COD/m3.ngày, tải trọng 0,5 kg COD/m3.ngày có COD đầu ra cao hơn và hiệu quả xử lý COD cũng thấp hơn nhưng ta chọn tải trọng này vì hiệu quả kinh tế của nó cao hơn tải trọng 0,3 kg COD/m3.ngày.

- Đối với nước thải chế biến men thực phẩm:

 pH tối ưu là 6.5 – 7.5.

Tải trọng tối ưu là 1,5 kg COD/m3.ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

 SVI của mô hình pH = 6.5 – 7.5 và tải trọng 1,5 kg COD/m3.ngày nằm trong khoảng tối ưu (70 – 120 ml/g.SS).

 pH càng xa khoảng tối ưu thì COD càng cao, hiệu quả xử lý COD càng thấp, độ đục càng cao và MLSS càng thấp. Nguyên nhân là do hệ vi sinh kém hoạt động hơn khi pH xa khoảng tối ưu.

ảnh hưởng của ph đến tai trong bùn hoạt tính - 7

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đối với nước thải thuộc da, khâu khử mặn là quan trọng. Do đó, trước khi nước thải được đưa vào công trình bùn hoạt tính, nước thải cần được khử mặn để hệ vi sinh trong bùn có thể thích nghi được với nồng độ mặn cho phép (khoảng 90 mg/l).

- Khi vận hành nước thải chế biến men thực phẩm, cần giữ pH ở 6.5 – 7.5 để đạt hiệu quả xứ lý cao. Đồng thời, tải trọng thích hợp để vận hành nước thải này là 1,5 kg COD/m3.ngày.

Tài liệu tham khảo

1. PGS, TS. Hoàng Văn Huệ (2002). Thoát nước tập 2: Xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hoàng Hải (2003). Lý thuyết và mô hình hóa quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Jiri Wanner, Professor of Water technology Prague Instituted of Chemical Technology. Activated Sludge Bulking and Foaming Control. Technomic Publishing Co.Inc.

4. Metcalf & Eddy (2003). Waste water engineering: treatment, disposal, reuse.

McGraw – Hill International Editions.

5. Michael H.Gerardi (2002). Settleability Problems and Loss of Solids in the Activated Sludge Process. A John Wiley & Son, Inc., Publication.

6. David Jenkins, Micheal G.Richard, Glen T. Daigger. Manual on the Causes and Control of Activated Slugde Bulking, Foaming, and other Solids Separation Problems. 3rd Edition. Lewis Publishers.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022