Các Công Trình Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Và Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


DTLS và sử dụng DTLS trong dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Chúng tôi tiếp cận các nghiên cứu trong nước, trên thế giới có liên quan đến đề tài theo các hướng sau đây:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử

1.1.1.1. Nước ngoài

Cùng với việc đề xuất khái niệm di tích, DTLS, các hiến chương, công ước quốc tế của UNESCO như The Venice Charter (Hiến chương Quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ, 1964), Conservation Concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage (Công ước về bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới, 1972) đã khẳng định vai trò của DTLS trong việc giáo dục truyền thống dân tộc: “DTLS của các thế hệ con người, thấm đượm một thông điệp từ thời quá khứ, đến ngày nay hãy còn như là những chứng nhân sống của những truyền thống lâu đời cổ xưa” [135].

Tại Hội nghị Quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ XVII ở Madrit (Tây Ban Nha) (1990), báo cáo Các nhà Sử học và việc gìn giữ các DSVH của nhân loại nhấn mạnh: “DTLS – văn hoá là những DSVH quý hiếm của nhân loại, cần được bảo vệ và sử dụng đúng đắn. DTLS đã và đang trải qua những hiểm họa đó là thời gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và cả sự vô ý thức của con người” [18, tr.20]. Nhìn chung, các bản hiến chương, công ước, hội nghị quốc tế đã khẳng định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề chúng tôi nghiên cứu nhằm giáo dục thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ để “chuyển giao cho các thế hệ mai sau muôn ngàn di tích đó với đầy đủ vẻ rực rỡ huy hoàng đích thực của chúng” [135].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Cuốn Heritage: Management, Interpretation, Identity (Di sản: Quản lý, diễn giải và bản sắc) (Continnuum, London, 2003), Peter Howard đã đề xuất định nghĩa, phân loại các lĩnh vực của di sản thành: thiên nhiên, cảnh quan, đài kỷ niệm, khu di tích, đồ tạo tác, các hoạt động và con người. DSVH không chỉ là một giá trị biểu tượng của một cộng đồng, dân tộc, mà còn có đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của xã hội. Dựa trên nghiên cứu của Peter Howard, chúng tôi đã vận dụng để phân tích các giá trị của DTLS ở Thừa Thiên Huế.

Trong bài viết The Relationship between the Tangible Cultural Heritage and Intangible Cultural Heritage (Mối quan hệ giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể) (Journal of Northwest Normal University (Social Sciences), 2006-06), Bành Cương Gia đã giải thích rõ khái niệm, mối quan hệ tác động qua lại giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể. Đặc biệt, các giải pháp bảo vệ DSVH vật thể, trong đó có nâng cao ý thức của thế hệ trẻ cần được quan tâm nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 3

Trong bài viết Revisiting the Concept of Cultural Relics:From A Legislative Perspective (Xem xét lại khái niệm về DSVH: Từ góc độ lập pháp) (China Cultural Heritage Scientific Research, 2014-01), Phó Doanh dựa trên quy định của pháp luật đã làm rõ khái niệm di tích văn hóa dùng để chỉ những vật thể có giá trị lịch sử, khoa học và nghệ thuật, phải có phạm vi cụ thể, có đặc điểm quan trọng là tính pháp lý rõ ràng, chính xác. Tác giả cũng phân biệt DSVH với di tích văn hóa. Bài viết của Phó Doanh đã làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến đề tài.

Bài viết 文物价及其利用 (Giá trị của các DSVH và vấn đề sử dụng) (咸阳

科学校学, 1999 04 期第 44-46 ⻚页) của Lương An Hoà trình bày khá sâu sắc giá trị của DSVH nói chung, DTLS nói riêng, không chỉ trên khía cạnh giá trị lịch sử, nghệ thuật, khoa học, mà DTLS còn có giá trị trao đổi và giá trị sưu tầm… Chúng tôi đã

tham khảo bài viết khi phân tích giá trị của DTLS ở Thừa Thiên Huế.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống khái niệm, cách phân loại DSVH nói chung, DTLS nói riêng, cũng như gián tiếp hoặc trực tiếp khẳng định giá trị của DTLS trong việc phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục thế hệ trẻ.


1.1.1.2. Trong nước

Hệ thống giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết nghiên cứu về di tích, DTLS khá phong phú.

* Giáo trình, sách chuyên khảo

Cuốn Bảo tàng - Di tích - Lễ hội (NXB Thông tin, Hà Nội, 1992) của Phan Khanh, Bảo tồn DTLS VH (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 1993) của Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của DTLS đối với đời sống và nhiệm vụ giáo dục: DTLS là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc. Lịch sử đã trôi qua, nhưng những sự tích anh hùng của thế hệ trẻ vẫn còn vọng mãi trong tâm hồn bao thế hệ trẻ. DTLS chính là tấm gương cho mỗi người tự soi bóng mình, nhắc nhở bản thân cố gắng đóng góp sức lực, trí tuệ cho đất nước. Nhận định của các tác giả đã khẳng định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề luận án nghiên cứu.

Là công trình đi sâu nghiên cứu về DTLS – văn hoá, giáo trình DTLS – văn hoá và danh thắng Việt Nam: Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) của Dương Văn Sáu đã phân tích khái niệm, đặc điểm di tích, DTLS; tiêu chí xác định DTLS; phân loại DTLS… Đây là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu các vấn đề lý luận của luận án, đặc biệt là các tiêu chí phân loại DTLS.

Mặc dù tập trung phân tích quản lý DSVH với du lịch, nhưng giáo trình Quản lý DSVH với phát triển du lịch (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) của Lê Hồng Lý (chủ biên) đã trình bày cách phân loại, các bước mô tả DTLS. Nội dung này rất hữu ích khi hướng dẫn HS tìm hiểu DTLS, như: Vị trí, tên gọi, cảnh quan; lịch sử hình thành, phát triển; nhân vật được thờ và những người có công xây dựng, giá trị xếp hạng…

* Bài viết hội thảo khoa học, tạp chí

Nhiều bài viết từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học thực tiễn - Di tích và hiện vật bảo tàng (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1996) như: “Di tích và hiện vật bảo tàng trong tâm thức mỗi chúng ta” của Phạm Mai Hùng, “Một số vấn đề về di tích và bảo tàng” của Đặng Văn Bài, “Di tích và môi trường tồn tại của nó” của Phạm


Xanh, “Bốn luận đề về mối quan hệ giữa trưng bày bảo tàng với di tích bất động sản” của Đặng Hòa… đều nhấn mạnh DTLS văn hoá là dấu tích tiêu biểu, thiêng liêng của cộng đồng. Việc giữ gìn DTLS biểu hiện sự tôn kính của người đời sau đối với giá trị tinh thần cao quý của dân tộc, tấm gương hi sinh cao cả của tiền nhân. Các bài viết đề xuất định nghĩa về di tích và phân loại di tích thành di tích bất động sản và di tích động sản.

Trong bài viết Bảo vệ DTLS văn hoá trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (Tạp chí DSVH, số 2, quí I/2003), Hà Văn Tấn đã nhắc nhở phải gìn giữ và phát huy các giá trị của DTLS: “Nếu chúng ta không có những chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà một dân tộc đánh mất đi DTLS – văn hoá là một dân tộc đánh mất trí nhớ...” [113]. Chúng tôi đã tham khảo nội dung so sánh DTLS với DTLS – văn hoá, cũng như khái quát giá trị của DTLS với tư cách là “nguồn sử liệu trực tiếp”.

Bài viết Bảo tồn và phát huy DSVH bằng hình thức bảo tàng hóa DSVH (Tạp chí DSVH, số 4 (45), 2013), Nguyễn Thu Trang lại nghiên cứu về vấn đề bảo tồn di tích bằng hình thức bảo tàng. Đây là gợi ý hay, có thể vận dụng để tạo ra di tích ảo, phòng trưng bày ảo nhằm sử dụng gián tiếp các di tích trong DHLS ở trường THPT khi không có điều kiện tổ chức bài học, HĐTN tại thực địa.

Như vậy, các giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết tạp chí, hội thảo là cơ sở khoa học để chúng tôi làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài như: Khái niệm, các tiêu chí để xác định và phân loại di tích, DTLS; cũng như khẳng định vai trò, ý nghĩa của DTLS đối với đời sống xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về sử dụng DTLS trong DHLS ở trường phổ thông

1.1.2.1. Nước ngoài

* Giáo trình, sách chuyên khảo về Giáo dục học

Phương pháp trực quan ra đời từ rất sớm và có vai trò quan trọng trong QTDH. Jan Amot Komensky (1592 -1670) - nhà Giáo dục Tiệp Khắc vĩ đại, “ông tổ của nền sư phạm cận đại” đặc biệt đề cao việc giảng dạy có tính trực quan và coi đó là “nguyên tắc vàng ngọc”. Các nhà Tâm lý học, Giáo dục học của Liên Xô như


V. G Belinxki, K. Đ Usinxki, B. P. Exipôp, M. N Sácđacốp, T. A. Ilina… cũng khẳng định vai trò của phương pháp trực quan và việc sử dụng DTLS trong dạy học.

Với cuốn Tư duy HS (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1970), M.N Sácđacốp nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng DTLS và cho rằng GV cần “cung cấp cho HS tới mức tối đa các tri thức cụ thể, các biểu tượng trong sáng và muôn màu, muôn vẻ về các sự vật và hiện tượng đang học. Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức cho HS tri giác các DTLS và các di sản văn hóa…” [109, tr.35].

B. P. Exipôp dành hẳn Chương XI trong cuốn Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 3 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978) để phân tích vị trí, ý nghĩa giáo dục tri thức, tư tưởng, tình cảm cho HS khi tham quan DTLS. Tác giả lý giải điểm khác về nội dung, cách thức tiến hành tham quan DTLS với các hình thức tham quan khác. Đây là những đặc điểm cần lưu ý khi xác định nội dung, quy trình tổ chức bài học và hướng dẫn HS làm bài thu hoạch sau khi tham quan DTLS.

Cùng nghiên cứu hình thức này, giáo trình Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông (NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh, 1978), N. M. Iacôplep khẳng định tham quan là một bài học, nhưng không tiến hành trong hoàn cảnh bình thường ở trên lớp. Khi tiến hành, GV hướng dẫn HS trực tiếp quan sát, so sánh, đối chiếu để hiểu “ngôn ngữ thầm lặng nhưng hết sức hùng hồn” [68, tr.133] của DTLS. Phân tích của tác giả đã đặt ra yêu cầu cho chúng tôi cần tìm tòi, suy nghĩ các biện pháp để khai thác lợi thế về trực quan, nguồn thông tin của DTLS ở bài học tại thực địa so với bài học trên lớp. Bởi nếu HS tự khám phá ra được bí mật ẩn chứa bên trong mỗi dấu vết lịch sử, thì những kiến thức đó trở nên sinh động, hấp dẫn, sâu sắc hơn nhiều so với lời nói của GV.

Tài liệu Di sản Thế giới trong tay Thế hệ trẻ: Hiểu biết, Trân trọng và Hành động, Bộ tài liệu Giáo dục cho GV (World Heritage in Young Hands: To know, cherish and act, 2002) của UNESCO là một trong những công cụ chính của Chương trình Giáo dục Di sản Thế giới. Bộ tài liệu bao gồm sáu chương, được bổ sung nhiều loại tài liệu: Phương pháp giáo dục đối với Di sản thế giới; Công ước Di sản thế giới; Di sản thế giới và bản sắc; Di sản thế giới và du lịch; Di sản thế giới và


môi trường; Di sản thế giới và văn hóa hòa bình; Nguyên liệu tài nguyên. Có thể nói đây là công trình rất công phu, thú vị và hữu ích. Trong đó, chúng tôi đã vận dụng hướng dẫn về các phương pháp giáo dục Di sản thế giới (giảng dạy lồng ghép, tham quan các khu di sản và viện bảo tàng, đóng kịch, kết nối toàn cầu và mạng internet), mẫu phiếu học ở mỗi loại hình, minh hoạ cụ thể và kinh nghiệm giáo dục di sản của các nước trên thế giới…

Bộ sách của Hiệp hội Giám sát và Xây dựng Chương trình (ASCD) (Mỹ) là tài liệu quý cần được nghiên cứu, áp dụng để đổi mới toàn diện QTDH hiện nay. Trong cuốn Đa trí tuệ trong lớp học (Multiple intelligences in the classroom) (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014), Thomas Armstrong đã nghiên cứu Lí thuyết đa trí tuệ của H.Gardner. Theo ông, trí thông minh của con người là đa dạng, gồm tám loại: Ngôn ngữ, logic - toán học, không gian, vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, tự nhiên. Trí thông minh vừa là cơ sở, vừa là biểu hiện của năng lực. Mỗi HS lại có trí thông minh nổi trội riêng. Chúng tôi đã áp dụng Thuyết đa trí tuệ để tổ chức hoạt động vận dụng ở bài học tại DTLS.

Với Quản lý lớp học hiệu quả (Classroom management that works) (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016), Robert J. Mazano, Jana S. Marzano, Debra J. Pickering khẳng định quản lý lớp học giữ vai trò quan trọng. Các tác giả trình bày nhiều cách thức quản lý lớp học như quản lý học nhóm, quản lý HS làm việc tại chỗ và các hoạt động có GV hướng dẫn; cách trang trí lớp học… Dạy học tại thực địa là cách tổ chức bài học trong không gian “mở”, rộng lớn hơn nhiều so với bài trên lớp, GV sẽ gặp khó khăn khi quản lý lớp học. Cho nên, cuốn sách là tài liệu bổ ích, gợi ý cách thức tổ chức lớp học tại DTLS, giúp GV quản lý tốt giờ dạy của mình, nâng cao hiệu quả bài học.

Robert J. Marzano - tác giả của Nghệ thuật và khoa học dạy học (The art and science of teaching) (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016) chỉ ra rằng không có một PPDH nào phù hợp với mọi HS và mọi lớp học. Dạy học vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Đặc biệt, chúng tôi đã tham khảo phương pháp điều tra lịch sử để tổ chức cho HS khảo cứu DTLS ở địa phương trong HĐTN, nhằm phát triển


năng lực nghiên cứu khoa học của các em.

Một nghiên cứu về phương pháp học được nhiều GV quan tâm là Phương pháp học tập siêu tốc (NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2017). Bobbi Deporter & Mike Hernaki giới thiệu những kỹ thuật dạy học phù hợp với phương thức làm việc của bộ não, giúp HS tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng lĩnh hội và ghi nhớ. Chương 7: Kĩ thuật ghi chép công nghệ cao trình bày 2 cách ghi chép hữu hiệu là bản đồ tư duy và phương thức ghi chép TM (Taking and Making) góp phần khắc phục được hạn chế của giờ học tại thực địa là HS rất khó thu thập thông tin nếu không có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại như điện thoại hay máy thu âm...

* Giáo trình, sách chuyên khảo về Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử

Vấn đề sử dụng phương tiện trực quan nói chung, DTLS nói riêng cũng sớm được các nhà nghiên cứu Lý luận và PPDH môn Lịch sử quan tâm nghiên cứu.

Trong cuốn Nguyên tắc trực quan trong DHLS (NXB Giáo dục, Mácxcơva, 1964), Đ.N. Nikiphôrốp đề cập đến việc sử dụng đồ dùng phục chế DTLS. Kết luận của tác giả:“những biểu hiện của các DTLS là những đồ dùng trực quan đáng tin cậy nhất, là nhân chứng trực tiếp của các thời đại xa rồi” [99, tr.32] đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường phổ thông.

Chương X giáo trình Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, tập 2 (Tài liệu lưu ở Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội, 1972) trình bày vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP. Theo A. A. Vaghin, DTLS là nguồn tài liệu địa phương quan trọng, cần khai thác sử dụng vào bài học lịch sử và công tác ngoại khóa. Đây là biện pháp gắn liền học tập với đời sống, lý luận và thực tiễn. Đồng quan điểm đó, N. G. Đairi trong cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973) cho rằng chính việc học tập gắn với “thực tế trực tiếp bao quanh HS” đã tăng cường tính trực quan cho bài học. Tác giả định hướng các biện pháp mở rộng hiểu biết cho HS trong bài nội khóa và tổ chức hoạt động ngoại khoá với DTLS ở địa phương.

Cuốn Phương pháp DHLS (Sách dùng cho GV) do F. P. Korovkin (chủ biên) (NXB Giáo dục, Mácxcơva, 1978) đã xếp di tích vào nhóm nghệ thuật tạo hình, chứa đựng thông tin phong phú và đa dạng về thời đại chúng được tạo nên. Những


nội dung về vai trò, ý nghĩa và phương pháp tiến hành bài học tại nơi sự kiện LS đã xảy ra (di tích, thực địa) … được chúng tôi tham khảo để phân tích ý nghĩa và quy trình của bài học nội khoá tại DTLS.

Nghiên cứu vấn đề Phát triển tư duy của HS trong DHLS (NXB Giáo dục, Mácxcơva, 1982), I. Ia. Lecne chỉ ra trực quan có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường tính chủ động, sáng tạo của HS. Có thể nói, lập luận mà Ia. Lecne đưa ra phản bác lại quan điểm sai lầm cho rằng: “học lịch sử không cần tư duy”, “học lịch sử chỉ cần đọc thuộc”. Vì vậy, giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học cần được nghiên cứu theo hướng phát triển tư duy và năng lực của HS, biến các em thành nhà Sử học tìm tòi, khám phá, giải mã lịch sử ẩn sâu trong di tích, chứ không chỉ để minh hoạ cho kiến thức, “xem cho vui”.

* Bài viết tạp chí, hội thảo khoa học

Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn tiếp cận một số bài viết đăng trên tạp chí, hội thảo quốc tế. Trong Negotiating historical distance: Or, how to deal with the past as a foreign country in heritage education (Tranh luận về quãng thời gian lịch sử: Hay là, làm thế nào để đối phó với quá khứ như một quốc gia nước ngoài trong giáo dục di sản) (International Journal of the History of Education, Vol. 48, No. 6, December 2012), Maria Grever, Pieter de Bruijn, Carla van Boxtel cho rằng, hiện nay vấn đề DSVH được quan tâm rất nhiều, làm nảy sinh một loại hình dạy học khác biệt, đó là giáo dục di sản. Hình thức này cung cấp cho HS những cơ hội thú vị để hiểu biết về quá khứ và phát triển tư duy lịch sử. Như vậy, không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới đều đề cao giáo dục di sản đối với thế hệ trẻ, khẳng định sự cần thiết sử dụng DTLS trong dạy học ở nhà trường.

Bài viết The role of ICT in the teaching and learning of history in the 21st century (Vai trò của CNTT và truyền thông trong DHLS ở thế kỉ 21) (Educational Research and Reviews, Vol. 8(21),10 November, 2013), Adesote, Fatoki xem xét vai trò của CNTT và truyền thông đối với việc DHLS trong thế kỷ XXI. Các tiện ích mới của internet và đa phương tiện đã tác động tích cực đến giáo dục ở hầu hết các nước, giúp QTDH đạt hiệu quả cao hơn. Các ứng dụng của CNTT cho phép tạo

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí